Theo Wikipedia: “Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp”.
Như vậy, gia súc chính là những loài động vật vẫn tồn tại ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu… Trong đó, có những loài sử dụng làm thịt chủ yếu, có loài lấy sữa, có loài lấy lông nhưng tựu chung lại chúng đều phục vụ các giá trị liên quan đến nông nghiệp. Một điểm chung nữa của gia súc đó là chúng đều là động vật có vú và có 4 chân trong khi gia cầm chỉ có 2 chân. Điều này để phân biệt gia súc gia cầm trong đời sống hàng ngày.
Theo Wikipedia: “Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ”.
Như vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể gặp những loài gia cầm phổ biến: gà, vịt, ngỗng, ngan… Ngoài ra, một số loài chim được con người nuôi nhằm mục đích lấy thịt như chim bồ câu, chim cút… cũng được nhiều người gọi là gia cầm.
Gia cầm chính là loài động vật cung cấp thịt và nguồn dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm tới 30% lượng thịt trên toàn thế giới. Trong đó gà các loại là gia cầm có lượng tiêu thụ phổ biến nhất chỉ sau thịt lợn.
Gia súc gia cầm đều có điểm chung là được nuôi để phục vụ các nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng cho con người. Dựa vào một số khái niệm đưa ra từ Wikipedia và hình ảnh những con vật ngoài đời sống có lẽ bạn cũng đã biết cách phân biệt gia súc gia cầm, 2 tên gọi cho các loài vật sản xuất chính trong nông nghiệp rồi chứ?
Nếu bạn còn phân vân về một loài vật là gia súc hay gia cầm thì chỉ cần lựa chọn 1 chi tiết: gia súc có 4 chân còn gia cầm thì có 2 chân.
“Gia súc là gì?”, “Gia cầm là gì?” tưởng như là câu hỏi “thừa biết” nhưng chắc chắn vẫn có những người không phân biệt được 2 khái niệm này nhất là các bạn trẻ lớn lên tại thành thị chưa một lần nhìn thấy con gà, con trâu ngoài thật bên ngoài.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/gia-suc-la-gi-gia-cam-la-gi-phan-biet-gia-suc-gia-cam-a25247.html