Sau Trạng từ là gì? Cách phân biệt các loại trạng từ theo vị trí trong câu
Trong tiếng Anh, việc hiểu rõ cấu trúc câu là rất quan trọng, đặc biệt là khi nói đến trạng từ. Vậy sau trạng từ là gì? Trạng từ không chỉ đơn thuần là từ bổ nghĩa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa của cả câu. Bài viết này trên TalkFirst sẽ giúp bạn khám phá khái niệm về trạng từ, cách phân loại chúng theo vị trí trong câu và cách sử dụng chúng một cách chính xác. Hãy cùng tìm hiểu để nâng cao khả năng giao tiếp và viết lách của bạn nhé!
1. Sau trạng từ là gì?
Trong tiếng Anh, sau trạng từ (adverb) có thể là một động từ, tính từ hoặc thậm chí là một câu khác, tùy thuộc vào cách sử dụng của trạng từ trong câu. Trạng từ trong tiếng Anh thường được dùng để mô tả hoặc bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc các trạng từ khác.
Ví dụ:
She quickly held that sick eleven-year-old child.→ Động từ thường đứng sau Trạng từ chỉ cách thức.
His younger brother sometimes cooks breakfast.→ Động từ thường đứng sau Trạng từ chỉ tần suất.
2. Phân loại Trạng từ và vị trí tương ứng theo từng loại
Dựa vào chức năng, Trạng từ được chia thành7 loại chính. Mỗi loại có một (số) vị trí nhất định. Chúng ta cùng tìm hiểu 7 loại trạng từ và vị trí tương ứng của chúng nhé!
2.1. Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of Manner)
Trạng từ chỉ cách thức bổ nghĩa cho động từ, diễn tả cách thức thực hiện hành động hay nói rõ hơn, nó diễn tả chủ ngữ thực hiện một hành động theo cách như thế nào. Trạng từ chỉ cách thức thường đi liền hoặc gần với các động từ thường (động từ chỉ hành động).
Ví dụ:+ fast - nhanh run fast - chạy nhanh+ carefully - cẩn thận drive carefully - lái xe cẩn thận+ well - tốt/ giỏi/… cook well - nấu ăn ngon
Vị trí:
Trạng từ chỉ cách thức thường đứng ở một trong các vị trí sau:
Sau nội động từ (nội động từ là các động từ không bắt buộc có tân ngữ).Ví dụ: My husband drives carelessly. Chồng tôi lái xe ẩu.Phân tích: ‘drives’ ở đây là nội động từ, không cần tân ngữ (object) và ‘carelessly’ là trạng từ chỉ cách thức theo sau nội động từ ‘drive’.
Sau tân ngữ của ngoại động từ (ngoại động từ là các động từ bắt buộc có tân ngữ).Ví dụ: She educates her children well. Cô ấy giáo dục các con của cô ấy tốt.Phân tích: ‘educates’ ở đây là ngoại động từ, cần tân ngữ (object), ‘her children’ là tân ngữ của ‘educates’ và ‘well’ là trạng từ chỉ cách thức mà cô ấy ‘educates’ con mình. ‘well’ theo sau tân ngữ ‘her children’ của ngoại động từ ‘educate’.
Trước ngoại động từ khi tân ngữ của động từ đó quá dài.Ví dụ: She quickly held that sick eleven-year-old child. Cô ấy đã nhanh chóng ôm đứa trẻ 11 tuổi bị bệnh đó.Phân tích: Trạng từ cách thức ‘quickly’ hoàn toàn có thể để sau tân ngữ ‘that sick eleven-year-old child’. Tuy nhiên, tân ngữ này quá dài, đặt trạng từ ‘quickly’ ở sau nó sẽ gây dán đoạn về nghĩa, nên khi gặp phải tân ngữ quá dài, người ta sẽ đặt nó lên ngay trước ngoại động từ như cách ‘quickly’ đi trước ngoại động từ ‘held’ ở trên.
