Khái niệm điểm hòa vốn rất phổ biến trong kinh doanh và đầu tư tài chính, chứng khoán. Trong bất cứ một kế hoạch, dự án kinh doanh nào, nhà đầu tư trước tiên cần phải tính ra điểm hòa vốn, từ đó có mục tiêu và hạn chế thua lỗ.
Điểm hòa vốn (Break Even Point - viết tắt là BEP) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí đã bỏ ra. Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp không bị lỗ nhưng cũng chưa có lãi.
Điểm hòa vốn được xác định bằng sản lượng hòa vốn (tính theo sản phẩm đã bán được), doanh thu hòa vốn (tính bằng tiền) và thời gian để hòa vốn, vì vậy nên được coi là một mốc xác định lãi lỗ,
Tổng doanh thu và chi phí bằng nhau tại điểm hòa vốn
BEP là yếu tố quan trọng được đánh giá đầu tiên khi bạn quyết định đầu tư vào 1 mô hình kinh doanh nào đó. Nếu thành lập 1 doanh nghiệp hay bắt đầu 1 dự án kinh doanh, việc tính điểm hòa vốn phải bao gồm các chi phí dự trù về quản lý doanh nghiệp và những chi phí liên quan.
Khi xác định được điểm hòa vốn BEP thì doanh nghiệp sẽ nắm được sản lượng sản xuất và doanh thu bán hàng là bao nhiêu thì để không bị lỗ, từ đó biết được phạm vi lời/lỗ theo doanh thu, sản lượng và chi phí.
Việc xác định điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định được mức giá sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức hợp lý mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được để mang về doanh số bán hàng cao nhất.
Break Even Point cũng giúp doanh nghiệp/nhà đầu tư nắm được hiệu quả của hoạt động kinh doanh để hoàn vốn đầu tư ban đầu. Nếu bán được số lượng sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn thì sẽ có lãi, ngược lại, số lượng sản phẩm tiêu thụ được thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh nghiệp vẫn đang lỗ.
Chủ doanh nghiệp/nhà quản lý sẽ dựa vào điểm hòa vốn để
- Kiểm tra biên độ an toàn khi đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh.
Điểm hòa vốn dùng để đánh giá biên độ an toàn của khoản đầu tư
- Xác định ngân sách để phân bổ thực hiện các dự án khác.
- Xác định con số tối thiểu của doanh thu có thể bù vào chi phí sản xuất.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh thu về lợi nhuận cao nhất.
Điểm hòa vốn được phân thành 2 loại là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hòa vốn tài chính. Cụ thể như sau:
Là điểm mà tại đó doanh thu đạt được bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh (bao gồm định phí và biến phí, chưa tính đến lãi suất vay vốn kinh doanh), lợi nhuận của doanh nghiệp trước lãi vay bằng 0, thuế của doanh nghiệp bằng 0.
Là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm cả lãi vay vốn kinh doanh cần trả. Tại đây, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.
Có 2 cách tính điểm hòa vốn trong đầu tư và kinh doanh:
- Khi doanh nghiệp kinh doanh 1 sản phẩm, công thức tính điểm hòa vốn như sau:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định/(Giá bán 1 sản phẩm - Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm)
Ví dụ: giá bán của 1 sản phẩm là 50.000 VNĐ, chi phí cố định mỗi năm là 500.000 VNĐ, chi phí biến đổi 1 sản phẩm là 10.000 VND thì điểm hòa vốn =500.000/(60.000- 10.000) = 10 sản phẩm
Tùy số lượng sản phẩm kinh doanh để có công thức tính điểm hòa vốn
- Khi doanh nghiệp kinh doanh cùng lúc nhiều sản phẩm thì cách tính điểm hòa vốn trong doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm
Bước 1: Tính tỷ lệ sản phẩm
Tỷ lệ sản phẩm = (Doanh thu mặt hàng/Tổng doanh thu của doanh nghiệp) x 100%
Bước 2: Tính phần trăm số dư bình quân đảm phí
Phần trăm số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng mặt hàng x Tỷ lệ mặt hàng tương ứng
Bước 3: Tính doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn của sản phẩm
Doanh thu hòa vốn của sản phẩm = Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ kết cấu của mặt hàng cần tính
Cách tính điểm hòa vốn trong đầu tư chứng khoán
Điểm hòa vốn = (Số tiền mua chứng khoán + lãi vay)/Số cổ phiếu
Phương pháp phương trình: Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận sẽ bằng 0 nên: Doanh thu = Biến phí + Định phí.
