Theo quy định hiện hành, trách nhiệm pháp lý được xác định là một loại trách nhiệm do pháp luật đặt ra, là hậu quả pháp lý mà cá nhân, tổ chức phải chịu do hành vi vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hành vi pháp luật quy định.
Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các chế tài, hình phạt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Theo đó, trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong các lĩnh vực:
- Trách nhiệm hình sự: Là chế tài Tòa án áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật quy định trong bộ luật hình sự. Trách nhiệm hình sự được coi là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, do áp dụng các hình phạt tù.
Ví dụ: Khi phạm tội giết người, cá nhân đủ năng lực trách nhiệm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.
- Trách nhiệm dân sự: Là chế tài Tòa án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự, nhằm khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức khác.
Ví dụ: Anh A và công ty B giao kết hợp đồng mua bán chung cư. Tuy nhiên, đến ngày hẹn nhưng công ty B không giao nhà cho anh A. Khi đó, anh A có quyền khởi kiện yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại cho mình.
- Trách nhiệm hành chính: Được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm: cảnh cáo, khiển trách, cách chức, phạt tiền,...
Ví dụ: Người có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm.
- Trách nhiệm kỷ luật: Là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật, quy tắc hoặc nghĩa vụ trong quá trình làm việc, công tác.
Ví dụ: Anh B được công ty phân công đi công tác, tuy nhiên anh B không đi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty. Do đó, anh B sẽ bị công ty kỷ luật theo quy định.
- Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý thể hiện sự uy nghiêm, quyền lực, chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các cơ quan nhà nước trong việc quản lý an toàn trật tự xã hội;
- Thứ hai, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội, qua đó răn đe, giáo dục đối với mọi thành phần trong xã hội, đảm bảo cá nhân, tổ chức đều tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của xã cá nhân và tổ chức khác;
- Thứ ba, bằng cách áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý, xã hội có thể duy trì trật tự và ổn định, ngăn chặn hành vi gây rối trật tự, xâm phạm đến an ninh và an toàn cộng đồng;
- Thứ tư, khi áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thông qua một trình tự nhất định, chặt chẽ, đảm bảo truy cứu đúng người, đúng tội. Việc này giúp ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực từ các cá nhân hoặc tổ chức, bảo vệ người dân khỏi những hành vi sai phạm của cơ quan có thẩm quyền.
Tóm lại, mục đích của việc áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý mang tính giáo dục cao, từ đó xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, công lý và ổn định, bảo vệ quyền lợi của mọi người và thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ hai chiều, gắn kết chặt chẽ với nhau, cụ thể:
- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có sự vi phạm pháp luật, và vi phạm pháp luật luôn là nguyên nhân, tiền đề sơ sở dẫn đến hậu quả là trách nhiệm pháp lý;
- Mỗi cá nhân, pháp nhân phải chịu một hay nhiều trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật tương ứng;
- Việc xác định trách nhiệm pháp lý phải dựa trên sự phân tích hành vi, và được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền theo một trình tực nhất định.
Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư vi phạm trong các dự án
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/trach-nhiem-phap-ly-muc-dich-ap-dung-la-gi-a26019.html