2.2. Trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of Frequency)
Trạng từ chỉ tần suất diễn tả tần suất chủ ngữ thực hiện một hành động nào đó hoặc có một trạng thái nào đó. Trạng từ chỉ tần suất thường đi liền với động từ to-be hoặc động từ thường. Hoặc nếu động từ thường đó là ngoại động từ (động từ cần tân ngữ), nó sẽ đi liền sau tân ngữ của động từ đó.
Ví dụ:
rarely - hiếm khi
sometimes - đôi khi
often - thường
always - luôn luôn
Vị trí: Trạng từ chỉ tần suất thường đứng ở một trong các vị trí sau.
Sau động từ to-be.Ví dụ: Her elder sister is always friendly and kind. Chị gái cô ấy luôn luôn thân thiện và tốt bụng.Phân tích: ‘always’ ở đây là trạng từ chỉ tần suất và nó đứng sau động từ to-be ‘is’. ‘always’ diễn tả tần suất mà “chị gái của cô ấy” có tố chất “thân thiện và tốt bụng”.
Trước hoặc sau động từ thường (động từ diễn tả hành động, bao gồm nội và ngoại động từ). Khi trạng từ tần suất đứng sau, nó có thể bị ngăn với ngoại động từ bởi tân ngữ của ngoại động từ đó. Tuy nhiên, chỉ có một số trạng từ tần suất có thể đứng đằng sau động từ thường hoặn tân ngữ của nó (sometimes, regularly và frequenly). Các trạng từ còn lại đều đứng trước động từ thường.Ví dụ 1:His younger sister plays soccer frequently. Em gái anh ấy chơi bóng đá thường xuyên.Phân tích: Trạng từ chỉ tần suất ‘frequently’ đi sau tân ngữ ‘soccer’ của ngoại động từ ‘play’.Ví dụ 2:His younger brother sometimes cooks breakfast. Em trai của anh ấy đôi khi nấu bữa sáng. Phân tích: Trạng từ chỉ tần suất ‘sometimes’ đi trước động từ ‘cooks’.
2.3. Trạng từ chỉ thời gian (Adverbs of Time)
Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ thời gian diễn tả thời gian chủ ngữ thực hiện hành động nào đó hay có trạng thái/tính chất/… như thế nào đó.
Ví dụ: yesterday, today, tomorrow, last year, this year, next year, last month, this month, next month, last weekend, this weekend, next weekend, 2 days ago, every day, every weekend, every Friday,…
Vị trí: (Cụm) trạng từ chỉ thời gian thường đứng ở một trong các vị trí sau.
Cuối câu khi thời gian không cần được nhấn mạnh.Ví dụ: Her family bought a car last year. Gia đình cô ấy đã mua một chiếc xe hơi năm ngoái.Phân tích: Trạng từ chỉ thời gian ‘last year’ - “năm ngoái” đã cho biết thời gian mà “gia đình cô ấy đã mua một chiếc xe hơi”. Vì người nói/ viết không muốn nhấn mạnh thời gian nên ‘last year’ đã được để xuống cuối câu.
Đầu câu và có dấu phẩy theo sau khi người nói/viết muốn nhấn mạnh thời gian.
Ví dụ: Next month, we will promote that employee. Tháng sau, chúng tôi sẽ thăng chức cho nhân viên đó. Phân tích: Ở đây, để nhấn mạnh thời gian “thăng chức cho nhân viên đó”, người nói/ viết đã để trạng từ chỉ thời gian ‘next month’ lên đầu câu. Lưu ý, khi ta để trạng từ chỉ thời gian lên đầu câu, phía sau cần có dấu phẩy.
2.4. Trạng từ chỉ nơi chốn (Adverbs of Place)
Trạng từ chỉ nơi chốn diễn tả địa điểm một sự việc nào xảy ra hoặc một người/vật/con vật đang có mặt tại.
