Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụnga

Chỉ báo ADX là gì?

ADX (Average Directional Index) là công cụ chỉ báo giao động giống như chỉ báo Stochastic và chỉ báo RSI. Tuy nhiên, thay vì xác định xu hướng tăng giảm thì ADX chỉ có thể xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Người ta thường dùng công cụ này để xác định thị trường đang đi ngang (thị trường sideway) hay đã bắt đầu xu hướng hay chưa. Được phát triển vào năm 1978 bởi J.Welles Wilder - cha đẻ của các chỉ báo khác được rất nhiều người áp dụng như RSI, MACD, Parabolic SAR…Ban đầu, chỉ báo này được sử dụng phổ biến trong thị trường hàng hoá, sau này được mở rộng sang nhiều thị trường tài chính khác như: Forex, tiền điện tử, chứng khoán.

J. Welles Wilder Jr.

Chỉ báo ADX được tính toán dựa trên trung bình động của giá trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 ngày) và có giá trị dao động từ 0-100. Dựa vào vùng dao động này, trader có thể xác định xu hướng thị trường và đo lường độ mạnh yếu của xu hướng đó. ADX càng lớn thì chứng tỏ xu hướng càng mạnh, ADX thấp cho thấy thị trường ít biến động hoặc đang trong trạng thái sideway.

Thành phần và cách tính của chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX (Average Directional Index) là chỉ báo định hướng trung bình được sử dụng để đo lường sức mạnh của một xu hướng. Xu hướng có thể tăng hoặc giảm và điều này được thể hiện bằng hai chỉ báo đi kèm: đường chỉ báo định hướng dương - Positive Directional Indicator (+DI) và đường chỉ báo định hướng âm - Negative Directional Indicator (-DI).

Do đó, chỉ báo ADX trong chứng khoán thường bao gồm ba đường riêng biệt. Chúng được sử dụng để giúp đánh giá xem liệu bạn có nên ra quyết định thực hiện giao dịch không, hay một giao dịch nên được thực hiện trong dài hạn hay ngắn hạn. Nên nếu áp dụng chỉ báo ADX để giao dịch thì phải bao gồm 3 phần chính : đường ADX, đường +DI và -DI.

Công thức tính ADX sẽ hơi mất thời gian vì cần thực hiện một số chuỗi các phép tính vì có rất nhiều đường trong chỉ báo. Cụ thể:

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Trong đó :

+DM (Directional Movement) = Chuyển động định hướng = Giá cao nhất trong phiên hiện tại - Giá cao nhất trong phiên trước đó

-DM = Giá thấp nhất trong phiên trước đó - Giá thấp nhất trong phiên hiện tại

CDM (Current Directional Movement) = Chuyển động định hướng hiện tại

ATR (Average True Range) = Vùng biên độ trung bình thực tế

Cách tính chỉ báo ADX:

  1. Tính +DM, -DM và vùng biên độ thực tế (TR) cho mỗi phiên, thường là 14 phiên.
  2. +DM = Giá cao nhất trong phiên hiện tại - Giá cao nhất trong phiên trước đó. -DM = Giá thấp nhất trong phiên trước đó - Giá thấp nhất trong phiên hiện tại
  3. Sử dụng +DM khi giá cao nhất trong phiên hiện tại - giá cao nhất trong phiên trước đó > giá thấp nhất trong phiên trước đó - mức giá thấp nhất trong phiên hiện tại. Sử dụng -DM khi giá thấp nhất trong phiên trước đó - mức giá thấp nhất trong phiên hiện tại > giá cao nhất trong phiên hiện tại - giá cao nhất trong phiên trước đó.
  4. TR là giá trị lớn hơn của mức cao nhất trong phiên hiện tại - mức thấp nhất trong phiên hiện tại, mức cao nhất trong phiên hiện tại - mức đóng cửa trước đó, hoặc mức thấp nhất hiện tại - mức đóng cửa trước đó.
  5. Smoothed 14 phiên của + DM, -DM và TR — công thức tính TR như bên dưới. Chèn các giá trị -DM và + DM để tính giá trị smoothed trung bình.
  6. 14TR đầu tiên = tổng của 14 lần ghi nhận TR đầu tiên.
  7. Giá trị 14TR tiếp theo = 14TR đầu tiên - (14TR trước đó/14) + TR hiện tại.
  8. Tiếp theo, chia giá trị smoothed +DM cho giá trị smoothed TR để có được +DI. Sau đó, nhân với 100.
  9. Chia giá trị smoothed -DM cho giá trị smoothed TR để có được -DI. Sau đó, nhân với 100.
  10. Tính chỉ số chuyển động định hướng (DX) bằng cách lấy +DI trừ -DI, chia cho tổng của +DI và -DI (tất cả các giá trị tuyệt đối). Nhân với 100.
  11. Để có giá trị của chỉ báo kỹ thuật ADX, hãy tiếp tục tính các giá trị DX trong ít nhất 14 phiên. Sau đó, tính giá trị smoothed từ kết quả đó để có được ADX.
  12. ADX đầu tiên = tổng DX trong 14 phiên/ 14. Sau đó, ADX = ((ADX trước đó * 13) + DX hiện tại)/ 14.

