Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?

1. Tây Bắc ở đâu?

Tây Bắc chắc chắc chắn là cái tên quen thuộc đối với hầu hết người dân Việt Nam vì vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi đây đã đi vào rất nhiều những tác phẩm văn học nổi tiếng mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường hầu hết chúng ta đã được học qua. Thế nhưng để trả lời cho câu hỏi Tây Bắc ở đâu? Tây Bắc gồm những tỉnh nào thì không hẳn ai cũng có thể dễ dàng trả lời được.

Tây Bắc là vùng núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, các tỉnh thuộc Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Tây Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam cùng với 2 tiểu vùng khác đó là Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được thống nhất hoàn toàn. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã. Tuy nhiên nhìn chung hiện nay người ta vẫn ngầm công nhận 6 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thuộc vùng Tây Bắc.

Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?
Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình

Tây Bắc được hình thành cách đây khoảng 500 triệu năm và vẫn đang trong quá trình kiến tạo. Ban đầu Tây Bắc là vùng biển và chí có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình kiến tạo trái đất, sự sụt lún mạnh đã giúp hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Cách đây 300 triệu năm, dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ đã làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét như hiện nay.

2. Tây Bắc gồm những tỉnh nào?

Về mặt hành chính, Tây Bắc hiện nay gồm có 6 tỉnh là Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Tổng diện tích của vùng Tây Bắc là khoảng 5,645 triệu ha chiếm 10,5 % so với tổng diện tích cả nước. Tây Bắc do địa hình đồi núi là chủ yếu nên số lượng dân cư ở Tây Bắc chỉ khoảng 4,5 triệu người.

Một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, tuy nhiên phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở của Ban chỉ đạo Tây Bắc nằm ở thành phố Yên Bái, tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái nên Yên Bái vẫn thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam.

3. Khí hậu Tây Bắc

Khí hậu của Tây Bắc là yếu tố khiến du lịch Tây Bắc được nhiều du khách yêu thích. Dãy Hoàng Liên Sơn là yếu tố quyết định rất lớn đến điều kiện thời tiết khí hậu của vùng Tây Bắc. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức tường thành ngăn không cho gió mùa đông vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 độ C.

Vùng Tây Bắc gồm những tỉnh nào?
Điều thú vị đó là những địa điểm du lịch ở Tây Bắc lại thường mát mẻ quanh năm

Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt - ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" - gió lào được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Điều thú vị đó là những địa điểm du lịch ở Tây Bắc lại thường mát mẻ quanh năm thậm chí có tuyết rơi như ở Sapa vào mùa Đông bởi địa hình cao hơn rất nhiều so với những khu vực khác của Tây Bắc. Khí hậu mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho du lịch Tây Bắc chiếm được cảm tình của đông đảo khách du lịch đến đây tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời, tránh cái nắng cái nóng oi ả ở thành phố hay trải nghiệm cái lạnh âm độ C.

Hầu hết Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,... Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. Khách du lịch đến đây cũng thường tìm đến thăm quan những bản làng để có những trải nghiệm mới mẻ trong chuyến du lịch Tây Bắc của mình.

Ngoài được tìm hiểu về phong tục tập quán thì bạn còn có thể được thưởng thức những món ăn ngon đặc sản của Tây Bắc.

Tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao, những khu đỉnh núi là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến. Đồng bào dân tộc ở đây chủ yếu sinh sống bằng bằng nông nghiệp, phát nương làm rẫy và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.

Vùng sườn núi là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, người dân lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công. Ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. Mỗi vùng lại mang nét văn hóa độc đáo khác nhau nên bạn có thể cảm nhận được rõ rệt khi đặt chân đến từng khu khác nhau ở Tây Bắc nhé.

5. Đặc sản vùng Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng cao của nước ta với điều kiện khí hậu đặc biệt. Ở nơi đây có nhiều khung cảnh đẹp, cùng với những món ăn vô cùng độc đáo được nhiều người dân yêu thích như thịt trâu gác bếp, lớn cắp nách, nhộm ong rừng, Pa Pỉnh tộp, thắng cố ngựa, nậm pịa, cá bống vùi tro, rượu táo mèo, rêu đá nướng,..

Trong đó món ăn thịt trâu gác bếp là một món ăn vô cùng nổi tiếng, được nhiều người dân cả nước yêu thích. Thịt trâu gác bếp được chế biến từ thịt trâu của nơi đây, được tẩm ướp gia vị đặc trưng của vùng núi. Sau khi ướp xong sẽ được để trên bếp lửa hun khói để khi chuyển từ màu đỏ tươi sang màu nâu hơi đỏ sậm. Món thịt trâu gác bếp được thưởng thức cùng rượu táo mèo đặc trưng của Tây Bắc sẽ là món ăn vô cùng hấp dẫn.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/vung-tay-bac-gom-nhung-tinh-nao-a25948.html