Ví dụ:
here - ở đây
there - ở kia
away - theo sau các động từ diễn tả sự chuyển động như go, run,… để diễn tả việc di chuyển khỏi nơi nào: go away, run away…
out - theo sau các động từ diễn tả sự chuyển động như: go, run… để diễn tả việc di chuyển ra khỏi một không gian nào: go out, run out,…
along - được kẹp giữa một trong các động từ diễn tả sự chuyển động như: go, run, walk… và một địa điểm có địa thế kéo dài như: riverbank (bờ sông), coast (bờ biển),… để diễn tả việc di chuyển dọc theo một nơi đó.
Lưu ý: Bên cạnh các trạng từ chỉ vị trí trên ta cũng có những cụm trạng từ chỉ vị trí có cấu trúc: giới từ (in/ on/ at/ between/…) + địa điểm (*).
Ví dụ: at a hospital, in the kitchen,…
Vị trí:
Trạng từ chỉ nơi chốn thường đi ngay sau động từ.Ví dụ: This morning, Mr. Daniel went out with his son. Sáng nay, ông Daniel đã ra ngoài với con trai ông ấy.Phân tích: Trạng từ chỉ nơi chốn ‘out’ đứng sau động từ diễn tả sự di chuyển ‘went’.
Cụm trạng từ chỉ nơi chốn theo cấu trúc (*) có thể đi ngay sau nội động từ, hoặc theo sau tân ngữ của ngoại động từ. Nếu trong câu có cả cụm trạng từ chỉ nơi chốn và (cụm) trạng từ chỉ thời gian thì cụm trạng từ chỉ nơi chốn sẽ đi trước.Ví dụ:They are cooking in the kitchen. Họ đang nấu ăn trong bếp.Phân tích: Cụm trạng từ chỉ nơi chốn ‘in the kitchen’ đi sau nội động từ ‘cook’ đang được chia ở thể tiếp diễn ‘are cooking’.They are cooking dinner in the kitchen. Họ đang nấu bữa tối trong bếp.Phân tích: Trong câu trên, ‘cook’ lại là ngoại động từ và tân ngữ của nó là ‘dinner’. Cụm trạng từ chỉ nơi chốn ‘in the kitchen’ đi sau tân ngữ ‘dinner’.
(Cụm) trạng từ chỉ nơi chốn theo sau động từ to-be.Ví dụ 1:Hey, we are here. Này, chúng tôi ở đây.Ví dụ 2:Our boss is in the meeting room. Sếp của chúng ta ở trong phòng họp.
2.5. Trạng từ chỉ mức độ (Adverbs of Degree)
Trạng từ chỉ mức độ diễn tả mức độ của một tính chất, cách thức làm một hành động hay một hành động có liên quan đến cảm xúc. Trạng từ mức độ bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ hoặc động từ.
Ví dụ:
very - rất
very smart - rất thông minh
very fast - một cách rất nhanh
really - thật sự
really serious - thật nghiêm túc
really like - thật sự thích
really slowly - một cách thật sự chậm
quite - khá
quite friendly - khá thân thiện
quite like - khá thích
quite angrily - một cách khá là giận dữ
Vị trí:
Trước tính từVí dụ:That employee is extremely hard-working. Nhân viên đó cực kỳ chăm chỉ. They were pretty tired. Họ đã khá mệt.John is a quite handsome guy. John là một anh chàng khá đẹp trai.
Trước trạng từVí dụ:She sings pretty beautifully. Cô ấy hát khá hay. Trạng từ mức độ ‘pretty’ bổ nghĩa cho trạng từ cách thức ‘beautifully’.
Trước động từVí dụ:My younger sister really likes cats. Em gái tôi thật sự thích mèo.
Lưu ý: Không phải trạng từ chỉ mức độ nào dùng cho tính từ cũng dùng được cho động từ, điển hình là ‘very’. Ta có thể nói ‘very beautiful’ nhưng không thể nói ‘very like’. Thay vào đó, ta có thể nói ‘really like’.
2.6. Trạng từ chỉ ý kiến/quan điểm (Adverbs of Opinion)
Trạng từ chỉ ý kiến/quan điểm diễn tả ý kiến/quan điểm… của người nói về một sự vật/hiện tượng/tình huống… được trình bày trong câu.
