Hiện nay Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thuỷ điện? Top 10 nhà máy thuỷ điện lớn nhất Việt Nam là những nhà máy nào? Đập, hồ chưa thuỷ điện phải được bảo vệ thế nào?
Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thủy điện? 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam?
Theo thông tin được đăng tải trên website Cục điều tiết điện lực, đến cuối năm 2022 cả nước đã có 387 nhà máy thủy điện lớn và nhỏ.
Trong 387 nhà máy thủy điện đang vận hành thì có 41 nhà máy thủy điện lớn, với quy mô công suất từ 100 MW trở lên và lớn nhất là nhà máy Thủy điện Sơn La, công suất lắp máy lên đến 2.400MW.
Theo đó có thể kể tên 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam bao gồm:
(1) Nhà máy thủy điện Sơn La (Sơn La) - 2.400 MW
(2) Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình) - 1.920 MW
(3) Nhà máy thủy điện Lai Châu (Lai Châu) - 1.200 MW
(4) Nhà máy thủy điện Ialy (Đăk Lắk) - 720 MW
(5) Nhà máy thủy điện Huội Quảng (Sơn La) - 520 MW
(6) Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (Yên Bái) - 320 MW
(7) Nhà máy thủy điện Bản Chát (Lào Cai) - 300 MW
(8) Nhà máy thủy điện Sông Hinh (Phú Yên) - 280 MW
(9) Nhà máy thủy điện Đa Nhim (Lâm Đồng) - 240 MW
(10) Nhà máy thủy điện Thác Mơ (Bình Phước) - 220 MW
Thông tin mang tính chất tham khảo
Ai có trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện?
Theo Điều 7 Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện như sau:
- Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
- Trong giai đoạn khai thác, nếu có sự thay đổi về bố trí công trình và vị trí bố trí lực lượng bảo vệ thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm điều chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP.
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương.
Như vậy, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cho Bộ Công Thương hoặc tự phê duyệt theo quy định.
Hệ thống vận hành xả lũ đập, hồ chứa thủy điện phải được lắp đặt thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ như sau:
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thống nhất với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du trong việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ tại vùng hạ du, gồm:
- Vị trí lắp đặt.
- Trang thiết bị cảnh báo lắp đặt tại từng vị trí.
- Những trường hợp phải cảnh báo.
- Thời điểm cảnh báo.
- Hình thức cảnh báo.
- Quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cảnh báo.
Như vậy, hệ thống cảnh báo vận hành xả lũ đập, hồ chứa thuỷ điện phải được thống nhất giữa chủ sở hữu và UBND, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/viet-nam-co-tat-ca-bao-nhieu-nha-may-thuy-dien-10-nha-may-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam-a24195.html