Biểu đồ nến Nhật thường sử dụng trong phân tích thị trường chứng khoán để mô tả biến động giá trong một phiên giao dịch cụ thể. Hiểu cách phân tích đồ thị nến Nhật giúp bạn đưa ra dự báo giá chính xác và tối ưu lợi nhuận.
Biểu đồ nến Nhật được sáng tạo vào thế kỷ 18, bởi ông Munehisa Homma. Ông là một thương nhận và đã sử dụng đồ thị nến biểu thị cho giá gạo tại Nhật Bản để phân tích tình hình các yếu tố kinh tế, thời tiết, chính sách của nhà nước, từ đó tìm ra quy luật của biến động giá gạo.
Chính vì thế, Munehisa Homma có lúc gần như kiểm soát thị trường gạo Nhật Bản. Nhờ thành công này mà đồ thị nến của Munehisa Homma trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia phương Tây.
Tìm hiểu về biểu đồ nến Nhật và cách đọc nến chứng khoán
Trong chứng khoán hiện nay, thuật ngữ “biểu đồ nến Nhật” hay “mô hình nến Nhật” được sử dụng với mục đích mô tả hành động giá cả và tâm lý của các trader, nhà đầu tư nhờ vào 4 thông tin xuất hiện trong 1 phiên giao dịch.
Hàng ngày, trader và các nhà đầu tư phải phân tích biểu đồ nến nhằm xác định xu hướng giá cả thị trường, dự đoán xu hướng đó mạnh hay yếu và tìm kiếm điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ.
Việc đọc và hiểu đồ thị nến ban đầu có vẻ khá rắc rối, nhưng khi đã quen thì bạn sẽ thấy cực kỳ hữu ích và không quá khó khăn như bạn tưởng lúc đầu.
Để đọc được đồ thị nến thì trước tiên bạn cần hiểu và phân biệt được các loại nến cơ bản và ý nghĩa của từng loại. Có 5 loại nến cơ bản gồm: Nến tiêu chuẩn, nến cường lực, nến có râu dài ở dưới, nến có râu dài ở trên, nến do dự.
5 loại nến cơ bản trong đồ thị nến Nhật
Cấu tạo: Nến tiêu chuẩn có thân dài, bóng trên và bóng dưới ngắn hơn phần thân.
Ý nghĩa: Thể hiện tiếp tục xu hướng hiện tại. Nến màu xanh là xu hướng tiếp tục tăng giá, nến màu đỏ là tiếp tục xu hướng giảm giá.
Cấu tạo: Nến cường lực chỉ có thân mà không có bóng nến.
Ý nghĩa: Thể hiện lực mua hoặc lực bán cực mạnh xuất hiện trên thị trường và báo hiệu sự tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Tín hiệu đảo chiều: Nến cường lực màu đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng là tín hiệu đảo chiều thành xu hướng giảm. Nếu nến cường lực màu xanh xuất hiện sau một xu hướng giảm là tín hiệu dự báo sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng.
Tín hiệu tiếp diễn: Nếu nến cường lực màu xanh xuất hiện trong xu hướng tăng là tín hiệu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng. Ngược lại, nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm báo hiệu sẽ tiếp tục giảm.
Loại này nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm được gọi là Nến Hammer. Nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng giá gọi là Nến Hanging Man.
Cấu tạo: Có thân nhỏ ở trên, phần bóng dài gấp 2 - 3 lần thân nến ở dưới.
Ý nghĩa: Thể hiện giá bị bên bán kéo xuống rất sâu, sau đó lại được bên mua kéo lên lại. Loại nến này báo hiệu đảo chiều xu hướng. Nếu nến có râu dài ở dưới màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu thị trường sẽ đảo chiều giảm, ngược lại nếu trong xu hướng giảm xuất hiện nến có râu dài ở dưới màu xanh thì thị trường sẽ đảo chiều tăng.
Nến này xuất hiện ở cuối xu hướng giảm thì được gọi là Nến Inverted Hammer, nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng thì được gọi là Nến Shooting Star.