Ví dụ:
luckily/ fortunately - may mắn là
unluckily/ unfortunately - không may là
surprisingly - bất ngờ là
happily - vui sướng là
honestly - thành thật (mà nói) thì
Vị trí:
Đứng ở đầu câu và theo sau bởi dấu phẩy.Ví dụ:Surprisingly, she came. Bất ngờ thay, cô ấy đã đến.Unfortunately, we couldn’t find our bags. Không may là, chúng tôi đã không thể tìm thấy túi của chúng tôi.
Đứng sau to-be và trước động từ thường.Ví dụ:They are apparently good people. Họ có vẻ là người tốt.I actually like your performance. Thật ra là tôi thích phần trình diễn của bạn.
Đứng cuối câu và sau dấu phẩy. He likes you, apparently. Anh ấy thích bạn, có vẻ là như vậy.
2.7. Trạng từ nối (Conjunctive Adverbs)
Trạng từ nối có chức năng như liên từ, giúp nối hai mệnh đề hoặc hai câu.
Ví dụ:
besides - bên cạnh đó
moreover - hơn nữa
however - tuy nhiên
consequently - kết quả là
therefore - nên là
next - tiếp theo/ sau đó
Vị trí:
Đầu câu và theo sau bởi dấu phẩy để nối câu này với câu phía trước.We like cats, whereas they like dogs. Chúng tôi thích mèo trong khi họ thích chó.
3. Cách thành lập Trạng từ
3.1. Thành lập từ Tính từ
Phần lớn các trạng từ đều được thành lập bằng cách thêm đuôi -ly vào tính từ.
Ví dụ:
additional- additionally
careful- carefully
careless- carelessly
clear- clearly
rough- roughly
beautiful- beautifully
honest- honestly
frank- frankly
hopeful- hopefully
ridiculous- ridiculously
Khi tính từ kết thúc bằng đuôi -able, ta bỏ chữ ‘e’ và thêm ‘y’ vào.
Ví dụ:
adorable- adorably
sensible- sensibly
horrible- horribly
incredible- incredibly
probable- probably
remarkable- remarkably
Đối với một số ít các từ kết thúc bằng ‘e’, ta bỏ ‘e’ rồi mới thêm ‘ly’. Nếu trước ‘e’ đã có ‘l’ thì ta chỉ thêm ‘y’.
Ví dụ:
true- truly
gentle- gently
Khi cuối tính từ là chữ cái ‘y’, ta thay ‘y’ bằng ‘i’ rồi thêm ‘ly’ vào.
Ví dụ:
easy- easily
greedy- greedily
happy- happily
scary- scarily
sly- slyly
Xem thêm: Nắm vững nguyên tắc So sánh hơn với tính từ
3.2. Thành lập từ Danh từ
Một số trạng từ được thành lập bằng cách thêm hậu tốt ‘-wise’ vào một danh từ. Những trạng từ được thành lập như thế này thường mang nghĩa “theo cách này đó”.
Ví dụ:
clock (n.): đồng hồ clockwise (adv.): theo chiều kim đồng hồ quay
Ngoài ra, có một số trạng từ cũng có hậu tố ‘-wise’ ở cuối nhưng không được cấu thành từ danh từ.
Ví dụ:
otherwise (liên trạng từ) - nếu không thì.
likewise (trạng từ cách thức)- cũng theo cách như vậy (theo cách đã được nhắc đến trước đó).
3.3. Những trường hợp đặc biệt
Là trạng từ nhưng không có đuôi -ly và giống mặt chữ với một tính từ.
Ví dụ:
Lưu ý: Phần lớn những trạng từ đồng dạng với tính từ ở trên, khi thêm -ly vào cũng sẽ thành một trạng từ khác, với ý nghĩa khác.
