Tài chính cá nhân gồm thu nhập và chi tiêu, tài chính doanh nghiệp gồm lợi nhuận và chi phí, vậy bạn có tò mò tài chính công là gì và “thu nhập” - “chi tiêu” của tài chính công là gì không? Mời bạn cùng VNSC làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tài chính công là thuật ngữ kinh tế nói đến các hoạt động thu chi sử dụng tiền do Nhà nước thực hiện. Tài chính công phản ánh các mối quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chung của xã hội.
Tương tự như các quỹ tài chính khác, tài chính công cũng bao gồm nguồn thu và chi tiêu, cụ thể như sau:
Nguồn thu của tài chính công bao gồm thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), tín dụng nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách. Trong đó, nguồn thu quan trọng nhất là Ngân sách Nhà nước. Khoản ngân sách này được sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước như trả lương cho công chức, viên chức, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm…), trợ cấp an sinh xã hội, trợ giá…
Nguồn thu NSNN đến từ mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, trong đó bao gồm 4 thành phần chính sau:
Như đã nhắc đến ở trên, tài chính công được sử dụng để duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả thực hiện nhiệm vụ của nhà nước và một số khoản chi khác, cụ thể:
Tài chính công có những điểm giống và khác so với tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Để phân biệt, bạn có thể dựa vào đặc điểm của tài chính công dưới đây:
Chủ thể duy nhất sở hữu và có quyền ra quyết định sử dụng tài chính công là Nhà nước. Mục tiêu sử dụng tài chính công phải liên quan mật thiết tới hoạt động của bộ máy Nhà nước. Điều này đảm bảo quyền lãnh đạo thống nhất và tập trung của nhà nước, loại trừ sự chia sẻ và phân tán quyền lực.
Doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên hiệu quả của việc sử dụng tài chính doanh nghiệp thể hiện ở việc 1 đồng chi phí bỏ ra thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, Nhà nước không hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận, việc thu chi tài chính không hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là, hiệu quả 1 đồng bỏ ra không đánh giá dựa trên số tiền thu về mà dựa trên các chỉ số kinh tế - xã hội.
Chẳng hạn, Nhà nước bỏ ra chi phí để duy trì sự hoạt động của các đơn vị kinh tế nhà nước như ngân hàng nhà nước, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển…
Những đơn vị này sử dụng nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nền kinh tế, hỗ trợ và trợ cấp cho người dân. Kết quả nhận về được đo lường bằng các chỉ số phát triển kinh tế (GDP, lạm phát…), chỉ số an sinh xã hội (tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân biết chữ, tỷ lệ thất nghiệp…).
Nguồn hình thành thu nhập của tài chính công đến từ tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ sản xuất, lưu thông, phân phối, dịch vụ… trong nước và nước ngoài. Nguồn thu này gắn liền với sự phát triển kinh tế, quá trình theo dõi các yếu tố kinh tế - xã hội khác như giá cả, lãi suất, mức thu nhập…
Quá trình hình thành và sử dụng tài chính công thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Việc sử dụng tài chính công nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu.
Tài chính công tham gia vào nhiều lĩnh vực, khía cạnh của xã hội như kinh tế, giáo dục, sản xuất, an ninh, quốc phòng… Phạm vi này được điều chỉnh thay đổi phụ thuộc vào chính sách nhà nước trong từng thời kỳ.
Tài chính công được sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như sau:
Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ là 2 yếu tố chính tác động tới tài chính công, cụ thể:
Nhà nước và tài chính công có một quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Nhà nước là cơ quan xây dựng và sử dụng tài chính công. Nguồn tài chính công được sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, nguồn thu tài chính công từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do đó, nếu sử dụng tài chính công hiệu quả, nền kinh tế và xã hội phát triển, nguồn thu NSNN tăng. Từ đó, đầu tư vào kinh tế, quốc phòng, an ninh xã hội tăng, vị thế đất nước trên trường quốc tế tăng.
Nhà nước không thể tự cung tự cấp các điều kiện cần thiết để tồn tại và thực hiện các nhiệm vụ mà cần nguồn tài chính công, tức tiền trong NSNN. Quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính công gắn liền với việc sử dụng tiền tệ để trao đổi hàng hóa, điều này liên quan đến nền kinh tế hàng hóa tiền tệ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tài chính công gồm khái niệm, đặc điểm, thành phần, chức năng và các yếu tố tác động. VNSC hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về tài chính công và hệ thống tài chính công ở Việt Nam.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/tai-chinh-cong-la-gi-dac-diem-chuc-nang-va-nhiem-vu-cua-tai-chinh-cong-a25882.html