Cấu tạo: Nến có thân nhỏ ở dưới, phần bóng dài gấp 2 3 lần thân nến ở trên.
Ý nghĩa: Thể hiện giá bị bên mua kéo lên cao, nhưng sau đó lại bị bên bán đẩy giá xuống lại. Nến có râu dài ở trên báo hiệu đảo chiều xu hướng. Xem biểu đồ nến thấy nến râu dài ở trên màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng là tín hiệu sẽ đảo chiều thành xu hướng giảm. Nếu nến xanh xuất hiện trong xu hướng giảm là báo hiệu thị trường đảo chiều tăng.
Cấu tạo: Phần thân nhỏ hoặc gần như không có, bóng nến rất dài do giá đóng và mở cửa gần như bằng nhau.
Ý nghĩa: Cho thấy sự giằng co bất phân thắng bại giữa bên mua và bán.
Mỗi loại nến đại diện cho diễn biến và tâm lý khác nhau trên thị trường
Mỗi loại đồ thị nến thuật lại “câu chuyện” về cuộc đối đầu giữa thị trường bò (giá lên) và bear market (giá xuống), giữa bên mua và bên bán, giữa cung và cầu, nỗi sợ hãi và lòng tham... Vì vậy, mô hình nến được các nhà giao dịch sử dụng để theo dõi thị trường và tìm điểm giao dịch hợp lý.
Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các mô hình nến đều cần xác nhận dựa trên bối cảnh của các nến trước và tiếp theo sau. Nhà đầu tư cần kết hợp đọc nến Nhật với phân tích các mô hình và chỉ số khác để đạt được kết quả tốt nhất.
Để biết hiểu biểu đồ nến chứng khoán và biết cách đọc nến Nhật, bạn cần nắm được cấu tạo biểu đồ nến Nhật:
Chiều dài nến được tính từ đáy đến đỉnh của toàn bộ cây nến, bao gồm cả thân và bóng nến. Nhìn vào chiều dài nến Nhật có thể thấy được biến động của giá trong phiên giao dịch. Nến ngắn thể hiện thị trường yên tĩnh, nến càng dài thì thị trường biến động càng lớn.
Cấu tạo của nến Nhật gồm thân nến và bóng nến (râu nến)
Thân nến là phần hình chữ nhật (màu xanh/trắng hoặc đỏ/đen). Độ dài của thân nến là sự chênh lệch giữa giá mở cửa và đóng cửa. Trên đồ thị nến Nhật, thân nến có thể có màu xanh và đỏ (một số đồ thị thay thành màu trắng và đen).
Nến xanh (hoặc trắng) - tăng giá: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thể hiện lượng mua cao lượng bán, giá có xu hướng tăng. Thân nến dài thể hiện sức mua trên thị trường càng lớn.
Nến đỏ (hoặc đen) - giảm giá: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, cho thấy lượng bán lớn hơn lượng mua, giá có xu hướng giảm. Thân nến dài cho thấy sức bán trên thị trường lớn.
Bóng nến (hay râu nến) là đường thẳng nhỏ nhô lên ở phía trên hoặc dưới thân nến, thể hiện cho mức giá thấp nhất và cao nhất ở trong toàn phiên ngày.
Bóng nến ở phía trên là thời điểm thị trường tăng giá, lượng mua nhiều khiến giá bị đẩy lên cao, nhưng do sức bán cũng lớn nên giá lại thấp trở lại. Bóng phía trên dài thể hiện lực bán mạnh.
Râu nến ở phía dưới là thời điểm thị trường giảm giá do sức bán quá nhiều khiến giá bị tụt xuống nhanh nhưng lực mua tăng lên khiến cho giá được kéo trở lại. Râu nến càng dài thể hiện lực mua càng mạnh.
Trên biểu đồ nến Nhật, cả bóng nến và thân nến đều mô phỏng sự dao động của giá và hành động của trader. Khi phân tích nến Nhật cần dựa vào hình dạng và vị trí các cây nến xuất hiện để phân tích tâm lý cũng như hành vi của trader trên thị trường. Hay nói cách khác, biểu đồ nến Nhật thể hiện cuộc chiến giữa ngườimua và người bán.
