Quang phổ liên tục là cụm từ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực vật lý. Là một hiện tượng ánh sáng trong tự nhiên. Được các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng trong việc chia ánh sáng thu được theo bước sóng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quang phổ liên tục và những vấn đề liên quan; hãy dành ít phút cùng LabVIETCHEM tìm hiểu ngay sau đây.
Khái niệm về quang phổ liên tục là gì?
Là một dải sáng không xuất hiện vạch quang phổ mà chỉ có dải màu liên tục biến thiên. Dải màu này không bị đứt đoạn,có sự liền mạch từ màu đỏ tới màu tím. Trong cuộc sống chúng ta có thể thu được dải quang phổ liên tục thông qua những thí nghiệm đơn giản như: chiếu ánh sáng trắng thông qua lăng kính; ánh sáng mặt trời; ánh sáng của đèn dây tóc cũng được gọi là quang phổ liên tục…….
Đầu tiên thì cả hai khái niệm đều có ý nghĩa về mặt vật lý, có thể xảy ra rời rạc hoặc cùng lúc với nhau. Tuy nhiên sự khác biệt cụ thể như sau: Quang phổ bao gồm các vạch tối hoặc sáng, sẽ thay đổi do quá trình phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng xảy ra trong một dải tần số hẹp. Còn quang phổ liên tục lại chỉ bao gồm các vạch sáng liên tiếp nhau, không bị rời rạc hay đan xen bởi các vạch tối.
Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ
Để phân tích được quang phổ liên tục người ta sử dụng một số phương pháp điển hình như:
Loại quang phổ này có nguyên lý hoạt động thông qua việc đo nhiệt độ các hạt vật chất thông qua sự phân bố về cường độ ánh sáng theo bước sóng. Thường được ứng dụng để đo nhiệt độ của các vật chất ở rất xa như hành tinh khác; thiên thể mà con người muốn nghiên cứu. Hoặc ứng dụng trong các lò luyện kim nhiệt độ cao.
Nguồn phát quang phổ liên tục có thể là chất rắn, chất lỏng và chất khí
Như các bạn đã biết thì mọi vật chất rắn, lỏng hay khí khi được nung nóng tại một nhiệt độ nhất định đều sẽ phát ra ánh sáng. Đều có khả năng tạo ra ánh sáng liên tục theo dải màu. Bởi vậy mà nguồn phát ra loại quang phổ liền mạch các rải màu là chất rắn, chất lỏng và cả chất khí có áp suất thấp. Trong điều kiện được nung nóng, đốt nóng hoặc dùng tác động của tia lửa điện kích hoạt cho phát sáng. Ngoài ra thì một số vật phát ra ánh sáng trắng cũng có thể tạo ra quang phổ liên tục. Ví dụ như: dây tóc bóng đèn; kim loại nóng chảy; mặt trời…..đều là nguồn phát ra loại quang phổ này.
Để quan sát được quang phổ liên tục của một vật chất nào đó; bạn có thể đặt một mẫu nhỏ chất đó lên đầu điện cực than; sau đó thực hiện kỹ thuật phân tích chi phóng hồ quang điện giữa hai cực. Làm sao để ánh sáng phát ra rọi vào khe của máy quang phổ. Khi đó máy sẽ chụp lại và phân tích được các vạch ánh sáng.
Ở mỗi nhiệt độ khác nhau thì vạch sáng màu liên tục cũng khác nhau. Đơn cử như khi thí nghiệm với một cục sắt kết quả khi nung nóng sẽ cho ra các dải quang phổ có đặc điểm như sau:
LabVIETCHEM - đơn vị cung ứng máy quang phổ uy tín, chất lượng
Nhờ vào những tính chất đặc biệt của quang phổ liên tục mà các nhà khoa học đã có những phát hiện thú vị trong lĩnh vực vật lý, thiên văn học và cả hóa học. Nếu bạn đam mê nghiên cứu, thí nghiệm quan sát những dải màu ánh sáng như vậy, hãy nghