Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng. Được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung. Về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài nhận xét: “Số lượng đô thị nước ta tăng nhanh chóng, mở rộng cả về quy mô lẫn diện tích. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến nhiều vấn đề môi trường mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng đô thị chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được nhu cầu công cuộc đô thị hóa. Đô thị ở nước ta đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mảng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội” (trích ghi nhận tại lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 chuyên đề “Môi trường đô thị”) Theo ông Nguyễn Văn Tài, thách thức lớn nhất là số lượng đô thị tăng rất nhanh, nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều khó khăn gặp phải do tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ gia tăng nước thải đô thị ngày càng lớn, điển hình tại Hà Nội và TPHCM.
Tại nhiều đô thị như Hà Nội, TPHCM thì các kênh, mương, hồ nội thành đã trở thành nơi chứa nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Những vấn đề môi trường đô thị nổi cộm được nhận định bao gồm: Ô nhiễm bụi duy trì ở ngưỡng cao; ô nhiễm nước tại sông hồ, kênh rạch nội thành diễn biến phức tạp; ngập úng có xu hướng mở rộng và gia tăng; suy giảm mực nước ngầm và xâm nhập mặn ở đô thị ven biển; tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đúng kỹ thuật còn thấp, công nghệ lạc hậu chưa phù hợp thực tế; vấn đề quy hoạch phát triển đô thị gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách thức.
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị
Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá và do tác động của cơ chế thị trường giá đất tăng cao nên nhiều ao hồ bị lấp dần để xây nhà và công trình thậm chí có nơi không còn ao và đất trống nữa dẫn đến tình trạng thiếu rãnh thoát nước, nước thải từ các hộ gia đình tràn chảy ra đường vì không có hệ thống thoát nước điều này đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhiều chỗ bị ngập ngay cả lúc trời không mưa có thể nói là “thiếu nước sạch thừa nước bẩn”.
Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay do đô thị hoá đã lọt vào giữa các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường cho những người sống xung quanh .
Hơn nữa việc mở rộng không gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụng đất nông nghiệp, tài nguyên đất bị khai thác triệt để tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn đến tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành.Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước mưa vì nước không thoát được dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thành phố .
Không thể không kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống giao thông gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trầm trọng trong đô thị .
Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị . Một số dân cư không tìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành các xóm liều xóm bụi , nhà ổ chuột … với điều kiện môi trường rất kém mất vệ sinh …
Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy công nghiệp , các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh ngày càng nhiều do đó mức độ ô nhiễm ở những nơi có nhà máysản xuất công nghiệp, sản xuất ngành nghề phụ là rất nghiêm trọng .
Do ý thức của không ít cá nhân tổ chức về bảo vệ môi trường còn rất kém , đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém
Đó là một số nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị tạo nên một thách thức rất lớn đối với môi trường ở nước ta . Nếu không có giải pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, không bền vững và khó khắc phục.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn
Hiện trạng môi trường nước:
Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước còn kém. Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản. Để đảm bảo sinh môi trường đô thị. Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53%. Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70%. Là lấy từ nguồn nước mặt. 50% lấy từ nguồn nước ngầm. Ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức. Đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ. Khai thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hoá .
Hiện nay, công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiều lạc hậu. Chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh .
Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu: Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát nước mưa, nước thải công nghiệp. Hệ thống thoát nước này có 3 nhược điểm chính. Là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện các đường cống nhỏ. Và bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém. Hệ thống cống rãnh thưa, nhiều nhiều đường phố không có cống thoát nước . Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém. Cùng với hồ ao bị san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng trong mùa mưa ở rất nhiều nơi. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất kinh tế.
Rác thải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trườngHiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị : Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng . “Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học , nitơrit , nitơrat .. gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặt . Lượng hóa học côli vượt TCCP hàng trăm lần . Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen ,clo, phenon…” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác.
Hiện trạng môi trường không khí:
Ô nhiễm bụi rất trầm trọng: Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm trọng. Tới mức báo động “nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m. Nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp. Hay gần đường giao thông lớn đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần… Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông vận tải. Xây dựng sửa chữa nhà cửa. Và một phần do sản xuất công nghiệp gây ra.
Ô nhiễm các khí SO2 , CO , NO2: Nồng độ khí SO2 , CO , NO2. Ở một số khu trung cư gần khu công nghiệp. Thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần. Ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO2 vượt quá TCCP.
Những tác động tiêu cực do ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người và kinh tế - xã hội
Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có gần 4 triệu người; gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìn tỷ đô la. Ô nhiễm ôzôn trên mặt đất dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030.
Theo WHO, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh bị mắc phải cao nhất. Các nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra, năm 2016, hơn 60.000 người tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường gây khiến các bệnh hô hấp ngày càng ra tăngTrong khi đó, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam đã chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất.
Trong đó, điều đáng lo ngại là bụi khí PM 2,5 với kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy, được coi là tác nhân gây ô nhiễm có ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe, do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi, thậm chí còn có thể xuyên qua thành mạch máu đi vào hệ tuần hoàn của con người. Vì thế, các hạt bụi này có thể gây ảnh hưởng tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có thể tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim.
Các giải pháp khắc phục
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Cần bổ xung chính sách thuế phí, quỹ môi trường chính sách về áp dụng công nghệ sạch hơn. Công nghệ ít chất thải, công nghệ xử lý chất thải .
Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế. Trong quản lý kết hợp các công cụ quản lý có tính mệnh lệnh. Đảm bảo công bằng các lợi ích về môi trường .
Cần đẩy mạnh phong trào văn hoá công tác bảo vệ môi trường. Đó là khôi phục củng cố phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệ sinh phường khu phố. Như phong trào trồng cây xanh sạch đẹp. Nâng cap ý thức người dân về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Giải pháp tổng thể để xử lý tận gốc vấn đề người lao động di cư vào Hà Nội, cũng như các thành phố lớn để mưu sinh, đó là cùng với phát triển các thành phố lớn - các “điểm đến” của luồng dân di cư thì rất cần tập trung phát triển mạnh các “điểm đi” - những thành phố nhỏ, ngoại vi, nông thôn. Giải pháp lâu dài và quan trọng không thể khác hơn là cải thiện điều kiện sống, cơ hội việc làm và các dịch vụ xã hội ở nơi xuất cư, nhằm cản dòng chảy di cư về các đô thị lớn. Người dân quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu, như việc làm, học hành và y tế. Nếu những mối quan tâm này được đáp ứng ở mức độ nhất định cũng sẽ làm giảm dòng người di cư vào Hà Nội để mong cuộc sống được bảo đảm hơn, tốt hơn./.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-do-thi-va-mot-so-giai-phap-khac-phuc-a25875.html