Mệnh đề danh từ là nội dung ít được nhắc đến tại trường học, tuy nhiên, đây là chủ điểm ngữ pháp cực kì quan trọng và có tính ứng dụng cao trong việc học lẫn giao tiếp. Hãy cùng IZONE giải mã cách dùng của mệnh đề danh từ nhé.
Mệnh đề danh từ hay mệnh đề danh ngữ (Noun Clause) là mệnh đề phụ và là loại mệnh đề có chức năng làm danh từ trong câu, do đó nó có thể đóng vai trò như một chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ.
>>> Xem thêm: Grammar Unit 1: Những thành phần cơ bản của câu nói Chủ ngữ - Vị ngữ và 4 từ loại cơ bản
Mệnh đề danh từ có 03 chức năng chính: đóng vai trò chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ và có vị trí, cách dùng như sau:
Với vai trò chủ ngữ, mệnh đề thường đứng ở đầu câu.
WH-question
(who, whose, what, which, where, when, why, how)
+ S + V1 + V2/ to beWhether/ IfVí dụ:
Những gì cô ấy nói là đúng → What she said là mệnh đề danh từ đóng vai trò chủ ngữ
Liệu cô ấy có đến hay không vẫn chưa biết → Whether she will come or not là mệnh đề danh từ đóng vai trò chủ ngữ
Khi đóng vai trò tân ngữ, nó thường đứng sau động từ và giới từ.
S1 + V1 +
WH-question
(who, whose, what, which, where, when, why, how)
+ S2 + V2
Whether/ IfVí dụ:
Jenny vẫn chưa biết khóa học nào cô ấy sẽ tham gia vào học kỳ tới → which course she should take next semester là mệnh đề danh từ đóng vai trò tân ngữ, đứng sau động từ know
Hình phạt của tôi còn phụ thuộc xem cô ấy có thể hoàn thành công việc này hay không → whether she can finish this work or not là mệnh đề danh từ đóng vai trò tân ngữ, đứng sau giới từ on
Mệnh đề danh từ đóng vai trò bổ ngữ cho tính từ
S1 + to be +
WH-question
(who, whose, what, which, where, when, why, how)
+ S2 + V
adj + that/ ifVí dụ:
Tớ rất mừng vì cậu đã thi đỗ → that you’ve passed your exams là mệnh đề danh từ đóng vai trò bổ ngữ cho tính từ happy
Để tạo câu có mệnh đề danh từ, các bạn hãy để nó đóng vai trò chủ ngữ, bổ ngữ và tân ngữ như đã được hướng dẫn phía trên nhé.
Bên cạnh đó, có thể tạo câu có mệnh đề danh từ bằng cách sử dụng sử dụng mệnh đề chứa That và Câu gián tiếp.
Ví dụ:
Việc bạn có đến bữa tiệc đã làm tôi bị bất ngờ → Sử dụng mệnh đề danh từ chứa That để nối hai câu đơn.
Cô ấy hỏi liệu tôi có yêu cô ấy không → Sử dụng câu gián tiếp để tạo nên mệnh đề danh từ if/ whether I loved her or not, mệnh đề danh từ này đóng vai trò tân ngữ, đứng sau động từ ask
Xem thêm: Lý thuyết câu trực tiếp, gián tiếp - Cách chuyển đổi - Bài tập
Rút gọn mệnh đề danh từ sẽ rút ngắn độ dài câu văn, tránh gây ra sự khó hiểu cho người đọc và đồng thời vẫn giữ được trọn vẹn ý nghĩa của câu.
Mệnh đề danh từ có thể rút gọn khi thỏa mãn hai yếu tố sau:
Để rút gọn mệnh đề danh từ, có thể sử dụng to V/ Ving
To VS + V1 + WH-question/ If/ Whether + to V2VingS + V1 + VingChú ý: Chỉ có thể áp dụng mệnh đề rút gọn sử dụng Ving khi động từ theo sau V1 là Ving
Ví dụ:
→ Câu rút gọn: Could you tell me where to park my car?
→ Câu rút gọn: She regretted not going to school yesterday.
- Sử dụng sai mệnh đề danh từ chứa That:
Ví dụ: She knows (that) her parents love her a lot.
Cô ấy biết rằng bố mẹ yêu thương mình rất nhiều → Mệnh đề danh từ chứa That đóng vai trò tân ngữ cho động từ know, có thể lược bỏ That
Ví dụ: That she passed the exam with flying colours made her parents so proud.
Việc cô ấy đỗ kì thi với điểm cao khiến bố mẹ cô ấy rất tự hào → Mệnh đề danh từ chứa That đóng vai trò làm chủ ngữ, không thể lược bỏ That
- Sử dụng sai câu gián tiếp
Khi dùng câu gián tiếp, chủ ngữ đứng trước động từ (S + V), khác với câu trực tiếp (Trợ động từ + S)
Ví dụ: I don’t know what’s wrong with her. (Tôi không biết cô ấy có đang gặp chuyện gì không nữa)
>>> Xem thêm kiến thức nâng cao về mệnh đề danh từ trong bài: Unit 17 - Mệnh đề danh ngữ
Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã thu thập được những thông tin hữu ích về mệnh đề danh từ. IZONE chúc bạn học tốt.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/menh-de-danh-tu-la-gi-chuc-nang-vi-tri-va-cach-dung-a24591.html