Bảng tuần hoàn hóa học là kiến thức quan trọng mà học sinh bắt buộc phải ghi nhớ để học tốt bộ môn này. Nếu đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu trúc và gợi ý các mẹo để hiểu rõ hơn về kiến thức này!
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Mendeleev) là bảng tổng hợp các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo số hiệu nguyên tử tăng dần, cấu hình electron và quy luật tuần hoàn. Bảng tuần hoàn sẽ giúp tính toán tính chất của từng nguyên tố hóa học dựa vào vị trí của nó. Bảng nguyên tố hóa học bao gồm 7 dòng và 18 cột cùng 2 dòng kép riêng nằm phía dưới cùng.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 3 yếu tố cơ bản là:
Ô nguyên tố: Mỗi ô trong bảng tuần hoàn sẽ chứa một nguyên tố hóa học. Số thứ tự của ô chính là số hiệu nguyên tử của nguyên tố nằm bên trong.
Chu kỳ: Bao gồm 7 chu kỳ, đây là dãy các nguyên tố hóa học có cùng số lớp e và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kỳ là số lớp e ngoài cùng của nguyên tố. Trong đó, chu kỳ 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; và chu kỳ 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn (chu kì 7 thì chưa hoàn thành).
Nhóm nguyên tố: Là các nguyên tố hóa học có cấu hình e tương tự nhau nên giống nhau về tính chất và được xếp thành một cột. Trong đó, các nguyên tố s và p thuộc nhóm A. Còn nhóm B là các nguyên tố d và f.
- Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y)B.
- Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm VIIIB.
- Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố này thuộc nhóm (x + y - 10)B.
Bên cạnh đó, mỗi cấp bậc lớp sẽ có những thay đổi khác nhau trong bảng nguyên tố hóa học:
Bảng tuần hoàn hóa học sách mới chương trình lớp 7
Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên học sinh lớp 7 học môn Khoa học tự nhiên, bao gồm môn hóa học. Trong đó điểm đáng chú ý là tên gọi các nguyên tử, nguyên tố, hợp chất… được đọc bằng tiếng Anh theo danh pháp IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry), thay vì đọc theo phiên âm tiếng Việt như trước đây.
Ví dụ: Các nguyên tố như Nitơ (N) sẽ đọc là Nitrogen; Đồng (Cu) đọc là Copper; Canxi (Ca) đọc là Calcium; Oxy (O) là Oxygen; Flo (F) là Fluorine; Nhôm (Al) là Aluminium…
Ngoài ra, dựa vào bảng và chú thích màu sắc, bạn sẽ biết được chất nào là kim loại (màu xanh lá cây), phi kim (màu hồng) và khí hiếm (màu cam).
Bảng tuần hoàn hóa học trong chương trình lớp 8 gồm các thông tin cơ bản để học sinh làm quen.
Ở chương trình Hóa học lớp 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho học sinh tiếp xúc với bảng tuần hoàn dạng cơ bản để làm quen và hiểu được bản chất vấn đề. Bảng tuần hoàn hóa học sách mới lớp 8 sẽ bao gồm hai thành tố là:
Số nguyên tử: Là số proton trong hạt nhân của một nguyên tử, tương đương với số điện tích hạt nhân dùng để phân biệt với các nguyên tố khác.
Ký hiệu nguyên tố hóa học: Là tên viết tắt của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Bảng tuần hoàn trong chương trình hóa học lớp 8 cung cấp đầy đủ các thông tin của từng nguyên tố.
Sau khi nắm rõ kiến thức cơ bản ở lớp 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ hơn vào chương trình lớp 9 với các thành tố bao gồm:
Số hiệu nguyên tử: Dùng để phân biệt các nguyên tố, đây là số proton có trong hạt nhân, cũng là số điện tích hạt nhân của nguyên tử:
Ký hiệu hóa học: Là tên viết tắt của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Tên nguyên tố: Là chất hóa học tinh khiết có số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân) khác nhau.
Cấu hình electron: Là cách phân bổ các electron trong lớp vỏ của nguyên tử hóa học ở nhiều trạng thái.
Nguyên tử khối trung bình: Là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các nguyên tố đồng vị.
Độ âm điện: Là khả năng hút các hạt electron của từng nguyên tử hóa học khi hình thành các liên kết hóa học.
Số oxi hóa: Là số electron trao đổi khi nguyên tử bị oxi hóa hoặc khử.
Bảng tuần hoàn trong hóa học lớp 10 có đầy đủ các thông tin quan trọng của từng nguyên tố.
Bảng tuần hoàn môn hóa lớp 10 có các thông tin và thành tố bên trong tương tự chương trình lớp 9, nhưng sẽ đi sâu hơn về các yếu tố như: Nguồn gốc sự phát minh, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố, cấu tạo bảng tuần hoàn, bài luyện tập cơ bản đến nâng cao.
Số thứ tự của ô chính là số hiệu nguyên tử của nguyên tố nằm bên trong. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Để dễ dàng đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bạn cần nắm rõ ý nghĩa của từng thành tố:
Số nguyên tử: Là số proton, số điện tích hạt nhân của một nguyên tử.
Nguyên tử khối trung bình: Là nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố đồng vị.
Độ âm điện: Là khả năng hút electron của các nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học. Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim càng mạnh và ngược lại.
Cấu hình electron: Cho biết cách phân bổ các electron ở các trạng thái khác nhau trong lớp vỏ nguyên tử.
Số oxi hóa: Cho biết số electron trao đổi khi một hoặc một nhóm nguyên tử bị oxi hóa hay bị khử.
Tên nguyên tố: Là chất hóa học tinh khiết, được phân biệt với nguyên tố khác bằng số proton trong hạt nhân (số hiệu nguyên tử).
Ký hiệu hóa học: Là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học.
Nếu mới làm quen với bảng tuần hoàn hóa học, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi ghi nhớ thông tin. Dưới đây là các cách giúp bạn ghi nhớ bảng tuần hoàn nhanh chóng:
Bạn cần hiểu rõ các thành phần của từng nguyên tố, bao gồm: số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, số oxi hóa, độ âm điện, cấu hình electron. Bảng tuần hoàn có rất nhiều thông tin nên bạn nên học một vài nguyên tố mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên dán bảng tuần hoàn ở nơi dễ nhìn thấy và làm thẻ ghi chú cho mỗi nguyên tố sẽ giúp não bộ ghi nhớ dễ dàng hơn.
Bạn hãy in bảng nguyên tố hóa học thành nhiều bảng và dán ở những nơi dễ thấy
Bạn có thể học các thông tin nguyên tố hóa học qua câu nói: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”. Đây chính là cách học theo dãy hoạt động hóa học của các kim loại gồm Na - F - Ca - Mg - Al - Zn - Fe - Ni - Sn - Pb - H - Cu - Hg - Ag - Pt - Au.
Một trong các cách được học sinh áp dụng để học bảng nguyên tố hóa học là sử dụng bài ca hóa trị cơ bản và nâng cao. Bạn có thể tham khảo bài ca hóa trị qua hình ảnh dưới đây:
Bài ca hóa trị giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ các thông tin của từng nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về bảng tuần hoàn hóa học giúp bạn hiểu rõ, từ đó biết cách ghi nhớ một cách dễ dàng. Bảng tuần hoàn các nguyên tố là kiến thức quan trọng, tạo tiền đề để học sinh học tốt bộ môn hóa học. Chúc bạn thành công!
TIN CỰC HOT!!! Tại Điện Máy Chợ Lớn hiện đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá đến 50% cùng các quà tặng đi kèm cực giá trị đang chờ bạn. Chương trình áp dụng cho hàng loạt mặt hàng như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, tivi, lò vi sóng,... đến từ các thương hiệu nổi tiếng Samsung, Sony, LG, Panasonic… Nhanh tay nắm bắt cơ hội mua sắm giá rẻ bằng cách đến cửa hàng gần nhất hoặc đặt mua online TẠI ĐÂY!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/bang-tuan-hoan-nguyen-to-hoa-hoc-cach-doc-va-meo-ghi-nho-a25876.html