Ví dụ:
hardly (adv.): hiếm khi (trạng từ tần suất)
lately (adv.): gần đây (trạng từ chỉ thời gian)
Có những từ chứa đuôi -ly nhưng vừa là trạng vừa là tính từ. Ví dụ:+ She is a friendly (1) person. She talks to me friendly (2). Cô ấy là một người thân thiện. Cô ấy nói chuyện với tôi một cách thân thiện.Phân tích: Từ ‘friendly’ (1) là tính từ. Từ ‘friendly’ (2) là trạng từ.+ You’re early (1) today. You don’t usually come to class early (2). Hôm nay bạn tới sớm. Bạn không thường xuyên tới lớp sớm.Phân tích: Từ ‘early’ (1) là tính từ. Từ ‘early’ (2) là trạng từ.+ Swimming is my daily (1) activity. Bơi lội là hoạt động hằng ngày của tôi. This machine is checked daily (2). Cái máy này được kiểm tra hằng ngày. Phân tích: Từ ‘daily’ (1) là tính từ. Từ ‘daily’ (2) là trạng từ.
3.4. Phân biệt Trạng từ và Tính từ
Dựa vào các cách thành lập trạng từ được trình bày trong phần 3, bạn đã phần nào nhìn ra cách phân biệt trạng từ và tính từ rồi đúng không nào? Để củng cố lại kiến thức, bạn hãy đọc bảng tổng hợp cách phân biệt dưới đây nhé.
4. Một số trạng từ thường gặp nhất trong tiếng Anh
4.1. Trạng từ cách thức
4.2. Trạng từ tần suất
4.3. Trạng từ mức độ
4.4. Trạng từ ý kiến
4.5. Trạng từ nối
5. Các lỗi thường gặp
5.1. Dùng Trạng từ sau các linking verb
Nhiều người học tiếng Anh hay lầm tưởng rằng, cứ sau động từ là sẽ dùng trạng từ. Tuy nhiên, ta có những trường hợp ngoại lệ như sau:
Sau động từ diễn tả sự cảm nhận ‘feel’ - “cảm thấy”, ta dùng tính từ. Ví dụ:I feel comfortable. (I feel comfortably.) Tôi thấy thoải mái.
Sau động từ diễn tả sự chuyển đổi trạng thái ‘become’ - “trở thành”/“trở nên”, ta dùng tính từ. Ví dụ:She became strong. (She became strongly.) Cô ấy đã trở nên mạnh mẽ.
Sau các động từ nối (linking verb) sau: ‘seem…’ - “có vẻ…”, ‘look…’ - “trông có vẻ”, ‘taste…’ - “có vị…”, ‘smell…’ - “có mùi”, ‘sound…’ - “nghe có vẻ…”, ‘feel…’ - “(khi chạm vào) có cảm giác…”. Ví dụ:You seem happy today. Bạn có vẻ vui hôm nay.She looks tired. Cô ấy trông có vẻ mệt.This food tastes good. Món ăn này có vị ngon.This cake smells good. Cái bình này có mùi thơm.That idea sounds amazing. Ý tưởng đó nghe thật tuyệt.This scarf feels soft. Khăn quàng cổ này sờ vào thấy mềm.
Lưu ý: Vẫn sẽ có trường hợp Trạng từ đứng ngay sau các động từ trên. Nhưng khi đó, phía sau trạng từ còn là tính từ. Trạng từ chỉ chèn vào giữa động từ và tính từ để bổ nghĩa cho tính từ sau nó mà thôi. Ví dụ:This cake tastes very good. Trạng từ mức độ ‘very’ chèn vào giữa linking verb ‘tastes’ và tính từ ‘good’.
5.2. Nhầm lẫn giữa các Trạng từ có dạng gần giống nhau
Nhầm lẫn giữa các trạng từ có dạng gần giống nhau nhưng khác nghĩa hoặc tự thêm đuôi -ly vào trạng từ không có -ly. 3 trường hợp tiêu biểu:
‘hard’ và ‘hardly’+ ‘hard’ là trạng từ cách thức, có nghĩa là “một cách chăm chỉ”. ‘hardly’ là trạng từ chỉ mức độ, có nghĩa là “gần như không”. Hãy phân biệt chúng thật rõ ràng để sử dụng cho chính xác bạn nhé.Ví dụ:He works very hard. Anh ấy làm việc rất chăm chỉ.He hardly knows anyone here. Anh ấy gần như không biết ai ở đây.