Từ con số ADX sẽ nhìn nhận được mức độ mạnh yếu của thị trường, thông thường sẽ được xem xét theo :

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Bảng tóm tắt mức độ mạnh yếu xu hướng thị trường theo chỉ báo ADX

Tương tự với đường +DI và -DI ta cũng có thể xác định được xu hướng đang diễn ra

Tham khảo:

- Xu hướng là gì và có các loại xu hướng nào

- Cách xác định đỉnh và đáy của thị trường

Ý nghĩa của chỉ báo ADX

ADX thuộc nhóm chỉ báo tương đối quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá được sức mạnh của xu hướng và đồng thời linh hoạt phân tích để tìm kiếm các lệnh Mua/Bán phù hợp. Dưới đây chính là những ý nghĩa cụ thể của chỉ báo ADX trong giao dịch.

Áp dụng thực tế giao dịch

Dưới đây là một số ví dụ thực tế áp dụng chỉ báo ADX để giao dịch

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Giá cổ phiếu VCI

Cổ phiếu VCI ngày 5/5/2021 bắt đầu xuất hiện điểm giao nhau giữa +DI (đường màu xanh lá) và -DI (đường màu đỏ) báo hiệu có thể sắp tới có một xu hướng tăng và trong các ngày tiếp theo xu hướng này càng rõ ràng hơn khi khoảng cách +DI và -DI ngày càng cách xa nhau. Tuy nhiên việc đường ADX(đường màu xanh lam) vẫn nằm dưới 25 chứng tỏ xu hướng vẫn còn yếu và cần chờ tín hiệu break qua khỏi vùng này để hạn chế rủi ro khi vào lệnh.

Đến ngày 19-20/5/2021, đường ADX xác nhận vượt qua 25, kèm với +DI đang bắt đầu tạo khoảng cách lớn -DI, báo hiệu một xu hướng tăng mới và có thể vào lệnh. Sau khi đã vào lệnh tiếp tục theo dõi và quan sát ADX, nếu tiếp tục tăng cao thì chắc chắn xu hướng tăng đã được hình thành và có thể cân nhắc để mở thêm vị thế. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý, khi ADX vượt quá 50, +DI nằm trên đường -DI một khoảng cách khá lớn, thì nên chốt lời một phần hoặc toàn bộ, vì ADX sẽ có dấu hiệu giảm khi đạt đỉnh (thông thường sẽ vượt qua 50) và xu hướng đảo chiều bắt đầu xuất hiện. Đi kèm với đó là khoảng cách +DI và -DI bắt đầu xích lại gần nhau.

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Giá cổ phiếu VCI

Ngày 5/7/2021, ADX vượt qua mức 50, khoảng cảnh +DI và -DI là tương đối lớn và giá cũng xác lập đỉnh cao nhất trong một khoản thời gian dài, đây là dấu hiệu của việc nên chốt lời một phần hoặc toàn bộ, để giảm thiểu rủi ro trước khi xu hướng tăng giảm. Thực tế đã chứng minh, sau ngày 5/7 chỉ báo ADX bắt đầu tuột dốc, +DI và -DI bắt đầu xích lại và giá cũng bắt đầu điều chỉnh. Nếu nắm vững chỉ báo ADX thì các nhà đầu tư kinh nghiệm đã bán chốt lời sau khoảng thời gian 2 tháng nắm giữ với khoảng lãi hơn 85%.

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Một ví dụ khác về việc sử dụng chỉ báo ADX để quản trị rủi ro

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Giá cổ phiếu HPG

Giá cổ phiếu HPG trong giai đoạn từ 17/1/2022 đến trước 8/4/2022 (phần ô vuông) đang đi sideway với chỉ báo ADX nằm dưới 25 báo hiệu xu hướng yếu và +DI và -DI gần như bằng nhau trong phần lớn thời gian. Nhà đầu tư đang nắm giữ HPG trong giai đoạn này vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm sắp đến. Nhưng trong thời gian từ 8/4 đến 18/4, dễ dàng nhận thấy -DI bắt đầu hướng lên và vượt qua +DI, báo hiệu một xu hướng giảm. Khi nhìn vào chỉ báo ADX bắt đầu có dấu hiệu vượt lên và tiến gần đến 25 thì dấu hiệu cho một xu hướng giảm càng trở nên rõ ràng. Lúc này nhà đầu tư nên cắt lỗ thật dứt khoát để tránh tổn thất. Cụ thể là canh phiên hồi lại vào ngày 6/5 để lập tức đóng hết vị thế trước khi chỉ báo ADX vượt qua 25. Và thực tế sau ngày 6/5 khi chỉ báo xác nhận xu hướng giảm thì giá của HPG đã tụt từ 32 xuống còn khoảng gần 20 vào ngày 21/6 khi chỉ báo ADX đạt đỉnh tại mức 57.

Nếu thành thạo chỉ báo ADX thì các nhà đầu tư có kinh nghiệm đã kịp đóng hết vị thế tại ngày 6/5 hạn chế khoản thua lỗ lên đến gần 37%. Sau đó có thể quan sát các nhịp hồi phục để trade ngắn hạn trong giai đoạn giá HPG về trung hạn vẫn đang theo đà giảm

Giao dịch bằng chỉ báo ADX - Công cụ cực mạnh nhưng chưa được tận dụng

Chỉ báo ADX cho dấu hiệu bán HPG tại ngày 6/5/2022

Việc áp dụng chỉ báo ADX trong giao dịch chứng khoán để nhìn nhận xu hướng giá là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên chỉ báo ADX cũng giống các chỉ báo khác không phải là không có điểm yếu. Chính là ở việc phản ứng chậm với thị trường do là tổng hợp sự chênh lệch giá của các ngày, nên nếu áp dụng chỉ báo ADX một cách máy móc có thể sẽ chậm chân so với thị trường và cũng dễ dẫn đến các khoản lỗ lớn. Ngoài ra việc gặp phải Bear Trap hay Bull Trap khi áp dụng chỉ báo này đối với các nhà giao dịch còn chưa có nhiều kinh nghiệm là việc hoàn toàn có thể xảy ra do việc giao nhau giữa các đường diễn ra thường xuyên, đôi khi là quá thường xuyên, khiến nhà đầu tư có thể xác nhận nhầm tín hiệu. Vì vậy cần áp dụng với các phương pháp khác để tối ưu hiệu quả giao dịch và hạn chế yếu điểm của ADX.

Kết Luận: Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn kiến thức cơ bản về chỉ báo ADX, cách tính và áp dụng chỉ báo này trong giao dịch. Mong rằng các bạn sẽ tìm được cho mình cách thức giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất từ các chỉ báo mà đặc biệt là chỉ báo xu hướng ADX. Hẹn gặp lại trong các bài viết phân tích kỹ thuật tiếp theo từ Vietcap .

Powered by Froala Editor

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/giao-dich-bang-chi-bao-adx-cong-cu-cuc-manh-nhung-chua-duoc-tan-dung-a25625.html