Tiềm lực trong từ điển có nghĩa chuẩn xác nhất là nhằm để chỉ khả năng mà chưa thực hiện được, nhưng có thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Tiềm lực bao gồm rất nhiều các lĩnh vực, hàm nghĩa của nó cũng rất rộng. Chúng ta thường hay nói là tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng,... Đó hiểu theo nghĩa đơn giản đó là những kỳ vọng về tương lai có khả năng thực hiện được mà hiện tại nhìn thấy.
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì vai trò của tiềm lực cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của một vấn đề nào đó. Nếu bạn vạch ra tiềm lực của một vấn đề nào đó thì bạn sẽ có mục tiêu rõ ràng để đạt được nó và phát huy tiềm lực của nó một cách tối đa nhất có thể để mang đến lợi ích nhiều nhất.
+ Phát huy những điểm mạnh của vấn đề. Khi nhắc đến tiềm lực thì người ta thường hay nhắc ngay đến ưu điểm. Ví dụ như “cây vú sữa có tiềm lực xuất khẩu như thế nào chẳng hạn, bạn có tiềm năng gì trong toán học”. Khi đánh giá tiềm lực, người ta thường dựa vào những yếu tố xung quanh để đánh giá một cách khách quan nhất và cụ thể những yếu tố có thể đạt được.
+ Đưa ra những kế hoạch, mục tiêu cụ thể, xác thực nhất. Nếu xác định được tiềm lược của một lĩnh vực nào đó thì bạn sẽ vạch ra kế hoạch một cách cụ thể cho nó và dẫn nó theo một đường thẳng chỉnh chu nhất. Tạo điều kiện dẫn đến thành công nhiều hơn.
Tiềm lực có thể hiểu và phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng ở đây chúng tôi sẽ đưa cho bạn cách phân loại cụ thể nhất. Đó là:
+ Tiềm lực nội tại: Đây là những gì mà bạn sẵn có từ bên trong, không nhờ sự tác động từ bên ngoài hay bất cứ một ai cả, có thể nói đây là một tài sản quý giá.
+ Tiềm lực bên ngoài: Ý ở đây là những yếu tố bên ngoài mà bạn có được như mối quan hệ, mối giao lưu có thể giúp tiềm lực nội tại phát triển hơn. Đó cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Nếu đã nói đến tiềm lực thì phải nhắc đến rất nhiều vấn đề nhưng một trong những vấn đề mà không thể nào không nhắc đến là tiềm lực kinh tế.
Tiềm lực kinh tế chính là thuật ngữ nói về những phát triển có thể xảy ra trong một nền kinh tế nào đó. Qua đó chúng ta có thể dựa vào những phán đoán về sự phát triển đó mà đưa ra những kế hoạch cụ thể đi theo đúng hướng nhận định đó để tránh được những rủi ro nhất có thể.
Ví dụ điển hình như ta có thể nhắc đến đó là tiềm lực kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế nước ta có những tiềm lực gì? Đó là tiềm lực về du lịch, tiềm lực về khoáng sản, tiềm lực về thủy hải sản,... Tất cả những thứ đó đã và đang đều được chúng ta khai thác một cách triệt để nhất.
Một đất nước hay một khu vực có một tiềm lực kinh tế nhiều hay không được đánh giá bởi những gì mà họ có và cơ hội phát triển của nó ra sao. Tiềm lực nó như một chìa khóa để mở ra sự phát triển của một nền kinh tế vậy nhưng không phải ai cũng biết cách mở nó. Bởi vì họ chưa phát huy được thế mạnh mà họ có. Vậy thì làm thế nào để phát huy được tiềm lực kinh tế, hãy theo dõi bên dưới nhé.
Tuy nằm trong lĩnh vực kinh tế nhưng tiềm lực trong kinh doanh lại là một đặc thù riêng mà không phải ngành nào cũng có. Tiềm lực trong kinh doanh là một khái niệm nói về khả năng phát triển của một lĩnh vực kinh doanh nào đó.
Ví dụ như hình thức kinh doanh qua mạng đang có tiềm lực phát triển rất lớn bởi sự phát triển ngày càng nhiều của các mạng xã hội, nhu cầu người dùng ngày càng tăng cao,... Tất cả những yếu tố thuận lợi đó đều được coi là những tiềm lực, tiềm năng của ngành nghề đó.
Nếu bạn đang tham gia kinh doanh và muốn phát huy những tiềm lực mà mình có thì hãy tham khảo các yếu tố dưới đây:
+ Lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng gì? Đây là một câu hỏi giữ yếu tố chủ chốt cho một hình thức kinh doanh, bạn phải trả lời được câu hỏi này một cách cụ thể nhất. Như hình thức kinh doanh của bạn có những điểm mạnh gì về nguồn cung cấp, về vốn, về hàng hóa, về đầu ra, về nhu cầu,... Hãy chỉ ra những thứ đó.
+ Tìm cách để phát triển nó một cách tối ưu nhất. Đơn giản như bạn có nguồn cung cấp rẻ thì bạn nên nhập hàng nhiều, hạ giá thành xuống để dễ dàng cạnh tranh hơn, nếu còn nhu cầu hàng hóa của bạn cao thì bạn nên làm ra nhiều sản phẩm hơn, chiếm lĩnh thị trường.
+ Khơi mở những tiềm năng mới: Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những tiềm năng kinh doanh cho chính mình như tìm kiếm nguồn hàng ưu đãi, tăng cường chất lượng sản phẩm để cạnh tranh,... Có rất nhiều cách để phát triển tiềm lực kinh doanh của bạn.
Trên đây là tất cả những yếu tố mà một nhà kinh doanh cần có cho mình để phát triển sự nghiệp của mình tăng lên một bạc. Bạn có thể tham khảo thêm nhé.
Để phát huy tiềm lực kinh tế một cách tốt nhất, chúng ta cần có những yếu tố sau:
+ Biết được ta đang có những gì: Việc biết được ta đang đứng ở đâu là một điều rất quan trọng vì đó là những nhìn nhận xác thực nhất để có thể đưa ra hướng phát triển phù hợp nhất cho nền kinh tế đó.
+ Biết được tiềm lực của mìnhViệc biết vị trí hiện tại chỉ là bước đầu, quan trọng hơn còn là nhận ra tiềm năng của chính mình. Để có hướng phát triển đúng nhất, một hướng đi có khả thi nhất.
+ Tìm cách phát triển tiềm lực đó: Biết được hai điều trên mà vẫn ngồi im thì chẳng khác nào biết mình có nhưng không làm. Cần phải suy nghĩ kèm theo hành động để có thể đưa những điểm thuận lợi của mình phát triển hơn nữa, có thể đưa nền kinh tế nâng lên một bậc nếu phát huy tối đa được những tiềm lực sẵn có.
Như vậy chúng tôi đã gửi đến bạn những gì cần biết về cụm từ “tiềm lực là gì”. Mong có thể giải quyết được những gì mà bạn đang thắc mắc. Nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa thì xin để lại những bình luận bên dưới đây để chúng tôi có động lực cho ra những bài viết sau hay hơn và hữu ích hơn. Chúc bạn phát huy được những tiềm lực của mình nhé.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/tiem-luc-la-gi-nhung-tiem-luc-trong-kinh-doanh-huu-ich-nhat-a24202.html