Cổ phiếu quỹ hình thành khi một công ty đại chúng mua lại một số lượng cổ phiếu từ lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Việc hình thành cổ phiếu quỹ có quy định cụ thể tại Luật Chứng khoán 2019. Hãy cùng TOPI tìm hiểu về loại cổ phiếu đặc biệt này nhé.
Khi một công ty đại chúng phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán để huy động vốn, sau đó mua lại một phần cổ phiếu đã phát hành thành công bằng nguồn vốn hợp pháp của mình thì lượng cổ phiếu được mua lại được gọi là cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ trong tiếng Anh còn được gọi là Treasury Stock / Treasury Share / Reacquired Share / Reacquired Stock.
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu được mua lại bởi chính công ty phát hành ra
Cổ phiếu quỹ không có nghĩa là cổ phiếu phát hành không thành công, số cổ phiếu này được mua lại nhằm những mục đích khác nhau. Khi một công ty mua lại cổ phiếu để hình thành nên Treasury Stock thì số cổ phiếu này không được tính vào số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Thông tin về cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp được thể hiện trong báo cáo tài chính, mục Vốn chủ sở hữu.
Bản chất của cổ phiếu quỹ là cổ phiếu chung của tất cả cổ đông công ty, nó không đem lại lợi ích đặc biệt cho một cá nhân nào hết, ngoại trừ việc doanh nghiệp có thể bán trở lại thị trường để thu tiền về.
9 đặc điểm sau đây thể hiện sự khác biệt giữa cổ phiếu quỹ khác với cổ phiếu thông thường:
- Cổ đông sở hữu cổ phiếu quỹ không được trả cổ tức bằng tiền
- Cổ đông sở hữu cổ phiếu quỹ không được thưởng hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu.
- Cá nhân nắm giữ cổ phiếu quỹ không có quyền biểu biết các vấn đề của công ty.
- Không được quyền mua cổ phiếu mới hay cổ phiếu ưu đãi.
- Cổ phiếu quỹ không được tính vào EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu).
- Cổ phiếu quỹ không được chia vốn khi thanh lý công ty.
Cổ phiếu quỹ không có nhiều đặc quyền như cổ phiếu thông thường
- Tổng số cổ phiếu quỹ mua về không được vượt quá tỷ lệ vốn hóa của công ty do pháp luật quy định..
- Sau khi công ty mua cổ phiếu quỹ về có thể hủy hoặc giữ lại và bán ra lại thị trường nếu cần huy động vốn.
- Khi mua hoặc bán lại cổ phiếu quỹ ra thị trường thì doanh nghiệp không được ghi nhận lãi lỗ mà chỉ ghi nhận việc tăng giảm nguồn vốn và thặng dư vốn cổ phần.
Tùy theo tình hình kinh doanh và nhu cầu tài chính, các công ty sẽ thực hiện việc mua về hoặc bán lại cổ phiếu quỹ ra thị trường. Cổ phiếu quỹ được coi là cách tạo kênh đầu tư cho chính công ty phát hành.
Thông qua cổ phiếu quỹ, công ty có thể điều tiết giá cổ phiếu. Do đó nếu bạn đang có ý định đầu tư vào loại cổ phiếu này cần phải nắm rõ những ưu điểm và hạn chế của nó.
Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ kích thích cổ phiếu tăng giá. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp hơn thực tế. Khi doanh nghiệp thu mua lại cổ phiếu sẽ tác động tới xu hướng, làm biến động giá trên thị trường chứng khoán, khiến tăng giá cổ phiếu, từ đó kích nhà đầu tư mua vào và giúp tốc độ giảm giá của cổ phiếu chậm lại.
Trong bối cảnh giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị giảm sâu thì việc hình thành cổ phiếu quỹ sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định với các cổ đông rằng công ty vẫn đang hoạt động tốt.
Cổ phiếu quỹ cũng có thể được xem là một kênh đầu tư. Doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi để thu mua lại cổ phiếu, khi giá cổ phiếu tăng lên thì bán ra để thu về lợi nhuận.
Thay vì phát hành cổ phiếu ESOP (cổ phiếu thưởng), doanh nghiệp hoàn toàn có thể thưởng cho nhân viên bằng cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ giúp cải thiện các chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phần, thu hút nhà đầu tư.
Cổ phiếu quỹ có thể làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Bên cạnh những ưu điểm trên, cổ phiếu quỹ cũng có mặt hạn chế. Nếu lạm dụng cổ phiếu quỹ sẽ ảnh hưởng đến an toàn tài chính của doanh nghiệp và gây thiệt hại cho những cổ đông khác.