Như vậy, sản lượng hòa vốn = Tổng định phí / (Đơn giá bán - biến phí đơn vị). => Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x Đơn giá bán.
Phương pháp số dư đảm phí: Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí/Số dư đảm phí đơn vị & Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí
Phương pháp đồ thị: Trên trục tọa độ Oxy, Ox là sản lượng sản phẩm, Oy là tổng chi phí. Khi đó, Tổng chi phí = Chi phí biến đổi x Sản lượng. Tổng doanh thu = Sản lượng x Giá bán. Điểm giao nhau của doanh thu và chi phí là điểm hòa vốn.
Trong đó:
- Định phí là chi phí cố định (Cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh, chi phí nghiên cứu, đào tạo…)
- Biến phí là chi phí biến đổi (nguyên vật liệu, điện nước phục vụ sản xuất kinh doanh, bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng…)
- Đảm phí = Giá bán - Biến phí
Biết cách phân tích điểm hòa vốn rất có lợi trong đầu tư tài chính
Điểm hòa vốn là con số quan trọng mà nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm được.Cần phải theo dõi và phân tích điểm hòa vốn để biết được lợi nhuận của từng dòng sản phẩm, nắm được doanh số bán hàng có thể dao động trong khoảng nào để không thua lỗ, cần bán được bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận.
Ngoài ra, nếu thay đổi giá sản phẩm thì tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến và chi phí phải bỏ ra ảnh hưởng thế nào tới tổng doanh thu.
Nếu chi phí cố định tăng lên thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá sản phẩm lên mức nào hoặc tăng sản lượng tiêu thị hay tìm cách giảm chi phí biến đổi để không thua lỗ và đảm bảo lợi nhuận.
Ngoài ra, khi tính BEP, doanh nghiệp dự đoán trước được những ảnh hưởng có thể tác động đến doanh thu nếu thay đổi giá bán, chi phí hoặc sản lượng tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp có phương án đầu tư tài sản cố định để tạo đòn bẩy kinh doanh từ việc phân tích quan hệ giữa biến phí và định phí.
Trong thực tế, giá bán hàng sẽ thay đổi tùy theo số lượng sản phẩm bán ra, theo cung cầu trên thị trường. Như vậy không thể giả định giá bán sản phẩm không thay đổi ở các mốc số lượng khác nhau.
Cần xác định chính xác chi phí biến đổi và chi phí cố định và phân chia rõ ràng để có thể tính toán được điểm hòa vốn.
Cần xác định rõ các loại chi phí khi tính điểm hòa vốn
Trong kinh doanh luôn có hàng tồn kho cho nên khó có thể giả định số lượng sản xuất ra và hàng bán được là như nhau.
Thực tế, doanh nghiệp luôn kinh doanh nhiều mặt hàng nên việc xác định điểm hòa vốn sẽ khó khăn hơn do các mặt hàng khác nhau về giá và các chi phí biến đổi. Khi đó, cần quy đổi về một sản phẩm chuẩn duy nhất để tính điểm hòa vốn.
Khi kinh tế lạm phát cao thì việc phân tích điểm hòa vốn sẽ sai lệch vì công thức tính điểm hòa vốn không phụ thuộc vào giá trị tiền tệ. Do đó khi tính điểm hòa vốn của một khoản đầu tư,dự án kinh doanh cần phải chú ý đến giá trị tiền tệ tại các thời điểm khác nhau.
Khi phân tích điểm hòa vốn qua các giai đoạn khác nhau thì nên thể hiện vị trí điểm hòa vốn lên đồ thị để dễ dàng quan sát và xác định xu hướng kinh doanh.
Với thông tin từ TOPI chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã hiểu được điểm hòa vốn - Break Even Point - BEP là gì và cách tính cụ thể áp dụng cho phương án đầu tư, kinh doanh của mình.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/diem-hoa-von-la-gi-y-nghia-va-cong-thuc-xac-dinh-diem-hoa-von-a24570.html