Xem đồ thị nến Nhật giúp bạn hiểu về thị trường
Doji trong tiếng Nhật nghĩa là “không thay đổi”, tức là giá mở cửa bằng giá đóng cửa. Nến Doji có thân nến nhỏ tới mức gần như không có, râu nến dài gấp nhiều lần thân nến. Nến Doji có 3 mô hình: Gravestone Doji (bia mộ), Long legged Doji (chân dài) và Dragonfly Doji (chuồn chuồn).
Gravestone Doji: Nến có hình bia mộ - Thân nên nhỏ, bóng nến trên dài và không có râu nến dưới. Gravestone Doji chủ yếu xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng giá.
Ý nghĩa: Gravestone Doji cho thấy thị trường gần như đóng băng, rất ít giao dịch. Giá mở cửa, giá đóng cửa và giá thấp nhất gần như nhau.
Phân tích: Nến Doji bia mộ xuất hiện cho thấy lực bán đã tăng đáng kể nhưng nhà đầu tư vẫn phải chờ những tín hiệu khác từ thị trường. Nếu cây nến tiếp theo giảm mạnh vượt qua mức kháng cự thì thị trường ngay lập tức sẽ đảo chiều. Đây là thời điểm thuận lợi để nhà đầu tư bán cổ phiếu chốt lời.
Dragonfly Doji: Nến hình chuồn chuồn - cánh dang rộng, đuôi dài, thân nhỏ, bóng dưới dài.
Ý nghĩa: Nến hình chuồn chuồn cho thấy thị trường đóng băng, giá mở cửa, đóng cửa và giá cao nhất gần như bằng nhau. Bóng nến dưới dài cho thấy thị trường đang tìm sự cân bằng giữa lực bán và mua.
Phân tích: Dragonfly Doji báo hiệu thị trường đảo chiều đi lên, nhà đầu tư nên bắt đầu mua vào cổ phiếu để kiếm lợi nhuận.
Long Legged Doji: Nến chân dài - thân nến mảnh và 2 bóng nến trên và dưới rất dài.
Long legged doji cho thấy thị trường đang giằng co mạnh nhưng chưa quyết định được xu hướng vì thế cần phải theo dõi thêm các nến sau.
Miêu tả: phần thân nến Spinning Tops khá nhỏ (không nhỏ như Doji), phần râu nến dài gấp nhiều lần thân.
Ý nghĩa: Bóng nến dài cho thấy có sự biến động giá mạnh trong phiên giao dịch nhưng giá mở cửa và đóng cửa không chênh lệch nhiều.
Phân tích: Bên mua và bán cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh nhưng kết quả là hòa. Nếu thị trường đang lên mà xuất hiện spinning tops cho thấy người mua đang dè chừng và thị trường có thể đảo chiều.
Marubo trong tiếng Nhật nghĩa là hình khối lớn theo quy tắc. Bullish Marubozu là nến tăng (màu xanh), Bearing Marubozu là nến giảm (màu đỏ).
Miêu tả: phần thân nến Marubozu lớn, gần như không có bóng nến. Giá mở cửa và giá đóng cửa cũng là giá cao nhất và giá thấp nhất.
Ý nghĩa: Nến Marubozu xanh thể hiện người mua áp đảo, dễ đẩy giá lên cao, Marubozu đỏ cho thấy người bán áp đảo và kéo giá xuống thấp.
Miêu tả: nếu râu dưới nến dài ít nhất gấp đôi thân, bóng trên có thể không có hoặc rất ngắn. Hammer (cây búa) và Hanging Man (người treo cổ) là 2 mẫu nến xuất hiện ở 2 vị trí trái ngược nhau.
Ý nghĩa: Giá cao nhất và giá mở cửa bằng nhau, chứng tỏ thị trường sắp có sự đổi chiều.
Hammer: Báo hiệu thị trường đã xuống quá đà, đến lúc đi lên. Nến hammer xanh xuất hiện nghĩa là giá đóng cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh. Nến hammer đỏ xuất hiện nghĩa là giá mở cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu sẽ có sự tăng nhẹ. Nến cho thấy phe bán áp đảo, liên tục kéo giá xuống nhưng phe mua được hỗ trợ và giữ giá bán không xuống thêm nữa.
Hanging man: Báo hiệu thị trường đang ở đỉnh xu hướng tăng giá và sẽ có sự đi xuống. Nến hanging man xanh xuất hiện nghĩa là giá đóng cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu giá cổ phiếu sẽ có sự sụt giảm nhẹ. Nến hanging man đỏ nghĩa là giá mở cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu sắp có một đợt giảm giá mạnh. Nến
Hanging man báo hiệu phe bán đang dần chiếm ưu thế để đẩy giá xuống. Bạn cần nhanh chóng bán cổ phiếu để tránh giá xuống sâu thêm nữa.
Miêu tả: Thân nến ngắn, râu nến trên dài ít nhất gấp đôi thân nến, râu nến dưới rất ngắn hoặc không có. Inverted Hammer (búa ngược) xuất hiện cùng vị trí với hammer nhưng đảo ngược hình dáng, đầu búa ở dưới và cán ở trên. Shooting Star (sao băng) xuất hiện cùng vị trí với Hanging Man nhưng hình dáng ngược lại.
Ý nghĩa: Hai cây nến này báo hiệu thị trường đảo chiều nhưng không chắc chắn bằng nến Hammer và Hanging Man do bóng nến trên dài nhưng giá lại thấp khi đóng cửa chứng tỏ thị trường vẫn còn đang cạnh tranh căng thẳng, cần theo dõi tiếp.
Phân tích:
Inverted Hammer: Nếu nến Inverted Hammer xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng xuống cho thấy phe mua cố đẩy giá lên cao để trở lại thị trường nhưng phe bán đông đảo kéo giá đóng cửa xuống thấp hơn giá mở cửa. Ở phiên sau số lượng người bán vẫn áp đảo dẫn đến giá vẫn tiếp tục xuống.
Shooting Star: cho thấy thị trường đang lên, bên mua cố đẩy giá lên cao thêm nữa nhưng gặp phe bán kháng cự dẫn đến giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Tuy có dấu hiệu đảo chiều nhưng ở phiên sau phe bán đã thành công đẩy giá lên dẫn đến thị trường tiếp tục lên sau vài phiên nữa.
Đồ thị nến Nhật có nhiều ứng dụng bởi tính tức thời, trực quan và dễ sử dụng. Mô hình nến Nhật có nhiều ứng dụng như:
- Là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất.
- Giúp ích trong việc vẽ đường hỗ trợ và đường kháng cự một cách chính xác.
- Là thước đo tâm lý chính xác nhất về thị trường.
- Cho biết những tín hiệu đảo chiều của giá, những vùng tích lũy cũng như dấu hiệu cần mua vào hay bán ra.
Một số lưu ý khi sử dụng đồ thị nến Nhật:
- Không nên sử dụng riêng lẻ vì có khá nhiều tín hiệu nhiễu dẫn đến xác định xu hướng không chính xác, cần kết hợp chúng với đường xu hướng, kháng cự hỗ trợ hoặc một số chỉ báo khác.
- Cần kiên nhẫn chờ nến đóng (và nến xác nhận).
Phân tích kỹ thuật theo mô hình nến Nhật chỉ là một trong số các công cụ phân tích kỹ thuật trước khi ra quyết định giao dịch. Các nhà đầu tư nên kết hợp đọc nến Nhật với các phương pháp khác để có cái nhìn chuẩn xác về thị trường.
Hy vọng qua bài viết của TOPI, các bạn có thể nắm rõ cách đọc biểu đồ nến Nhật trong chứng khoán và vận dụng vào thực tế. Hãy theo dõi thêm những bài viết từ TOPI để hiểu thêm về kiến thức đầu tư tài chính nhé!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/huong-dan-cach-doc-bieu-do-nen-nhat-don-cho-nha-dau-tu-moi-a24769.html