Việc mua lại lượng lớn cổ phiếu đang lưu hành để hình thành cổ phiếu quỹ cũng làm giảm nguồn tiền mặt, tăng hệ số nợ của công ty, ảnh hưởng đến các chi phí cho những hoạt động kinh doanh khác và cũng khiến cho khả năng chống chịu với khủng hoảng của doanh nghiệp yếu đi do việc nắm giữ tiền mặt để đảm bảo thanh khoản là rất quan trọng.
Trong một số trường hợp, công ty mua lại cổ phiếu quỹ không những không làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mà còn khiến giá tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, khiến họ cảm thấy mất niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để phục vụ cho các mục đích khác nhau như:
Tạo động lực tăng giá cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu trên thị trường giảm sâu hoặc bị định giá thấp, doanh nghiệp có thể mua lại một lượng cổ phiếu, kích thích nhu cầu mua của nhà đầu tư, tạo động lực tăng giá cho cổ phiếu.
Đầu tư vào chính cổ phiếu của mình: Việc mua lại cổ phiếu của mình bằng chính nguồn vốn của công ty cũng được coi là một khoản đầu tư bởi doanh nghiệp sẽ nắm rõ nhất, hiểu rõ nhất về tình hình kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của mình trong tương lai. Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ với giá thấp và bán lại giá cao hơn trong tương lai chính là một khoản đầu tư có lời.
Bên cạnh đó, việc mua lại cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường có thể làm tăng chỉ số EPS của doanh nghiệp lên cao hơn.
Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ vì nhiều mục đích khác nhau
Việc mua cổ phiếu quỹ vừa mang tín hiệu tích cực nhưng cũng có những góc khuất là tính bất cân xứng giữa ban quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp với các cổ đông nhỏ.
Cổ phiếu quỹ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì khi thực hiện giao dịch mua hoặc bán cần phải tuân thủ quy định về giao dịch của Sở.
Công ty không được mua lại quá 30% tổng số lượng cổ phiếu phổ thông đã được chào bán ra thị trường, không được mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu ưu đãi theo quy định.
Hội đồng quản trị chỉ có quyền mua lại tối đa 10% tổng số cổ phiếu của từng loại đã được chào bán trong vòng 12 tháng gần nhất.
Hội đồng quản trị công ty có quyền tự quyết định giá mua lại cổ phần nhưng phải đảm bảo giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua.
Việc mua lại cổ phiếu quỹ phải được đồng ý và thông qua của tất cả các cổ đông trong 30 ngày, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông, trong thời gian này, cổ đông có thể chào bán cổ phiếu bằng phương thức đảm bảo.
Các công ty mua lại cổ phiếu quỹ của chính mình bởi nhiều lý do.
Có thể là công ty đang dư tiền và tạm thời chưa có nhu cầu, kế hoạch sử dụng vào hoạt động kinh doanh nên chọn cách dùng nguồn tiền nhàn rỗi đó để rút bớt số cổ phần đang lưu hành nhằm tăng giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), đảm bảo quyền lợi và sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Cũng có trường hợp, công ty đang có sẵn tiền và tin rằng cổ phiếu của mình đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực, vì thế tiến hành mua lại nhằm khiến giá trị cổ phần tăng lên. Việc này có lợi cho công ty nếu bán ra với giá cao hơn giá mua vào, thế nhưng số tiền chênh lệch đó không được coi là lợi nhuận.
Thông qua việc mua lại cổ phiếu quỹ để tái cấu trúc nguồn vốn
Đôi khi, việc mua lại cổ phần cũng là một chiến lược, kế hoạch nhằm tái cấu trúc nguồn vốn của công ty. Khi lãi vay trên thị trường tín dụng đang rẻ, công ty có thể vay nợ để mua lại cổ phần của chính mình nhằm thay thế hoặc giảm bớt vốn chủ sở hữu.
Đối với trường hợp này, số cổ phiếu được công ty mua lại sẽ phải đem hủy và không phát sinh cổ phiếu quỹ.
Theo điều 36 Luật Chứng khoán 2019, nếu một công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ cần phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và có quyết định bằng văn bản cùng với phương án mua lại, số lượng mua, thời gian mua và nguyên tắc xác định giá mua lại.
- Cần có đủ nguồn vốn để mua lại, nguồn vốn này được xác định dựa trên báo cáo tài chính.
- Công ty mẹ muốn mua cổ phiếu quỹ có thể dùng thặng dư vốn cổ phần hoặc quỹ khác nhưng vẫn phải xác định dựa trên báo cáo tài chính. Nếu công ty mẹ mua cổ phiếu quỹ bằng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thì số tiền bỏ ra để mua lại không được lớn hơn mức lợi nhuận đó.
- Cần có công ty chứng khoán chỉ định đứng ra thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình.
- Nếu công ty đại chúng đang kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì cần đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
- Công ty mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông, nhưng vẫn phải đảm bảo quy định của pháp luật.
