Hiện nay, các dịch vụ viễn thông được Nhà nước đầu tư, khai thác và phục vụ nhu cầu sử dụng rộng rãi cho người dân, đây chính là công cụ liên lạc hữu hiệu đối với cuộc sống hiện đại. Đặc biệt, nó là kênh thông tin kết nối nhanh và hiệu quả nhất giữa các cơ quan có chức năng giải quyết, xử lý sự cố với người dân.
Thông tin báo cháy và thông báo sự cố hàng ngày được quy định tại: Điều 1 Khoản 21 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013; Điều 4 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC. Số điện thoại báo cháy và sự cố hàng ngày thống nhất trong cả nước là: 114. Các tình huống sự cố hàng ngày theo Điều 12 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg gồm:
1. Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
2. Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
3. Có người bị nạn trong các sự cố lở đất đá, sập đổ nhà, công trình.
4. Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường độ, đường sắt, đường sông.
5. Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm.
6. Các tình huống cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.
Khi gặp phải các sự cố trên, không phải ai cũng biết và bình tĩnh xử lý và thông báo đủ thông tin bằng điện thoại cho các cơ quan chức năng, do vậy cần lưu ý những vấn đề sau nếu gọi đến số điện thoại 114:
- Khi ở trong sự cố hoặc tình huống cháy, hoặc phát hiện sự cố, đám cháy cần giữ bình tĩnh, cố gắng trấn an tâm lý cho những người xung quanh, thông báo cho người khác hoặc sử dụng điện thoại để gọi cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH;
- Thời điểm gọi: Ngay khi xảy ra sự cố, nhận thấy ngoài khả năng xử lý của lực lượng tại chỗ, cần gọi ngay lập tức đến số điện thoại 114.
- Cách bấm số: Từ điện thoại cố định: bấm 114.
Từ số điện thoại di động: bấm thẳng số “114” hoặc “mã vùng + 114”. Nên sử dụng phương án bấm thẳng số 114.
- Thông tin cần cung cấp: Nội dung thông tin cần cung cấp cho lực lượng CS PCCC trả lời được 3 câu hỏi: “Bạn là ai?”, “Bạn đang ở đâu”, “Bạn nhìn thấy gì?”.
+ “Bạn là ai?”: Hãy nói đủ họ và tên, cung cấp số điện thoại để lực lượng chữa cháy có thể liên lạc lại với bạn;
+ “Bạn ở đâu?”: Hãy cung cấp chính xác địa chỉ cơ sở xảy ra cháy hoặc sự cố, điều này sẽ giúp lực lượng cảnh sát PCCC đến với bạn nhanh nhất;
+ “Bạn nhìn thấy gì?” Hãy cũng cấp thông tin về tình hình đám cháy hoặc đặc điểm sự cố: loại nhà, vị trí tầng bị cháy, chất cháy, tình trạng người bị nạn, …
Hãy bình tĩnh và đưa ra các thông tin nhanh nhất, đầy đủ và chính xác để giúp hạn chế thấp nhất hậu quả do cháy, nổ và các tai nạn khác gây ra.
Để hạn chế các sự cố cháy nên lắp đặt các hệ thống báo cháy, kịp thời cung cấp các tín hiệu cháy để xử lý. Click để tham khảo các sản phẩm của hệ thống báo cháy Hochiki. Các bạn có thể ứng dụng cho nhà ở, văn phòng, xí nghiệp, nhà xưởng, trường học, bệnh viện,…
(Theo daihocpccc)
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/khi-nao-goi-bao-chay-den-tong-dai-114-va-nhung-dieu-can-luu-y-a24323.html