Xuất siêu là gì? Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?

Trong kinh tế thương mại, xuất siêu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Vậy xuất siêu là gì? Bài viết này sẽ nghiên cứu về hiện tượng xuất siêu và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu là gì? Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?
Tìm hiểu về Xuất siêu

Trước khi hiểu về xuất siêu, chúng ta cần biết khái niệm cán cân thương mại liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu. Cán cân thương mại (Balance of Trade) là khoản chênh giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là theo tháng, quý hoặc năm). Cán cân thương mại sẽ được xác định với giá trị 0 làm mốc đo.

Xuất siêu xảy ra khi cán cân thương mại nhận giá trị lớn hơn 0 hay còn nói là thặng dư cán cân thương mại. Điều này có nghĩa là tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước sở tại nhiều hơn tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Công thức tính xuất siêu

Để tính xuất siêu cần tính chênh lệch giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu. Vậy muốn tính giá trị xuất siêu, ta có thể sử dụng công thức sau:

Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất siêu - Nhập siêu

Nếu kết quả là số dương (+) thì đó là trường hợp xuất siêu, ngược lại kết quả là số âm (-) thì đó là trường hợp nhập siêu. Vậy, xuất siêu là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia và đóng góp vào việc định hướng chính sách kinh tế của chính phủ.

Ảnh hưởng của xuất siêu đến nền kinh tế như thế nào? Công thức tính xuất siêu

Xuất siêu có ảnh hưởng sâu sắc tới việc ổn định và phát triển kinh tế, bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Ảnh hưởng tích cực

Thứ nhất, xuất siêu góp phần cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia. Khi một nước xuất khẩu nhiều hàng hóa ra nước ngoài, đồng nghĩa với việc nước đó thu được nhiều tiền hơn từ hoạt động thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán lúc này có thể dương do thu nhiều hơn chi.

Thứ hai, quốc gia xuất siêu sẽ tăng dự trữ ngoại hối. Xuất siêu sẽ giúp quốc gia thu về các đồng ngoại tệ, ở Việt Nam thường là USD từ đó tăng nguồn ngoại hối dự trữ. Điều này góp phần đáp ứng các nhu cầu thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá đồng tiền trước các rủi ro mất giá.

Thứ ba, thặng dư cán cân thương mại thúc đẩy phát triển kinh tế. Xuất siêu giúp tăng năng suất lao động, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu từ các đơn đặt hàng quốc tế. Đồng thời, do năng suất tăng, các công ty cần thêm lượng nhân công lớn, từ đó tạo ra cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Mặt khác, việc các nước khác có nhu cầu nhập khẩu tăng cũng sẽ đẩy giá hàng hóa lên cao, tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhà sản xuất.

Ảnh hưởng tiêu cực

Xuất siêu gây ảnh hưởng nặng nề cho quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu nếu xảy ra hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng. Các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do căng thẳng thương mại, chính trị hay các yếu tố khách quan, điển hình như đại dịch Covid-19.

Tuy xuất siêu sẽ giúp một quốc gia gia tăng dự trữ ngoại hối, nhưng việc này đồng thời sẽ dẫn đến rủi ro cao khi đồng tiền ngoại hối giảm giá. Ví dụ như đồng Yên Nhật đang mất giá khiến các nước xuất siêu sang Nhật phải cân nhắc khi tiếp nhận đồng ngoại tệ này.

Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu? Vì sao?

Xuất siêu là gì? Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?
Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, Việt Nam xuất siêu 28 tỷ USD với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 683 tỷ USD, giảm 26,6% so với năm 2022. Trong kim ngạch xuất khẩu đạt 355,5 tỷ USD giảm 4,4% năm 2022 và kim ngạch nhập khẩu đạt 327,5 tỷ USD giảm 8,9% so với năm ngoái.

Từ các số liệu trên, có thể thấy Việt Nam vẫn duy trì vị thế là một nước xuất siêu, bất chấp việc đứt gãy chuỗi cung ứng nặng nề do tác động của đại dịch Covid-19. Lý do giải thích cho tình trạng xuất siêu của nước ta chính là:

Xuất siêu hay nhập siêu có lợi cho Việt Nam?

Việt Nam là quốc gia sản xuất hàng hóa như vậy việc xuất siêu sẽ có lợi hơn. Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng từ sản phẩm công nghiệp như bán dẫn, linh kiện điện thoại đến nông - lâm - thuỷ sản. Cũng nhờ vậy, xuất nhập khẩu trở thành một trong những mắt xích quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Giải pháp để hạn chế nhập siêu, phát triển xuất siêu tại Việt Nam

Để hạn chế nhập siêu và gia tăng xuất siêu, chính phủ và các doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như:

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về xuất siêu. Mong rằng nhà đầu tư đã hiểu thêm về khái niệm xuất siêu là gì. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm nhiều kiến thức đầu tư khác nhé!

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/xuat-sieu-la-gi-viet-nam-la-nuoc-xuat-sieu-hay-nhap-sieu-a24902.html