‘late’ và ‘lately’+ ‘late’ là trạng từ cách thức, có nghĩa là “trễ/ muộn”. ‘lately’ là trạng từ chỉ thời gian, có nghĩa là “gần đây”. Hãy phân biệt chúng thật rõ ràng để sử dụng cho chính xác bạn nhé.Ví dụ:He arrived late. Anh ấy tơi nơi trễ.Lately, I’ve made a lot of friends. Gần đây, tôi đã làm quen được nhiều bạn.
‘fast’ hay ‘fastly’?+ Câu trả lời là ‘fast’ bạn nhé. Chúng ta không có từ ‘fastly’? Đúng là phần lớn các trạng từ đều có đuôi -ly nhưng chúng ta cũng nên ý thức rằng sẽ luôn có những ngoại lệ. Ví dụ:My daughter does homework very fast. My daughter does homework very fastly.
5.3. Dùng các Trạng từ không được dùng trong một số trường hợp cụ thể nào đó
‘very’ không dùng trước động từ+ Trạng từ chỉ mức độ ‘very’- “rất” chỉ dùng trước tính từ, không dùng trước động từ. Ta có thể dùng ‘really’ thay thế cho ‘very’ trước động từ.Ví dụ:I very like you.I really like you.
‘a lot’ chỉ dùng sau nội động từ hoặc tân ngữ của ngoại động từ+ ‘a lot’ không được dùng trước tính từ hay trạng từ mà chỉ dùng sau nội động từ hoặc tân ngữa của ngoại động từ.+ Tuy nhiên, ‘a lot’ có thể được dùng trước tính từ hoặc trạng từ ở dạng so sánh hơn.Ví dụ: She sleeps a lot.I love you a lot.That book is a lot more interesting than this one.She runs a lot faster.
6. Bài tập
6.1. Phát hiện và sửa lỗi sai trong các câu bên dưới
Today, I feel confidently.
My elder brother plays basketball rarely.
They cooked dinner quick.
They seem happily today.
Our daughter works very hardly.
She always walks fastly.
This apple tastes well.
That employee usually goes to work lately.
That runner is faster a lot.
I very like that green shirt.
Answer:
‘confidently’ ‘confident’
‘plays basketball rarely’ ‘rarely plays basketball’
‘quick’ ‘quickly’
‘happily’ ‘happy’
‘hardly’ ‘hard’
‘fastly’ ‘fast’
‘well’ ‘good’
‘faster a lot’ ‘a lot faster’
‘very’ ‘really
6.2. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
1. …………….., we lost the game.
A. unlucky B. unluckily
2. She slammed the door……………..
A. angry B. angrily
3. The baby is asleep. We should speak more……………..
A. softly B. soft
4. This jacket feels……………..
A. roughly B. rough
5. Those students look……………..
A. anxiously B. anxious
6. She…………….. rescued the child.
A. brave B. bravely
7. You speak…………….. Japanese.
A. perfect B. perfectly
8. The pizza tastes……………..
A. awful B. awfully
9. That child looks very……………..
A. sadly B. sad
10. His son dances……………..
A. beautifully B. beautiful
Answer:
1. B
2. B
3. A
4. B
5. B
6. B
7. A
8. A
9. B
10. A
Xem thêm: Phrasal Verb là gì?
Trên đây là tổng hợp các kiến thức quan trọng kèm bài tập chủ đề về các Trạng từ trong tiếng Anh. TalkFirst mong rằng bài học này đã phần nào giúp bạn nắm được cách sử dụng chính xác các trạng từ tiếng Anh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hẹn gặp bạn trong những bài viết sắp tới!
Tham khảo các khóa học tiếng Anh giao tiếp tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt.