Slang /slæŋ/ từ lóng - là một danh từ không đếm được. “Slang” dùng để chỉ những từ ngữ, cách biểu đạt mang tính dân dã, đời thường, không trang trọng. Những từ lóng tiếng Anh được dùng rất nhiều trong ngôn ngữ nói và phổ biến với một cộng đồng hoặc nhóm người nào đó trong xã hội.
Nghe tên “từ lóng,” có lẽ nhiều bạn sẽ thấy hơi xa cách, nhưng nếu đọc định nghĩa của nó lên, hẳn các bạn sẽ thấy rất quen thuộc. Trong tiếng Việt cũng có từ lóng. Những từ như “thả thính” hay “gắt” mà các bạn dùng hàng ngày đều đã được coi là từ lóng trong tiếng Việt vì chúng đã được dùng phổ biến trong hội thoại thường nhật với những nghĩa khác với nghĩa gốc của chúng.
Ngày hôm nay, hãy cùng Language Link Academic điểm danh những từ lóng tiếng Anh phổ biến nhất mà một người nói tiếng Anh cần biết.
Awesome /ˈɔːsəm/ là một tính từ. Cũng xuất hiện trong tiếng Anh-Anh, nhưng “awesome” đặc biệt được ưa chuộng tại Mỹ. Nghĩa của từ lóng “awesome” tương đương với “very good” (rất tốt, rất hay, rất ngon,…) nhưng chúng ta thường dịch nó với nghĩa “đỉnh.” Là một tính từ, “awesome” bổ nghĩa cho một danh từ hoặc đại từ. Vì bắt đầu bằng nguyên âm, mạo từ xác định đứng trước awesome sẽ là “an.”
e.g.: We watched an awesome movie last night.
Tương tự như những tính từ như “good,” “great,” “fantastic,” “okay,” người ta cũng dùng “awesome” như một câu trả lời một từ (one-word reply) cho các đề nghị, gợi ý.
e.g.:- Hey, I’ll pick you up at 1 pm, okay? (Này, tôi đón anh lúc 1 giờ chiều nhé?)- Awesome. (Tuyệt.)
Cool /kuːl/ vốn có nghĩa là “mát mẻ,” “dịu nhẹ (màu sắc),” “dễ chịu” nhưng nó đã được trao một nghĩa mới trong quá trình phát triển của ngôn ngữ. “Tuyệt,” “được,” biểu thị ý tán dương, đồng tình, “cool” giống như “awesome,” dùng để đưa ra phản hồi của người nói tới một sự vật, sự việc nào được đưa ra trước đó.
e.g.:- What do you think about my coworker? (Anh nghĩ sao về cậu đồng nghiệp của tôi?)- He’s a cool guy. (Cậu ta tuyệt đấy.)
- We will see you at CGV tonight. (Bọn tôi sẽ gặp cậu ở CGV tối nay.)- Cool. (Được.)
Hang out /ˈhæŋ.aʊt/ là một động từ kép. Nghĩa gốc của nó là “phơi đồ,” sau được mở rộng ra và thêm nghĩa mới là “đi chơi.” Vì thế, nếu một người hỏi bạn có muốn “hang out” với họ không, không phải họ muốn nhờ bạn phơi đồ đâu nhé, họ rủ bạn đi chơi đấy.
e.g.:- It’s been such a long time, I really missed you. (Đã lâu lắm rồi nhỉ, mình nhớ cậu lắm.)- I missed you too. Now, I’m back, we should hang out sometimes. (Mình cũng nhớ cậu nữa. Giờ mình về rồi, bọn mình thi thoảng nên đi chơi.)- Sure, just call me any time. (Được chứ, cứ gọi mình bất cứ lúc nào.)
Chill out /ˈtʃɪl.aʊt/ cũng là một động từ kép như “hang out.” Nhưng “hang” có thể là một động từ khi đứng một mình, còn “chill” thì không. Nó là một danh từ. Danh từ “chill” có nghĩa là “cái lạnh, hơi lạnh” hay “cơn cảm cúm” và “nỗi sợ.” Khi kết hợp với giới từ “out,” “chill” không còn là danh từ nữa, nó được chuyển thành động từ. Cả “chill out” có nghĩa là “thư giãn,” “bình tĩnh lại.”
e.g.: They sometimes come to my house to chill out and watch some movies with me. (Họ thi thoảng đến nhà tôi để thư giãn và chúng tôi xem vài bộ phim.)
Wheel /wiːl/ có nghĩa là bánh xe, bánh lái. Tuy nhiên, số nhiều của nó - wheels - lại không chỉ có nghĩa là những cái bánh xe hay những cái bánh lái. Khi trở thành một từ lóng, “wheels” mang nghĩa rộng hơn, nó để chỉ bất cứ một cái xe nào: ô tô, mô tô (xe máy) hay thậm chí xe đạp, xe cút kít. Nhưng người Mỹ hay hiểu “wheels” là ô tô hơn.
e.g.: I don’t have my wheels right now, I took it down to the garage this morning. (Giờ tôi không có xe, sáng nay tôi đem nó tới ga-ra sửa chữa rồi.)
Khi bạn thấy “amped” /æmpt/ có nghĩa là bạn cực kỳ phấn khích và không thể đợi được tới khi một thứ gì đó xảy ra.
e.g.:- I can’t wait to see Taylor Swift tonight. (Mình không thể đợi được để gặp Taylor Swift tối nay.)- So do I, I’m amped. (Mình cũng thế, quá phấn khích.)
Nhưng không chỉ đơn giản như thế, “amped” cũng miêu tả việc bạn quyết tâm cao thế nào và mong muốn một điều gì đó xảy ra của bạn rất cao.
e.g.: We’re so amped for the game tonight. (Chúng tôi cực kỳ quyết tâm cho trận đấu tối nay.)
Đi kèm với “amped” có thể là giới từ “up” hoặc “about.”
e.g.:- I got pretty amped up before the game started. (Tôi thấy khá phấn khích trước khi trận đấu bắt đầu.)- Don’t get too amped about the show. (Đừng quá phấn khích về chương trình nhé.)
Babe /beib/ là một danh từ tiếng Anh cổ, nghĩa của nó giống với “baby” /ˈbeɪbi/, để nói về em bé. Có lẽ vì thế nên khi “baby” trở thành một từ lóng phổ biến - “cưng” - với nghĩa để chỉ một người mà bạn yêu quý, “babe” cũng được mang ra để sử dụng với mục đích tương tự. Nhưng không chỉ thế, bạn có thể dùng “babe” để khen một người phụ nữ trẻ đẹp, hấp dẫn với một người khác.
e.g.:- I love you, babe. (Em yêu anh lắm, anh yêu.)- Do you know Huy’s girlfriend? (Cậu có biết bạn gái Huy không?)- Yes, I do. She’s such a babe. (Có chứ. Cô ấy đẹp lắm.)
Gần đây, người ta còn bắt đầu sử dụng một biến thể của “babe” để chỉ người yêu của ai đó - “bae” /bā/.
Bạn có phải fan /fæn/ của TV series /ˌtiːˈviː.ˈsɪəriːz/ đình đám của Disney - Phineas and Ferb - không? Nếu câu trả lời là “có,” bạn hẳn biết đây là từ yêu thích của Candace - cô chị của hai nhân vật chính của chúng ta. Thậm chí còn có cả một bài hát trong phim về từ này nữa.
“Busted” là thể bị động của động từ “bust.” “Bust” có nghĩa là làm vỡ, phá cái gì đó; nhưng khi áp dụng với đối tượng là người, “bust” có nghĩa là bắt quả tang, bắt giữ ai đó (dùng cho cảnh sát). Hiển nhiên “busted” sẽ có nghĩa là bị bắt quả tang, bị bắt giữ. Tuy nhiên, “bust” và “busted” không chỉ có nghĩa như vậy, nó còn có nghĩa là phanh phui và bị phanh phui bí mật nào đó. Vì thế, có thể dịch thoát ý của chúng là “bốc phốt” và “bị bốc phốt” theo tiếng Việt hiện đại.
Blast /blɑːst/ là một danh từ đếm được, mang nghĩa vụ nổ lớn, luồng khí mạnh, tiếng ồn lớn đột ngột. Vậy cụm động từ “have a blast” có liên quan gì đến những nghĩa trên không? Câu trả lời là “không.” Cả cụm “have a blast” mang nghĩa vui vẻ hơn như thế. Khi bạn “have a blast” có nghĩa là bạn đang có một khoảng thời gian cực kỳ vui vẻ và tuyệt vời.
e.g.: The concert was awesome, everyone had a blast. (Buổi biểu diễn thật tuyệt vời, mọi người ai cũng rất vui vẻ.)
Quen không? Quen không? Đúng thế, “have a crush on sb” có nghĩa là bạn đang “cảm nắng” ai đó. “Crush” /krʌʃ/ vốn là một động từ với nghĩa bóp, nghiền. Khi chuyển thành một danh từ, “crush” trở thành “cơn cảm nắng.” Có lẽ nguồn gốc của danh từ “crush” là “truyền thuyết” khi bạn gặp một người bạn thích, bạn sẽ thấy có một cơn thắt nhỏ trong tim mình. Vậy, dạo này bạn có “have a crush” với ai không?
e.g.: I think I’m having a crush on An. She makes me feel nervous every time we talk. (Tôi nghĩ tôi đang “cảm nắng” An mất rồi. Cô ấy làm tôi ngại ngùng mỗi khi chúng tôi nói chuyện.)
Nếu bạn đang bay bổng với từ thứ 10, từ lóng tiếng Anh thứ 11 này sẽ khiến bạn có chút không vui đấy. “Dump” /dʌmp/ là một động từ, nó có nghĩa là loại bỏ thứ không mong muốn, không phù hợp. Vì vậy, khi áp dụng với người, “dump” chính xác là từ “đá” trong tiếng Việt.
Khi bạn “đá” một ai đó, có nghĩa là bạn chấm dứt mối quan hệ với ai đó, hay nói cách khác, bạn đơn phương chia tay với họ. Nhiều người hay nhầm động từ “dump” với tính từ “dumb” /dʌm/ (bị câm) khi viết do chúng quá giống nhau. Nhưng “dumb” khác “dump” ở chỗ khi nói, “dumb” không phát âm “b” âm cuối, còn “dump” kết thúc bằng âm cuối “p,” chú ý nhé.
Sau khi bị “dump,” bạn sẽ trở thành “ex” của người đó, và người đó cũng là “ex” của bạn. Nói đến đây, chắc bạn đã hiểu rồi chứ? “Ex” /eks/ vốn là một tiền tố, nó đứng trước các danh từ để tạo thành từ mới với nghĩa “cũ,” ví dụ như “ex-husband” (chồng cũ), “ex-wife” (vợ cũ). Từ khoảng đầu thế kỷ XIX, tiền tố ex- được sử dụng riêng rẽ như một danh từ đếm được với nghĩa “người cũ,” “cố nhân.” Số nhiều của “ex” là “exes,” đôi khi còn được cách điệu thành “X’s.”
Tùy thuộc vào việc bạn dùng từ này, nó có thể mang nghĩa tốt hoặc không tốt. Khi bạn gọi một người là “geek” /ɡiːk/, ý bạn là người đó rất nhàm chán, hoặc là do mụ mị đầu óc vì học hành hoặc là do lối sống tách biệt với xã hội. Nhưng khi bạn gọi một người bạn của bạn là “geek,” ý của bạn sẽ tích cực hơn và mang ý trêu đùa vì bạn ngạc nhiên là người đó biết quá nhiều thứ.
Hooked /hʊkt/ vốn là một tính từ, nghĩa của nó là miêu tả một thứ cong cong, mang hình cái móc. Khoan hãy nghĩ đến việc dùng “hooked” với ý ai hay cái gì bị móc đã nhé. Thật ra, khi bạn “hooked on sth” có nghĩa là bạn đang mê mẩn, “nghiện” một cái gì đó. Đó có thể là một trò chơi nào đó, một chương trình, một bộ phim, một bài hát, hay thậm chí là…chất gây nghiện! Đừng nghĩ quá tồi tệ nhé, thật ra ý của “hooked” không tiêu cực, nó tùy thuộc vào ý định sử dụng của người nói.
Nếu bạn là một fan của dòng nhạc pop, bạn có thể từng nghe đến cụm từ “hook song” - đó là một bài hát gây nghiện với những “earworm” /ˈɪəwɜːm/ - đoạn nhạc gây nghiện - lặp đi lặp lại và in hằn trong tâm trí người nghe. Bạn có thể giới thiệu một vài “hook song” mà bạn đang yêu thích không?
Một từ vui vẻ để kết thúc lại bài học ngày hôm nay của chúng ta. “Epic fail” /ˈepɪk. feɪl/ là một danh từ ghép bởi tính từ “epic” và động từ “fail.” “Epic” ở đây có nghĩa tương đương với “big” /bɪɡ/ còn “fail” chính là “failure” /ˈfeɪljə(r)/. Khi bạn gọi một cái gì là “epic fail,” nó có nghĩa bạn coi đó là một thất bại lớn.
e.g.:- Our school volleyball team lost the game with Le Quy Don’s, can you believe it?- Yeah, epic fail!
Trên đây là 15 từ lóng tiếng Anh thú vị nhất mà chúng tôi chọn ra để giới thiệu với các bạn. Thế giới những từ lóng tiếng Anh, đặc biệt là những từ lóng tiếng Anh-Mỹ có rất, rất, rất nhiều từ khác. Language Link Academic sẽ hẹn giới thiệu tiếp với các bạn vào lần sau nhé. Hãy tiếp tục theo dõi blog và fanpage của Language Link Academic để nhận những bài học, bộ bài tập và mẹo học tiếng Anh hiệu quả nha!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/nhung-tu-long-tieng-anh-pho-bien-nhat-phan-1-a25898.html