Thủy ngân là kim loại dạng lỏng, không có mùi và có màu trắng bạc, có khả năng bay hơi chậm ở khoảng 25 độ C. Hàm lượng thủy ngân có trong mỗi chiếc nhiệt kế vào khoảng 0.61g.
Ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế có thể gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm
Ở dạng khí bay hơi, thủy ngân là chất vô cùng độc với cơ thể. Thủy ngân được dùng trong nhiệt kế là loại thủy ngân nguyên chất nên mức độ độc hại càng nặng. Dạng thủy ngân này hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa và da nên khi vô tình nuốt phải thuỷ ngân thì không đáng lo lắm vì nó có thể được đào thải ra khỏi cơ thể.
Ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế xảy ra khi ngưỡng hấp thụ vào cơ thể vượt quá 4 - 5mmol/lít hoặc trên 1.6 mcg/kg/ngày. Trường hợp nuốt phải thủy ngân sẽ nguy hiểm khi người nuốt đang bị bệnh đường tiêu hóa khiến cho thủy ngân hấp thu nhiều vào máu gây ngộ độc thủy ngân cấp tính.
Nếu hít trực tiếp thủy ngân thì vô cùng nguy hiểm, nhất là khi đối tượng hít phải là trẻ em. Nhiệt kế vỡ làm thủy ngân phát tán trong không khí và nguy cơ hít phải tương đối cao.
Sở dĩ bên trên nói đến trường hợp hít phải hơi thủy ngân trong không khí rất nguy hiểm là bởi nó có thể làm tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Nghiêm trọng hơn, nó còn tấn công đến hệ thần kinh trung ương, răng, cơ quai hàm, làm khuyết tật thai nhi.
Nếu bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế sẽ có những biểu hiện sau:
- Cảm thấy trong miệng có mùi kim loại.
- Chóng mặt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, bị nôn.
- Toàn thân đau mỏi.
- Lạnh bụng.
- Lợm giọng.
- Ho có đờm và khó thở.
- Tím tái da.
- Sưng đỏ răng lợi, vỡ niêm mạc và xuất huyết ở miệng.
- Mẩn ngứa, viêm da dị ứng (hay gặp ở đùi, nách, cổ, mặt).
- Mất ngủ.
- Tâm trạng thất thường, hoảng loạn tinh thần.
Người bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế thường bị khó thở, chóng mặt, buồn nôn
- Sơ cứu tại nhà
Nếu chẳng may bị vỡ nhiệt kế thủy ngân thì cần nhanh chóng đưa trẻ nhỏ ra khỏi khu vực có thủy ngân, đóng kín cửa phòng để thủy ngân không phát tán ra ngoài sau đó tiến hành thu dọn thủy ngân đúng cách:
+ Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ sẽ làm cho thủy ngân trào ra và hình thành các hạt nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Trong trường hợp này cần đi găng tay để thu gom các hạt thủy ngân bám trên bề mặt sàn bằng băng dính hoặc một chiếc thẻ mỏng hoặc dùng chai nhựa rỗng để hút hạt thủy ngân lên. Thao tác thu dọn hạt thủy ngân cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm chúng phân li thành nhiều hạt nhỏ càng khó thu dọn.
+ Lấy giẻ ẩm lau sạch sàn sau đó bỏ riêng thủy ngân và giẻ ẩm vào một chiếc túi rồi dán kín lại. Phải để thủy ngân trong hộp kín, không đổ xuống cống để tránh làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Không được dùng máy để hút thủy ngân vì thủy ngân trong nhiệt kế là dạng nguyên chất, nếu hút sẽ tạo ra nhiệt làm thủy ngân bốc hơi nhanh chóng, nếu hít phải sẽ dễ bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế, rất nguy hiểm.
+ Mở tung hết các cửa trong nhà để cho không gian được thông thoáng tối thiểu vài giờ rồi mới vào sinh hoạt bình thường trở lại.
+ Nếu lỡ nuốt phải thủy ngân lỏng thì hãy uống thật nhiều nước trong thời gian chờ đến cơ sở y tế.
+ Nếu tiếp xúc thủy ngân qua da hãy rửa sạch vùng da tiếp xúc bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý, thay hết quần áo bị dính thủy ngân. Quần áo thay ra cần ngâm trong nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ 70 - 80 độ C rồi ngâm thêm 20 phút trong điều kiện nhiệt độ cao chứa nước pha chất tẩy sau đó mới dùng nước để xả.
+ Các dụng cụ thu dọn, đựng thủy ngân cần được bọc trong túi nilon kín được ghi chú bên ngoài để tránh trường hợp người khác vô tình tiếp xúc phải cũng biết để xử lý an toàn.
Hướng dẫn sơ cứu tại nhà với ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế
- Can thiệp y tế
Hiện chưa có bất cứ phương pháp thải độc tại nhà nào cho các trường hợp bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế. Vì thế, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe thì tốt nhất là khi có dấu hiệu ngộ độc nên đến cơ sở y tế ngay để được xác định và có biện pháp thải độc ngăn ngừa biến chứng.
Tùy trên triệu chứng lâm sàng, tình trạng hô hấp và tuần hoàn kết hợp với kết quả xét nghiệm ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế để đánh giá mức độ nhiễm độc cho bệnh nhân.
Sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may trẻ bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế. Vì thế, cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng này là nếu trong nhà có sử dụng nhiệt kế thủy ngân thì hãy để nó xa tầm nhìn, tầm với của trẻ. Tuyệt đối không để trẻ chơi nghịch với nhiệt kế thủy ngân.
Nhìn chung, nhiệt kế thủy ngân bị vỡ nếu vô tình hít phải thủy ngân sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế, khi sử dụng loại nhiệt kế này phải thận trọng và luôn trang bị đầy đủ kiến thức về ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế để biết cách phòng tránh, xử trí trong trường hợp cần thiết, nhờ đó mà bảo vệ an toàn được sức khỏe cho chính bạn và người thân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn có sẵn phương án cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế. Vì thế, khi nghi ngờ dấu hiệu ngộ độc, quý khách hàng có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách xử lý an toàn.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/ngo-doc-thuy-ngan-o-nhiet-ke-tinh-chat-nguy-hiem-nhan-dien-va-xu-tri-a24365.html