- Mua lại cổ phiếu thưởng, cổ phiếu dùng để trả cổ tức cho người lao động.
- Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu lô lẻ hoặc mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch.
Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình phát hành ra trong các trường hợp sau:
- Nếu trong báo cáo tài chính có nợ quá hạn trong vòng 6 tháng gần nhất chưa trả được.
- Đang chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Cổ phiếu công ty đang là đối tượng chào mua công khai
- Không được mua lại cổ phiếu của mình trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành.
Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của các đối tượng sau (trừ trường hợp mua lại cổ phiếu theo bản án của Tòa án, tương ứng với tỷ lệ sở hữu công ty hoặc thông qua phương thức khớp lệnh)
- Người nội bộ công ty và những người có liên quan đến người nội bộ.
- Những cổ đông sở hữu cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng
- Cổ đông lớn.
Trong vòng 10 ngày kể từ khi mua lại cổ phiếu quỹ, công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị số cổ phiếu đã mua.
Nếu công ty mua lại cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả cổ tức cho nhân viên thì tổng số lượng cổ phiếu mua lại để giảm vốn điều lệ phải được báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông và làm thủ tục giảm vốn điều lệ.
Việc mua và bán cổ phiếu cũ cần tuân theo Luật Chứng khoán
Có 2 quy định đang được áp dụng đối với cổ phiếu quỹ:
Đối với lượng cổ phiếu quỹ đã mua trước thời điểm Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực, doanh nghiệp có thể dùng làm cổ phiếu thưởng hoặc bán lại ra thị trường để huy động vốn.
Hiện nay, doanh nghiệp sẽ hủy số cổ phiếu quỹ đã mua và không được chào bán cổ phần để tăng vốn trong vòng 6 tháng kể từ ngày mua lại cổ phiếu quỹ.
Đối với cổ phiếu chưa niêm yết, việc mua lại chỉ được thực hiện thông qua công ty chứng khoán được chỉ định.Nguyên tắc xác định giá mua hoặc bán theo công thức sau:
- Giá đặt mua ≤ giá tham chiếu + (Giá tham chiếu *50% biên độ giao động giá của cổ phiếu).
- Giá đặt bán ≥ giá tham chiếu - (Giá tham chiếu *50% biên độ giao động giá của cổ phiếu).
Trong mỗi phiên giao dịch, công ty đăng ký giao dịch sẽ chỉ được giao dịch cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh chỉ được đặt lệnh giao dịch với tổng khối lượng tối thiểu là 3% và tối đa là 10% khối lượng đã đăng ký.
Cổ phiếu quỹ vừa là tài sản đồng thời cũng là nguồn vốn của một doanh nghiệp. Tùy tình hình kinh doanh mà ban lãnh đạo công ty dùng cổ phiếu quỹ để huy động vốn hay thưởng cho nhân viên hoặc hủy.
Công ty mua lại cổ phiếu quỹ sẽ phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng
Để đầu tư cổ phiếu hiệu quả thì nhà đầu tư cần phải am hiểu về thị trường cùng với đặc điểm của các loại cổ phiếu, đồng thời nắm rõ quy tắc giao dịch trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào một loại nào đó.
Đối với việc giao dịch cổ phiếu quỹ, công ty cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần xem xét đến lợi ích và quyền lợi của các cổ đông có bị ảnh hưởng bởi việc mua lại không, nhằm hạn chế việc mất cân bằng lợi ích, không để xảy ra tình trạng người này phải mua với giá quá cao trong khi người khác lại mua quá rẻ.
- Khi có sự chấp thuận từ Đại hội đồng cổ đông, khối lượng cổ phiếu quỹ đã mua về có thể được hủy bỏ hoàn toàn để giảm vốn điều lệ của công ty.
- Nếu không hủy bỏ, số cổ phiếu quỹ đó có thể được phát hành / bán ra bất kỳ lúc nào, tuy nhiên phải đáp ứng thời hạn và điều kiện mua lại, bán lại pháp luật đã quy định.
- Khi doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị cổ phiếu đã mua, vì vậy ban lãnh đạo công ty cần có phương án dự phòng về vốn, trong đó phải tính toán kỹ càng về sự sụt giảm này để không ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Qua thông tin TOPI chia sẻ ở trên, các bạn có thể thấy doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ vừa là tín hiệu tích cực nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Để biết có nên tiếp tục đầu tư cho cổ phiếu của công ty hay không, nhà đầu tư cần phân tích và xem xét thêm những thông tin khác để có cái nhìn toàn diện.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/co-phieu-quy-la-gi-dac-diem-va-quy-dinh-giao-dich-co-phieu-quy-a25114.html