Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Ai là người phát minh ra máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới? Lịch sử phát triển của máy tính như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu qua các giai đoạn phát triển chính của máy tính, từ những ý tưởng ban đầu đến những chiếc máy tính mạnh mẽ như ngày nay. Cùng xem ngay nhé!

Người phát minh ra máy tính đầu tiên là ai?

Người phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên đã đặt nền móng cho lĩnh vực phát triển sản xuất máy tính ngày nay. Trước khi có máy tính điện tử hiện đại, con người đã trải qua một chặng đường dài với những chiếc máy tính cơ học. Vậy người phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới là ai? Dưới đây là 3 người phát minh ra máy tính đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử.

Charles Babbage - Người đầu tiên phát minh ra máy tính cơ học

Charles Babbage (1791-1871) được xem là 'cha đẻ của máy tính cơ học'. Ông đề xuất ý tưởng về máy tính cơ học có khả năng tính toán phức tạp vào đầu thế kỷ 19.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ thời bấy giờ, ông không thể hoàn thành dự án đầy tham vọng này.

John Mauchly và J. Presper Eckert - Người phát minh ra máy tính điện đầu tiên

Tại Đại học Pennsylvania, hai nhà khoa học John Mauchly và J. Presper Eckert đã cùng nhau tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực công nghệ máy tính. Họ hợp tác phát triển nên ENIAC, viết tắt của 'Electronic Numerical Integrator and Calculator'. Đánh dấu sự ra đời của máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

So với các thiết bị tính toán trước đây, ENIAC có tới 18.000 ống chân không và trọng lượng gần 30 tấn. Giúp tốc độ xử lý nhanh hơn hàng nghìn lần, mở ra tiềm năng to lớn cho các ứng dụng khoa học và kỹ thuật.

John von Neumann - Người phát minh ra kiến trúc máy tính

John von Neumann đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình kiến trúc máy tính mà chúng ta sử dụng ngày nay. Năm 1945, John von Neumann đề xuất mô hình máy tính gồm ba thành phần chính: bộ nhớ lưu trữ và dữ liệu, bộ xử lý thực hiện các phép toán và thiết bị vào/ra để giao tiếp với người dùng.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Kiến trúc này còn được gọi là kiến trúc von Neumann, trở thành nền tảng cho hầu hết các máy tính hiện đại.

Lịch sử phát triển công nghệ của máy tính

Máy tính ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. Hành trình phát triển của máy tính trải qua nhiều giai đoạn, từ những ý tưởng ban đầu đến những cỗ máy hiện đại. Hãy cùng khám phá lịch sử phát triển công nghệ máy tính qua các cột mốc sau:

Thời kỳ máy tính sơ khai trước 1930

Năm 1642, Blaise Pascal, nhà khoa học người Pháp, phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên - Pascaline. Đến năm 1801, Joseph Marie Jacquard, nhà phát minh người Pháp, sử dụng thẻ đục lỗ để điều khiển máy dệt tự động.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Vào năm 1822, nhà toán học người Anh Charles Babbage đã đề xuất ý tưởng về máy tính cơ học có khả năng tính toán phức tạp. Những ý tưởng này đã đặt nền tảng cho máy tính hiện đại ngày nay.

Cỗ máy tính toán đầu tiên từ 1930

Năm 1931, Konrad Zuse, một kỹ sư người Đức, đã chế tạo thành công Z1, đánh dấu sự ra đời của máy tính cơ học nhị phân đầu tiên trên thế giới. Năm 1936, Alan Turing đề xuất ý tưởng về cỗ máy Turing, đặt nền tảng cho lý thuyết khoa học máy tính hiện đại. Sau đó vào năm 1937, J.V. Atanasoff, giáo sư vật lý và toán học người Mỹ đã bắt đầu chế tạo máy tính ABC.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Đây là máy tính điện tử đầu tiên sử dụng hệ thống nhị phân và bộ nhớ điện tử

Năm 1940: Con người phát minh ra máy tính ENIAC

Từ năm 1943-1944, John Mauchly và J. Presper Eckert chế tạo thành công ENIAC, máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. ENIAC có khả năng tính toán nhanh hơn hàng triệu lần so với máy tính cơ học.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

ENIAC được coi là tiền thân của máy tính hiện đại. Cỗ máy khổng lồ này chiếm đầy một căn phòng rộng 6x12 mét và sử dụng 18.000 ống chân không để thực hiện các phép tính.

Năm 1960: Máy tính để bàn đầu tiên xuất hiện

Năm 1964, Douglas Engelbart giới thiệu bản thử nghiệm máy tính hiện đại với chuột và giao diện đồ họa người dùng (GUI). Phát minh này đã giúp máy tính trở nên dễ sử dụng hơn cho đại chúng.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Giao diện đồ họa và hệ điều hành dễ sử dụng đã tạo ra sự bùng nổ của ngành công nghiệp máy tính cá nhân trong những thập kỷ sau đó.

Năm 1990: iMac xuất hiện

Năm 1990 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển máy tính với sự ra đời của iMac. Đây là sản phẩm tiên phong của Apple trong lĩnh vực máy tính để bàn dành cho người tiêu dùng.

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Khác với những chiếc máy tính cồng kềnh và nhàm chán trước đây. iMac sở hữu màn hình CRT 15 inch tích hợp với vỏ máy trong suốt. Điều này tạo nên diện mạo trẻ trung và hiện đại cho máy tính.

Máy tính xách tay thịnh thành sau năm 2000

Sau năm 2000, thị trường máy tính xách tay chứng kiến sự bùng nổ về tính năng, mẫu mã và nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng. Hai sản phẩm tiêu biểu trong khoảng thời gian này là:

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Người phát minh ra máy tính và lịch sử phát triển máy tính

Lịch sử phát triển công nghệ máy tính là một hành trình dài và đầy thú vị. Ghi dấu những cột mốc quan trọng với vô số phát minh, sáng tạo đột phá. Từ những chiếc máy tính khổng lồ chỉ dành cho giới khoa học. Đến những chiếc máy tính xách tay nhỏ gọn, thông minh và đa năng ngày nay.

Kết luận

Tới đây hẳn là bạn đã biết ai là người phát minh ra máy tính rồi đúng không? Hy vọng những thông tin mà Điện Thoại Vui tổng hợp đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn thú vị về lịch sử phát triển của máy tính. Hãy theo dõi Điện Thoại Vui mỗi ngày để không bỏ lỡ những tin tức công nghệ mới nhất nhé!

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/nguoi-phat-minh-ra-may-tinh-va-lich-su-phat-trien-may-tinh-a24139.html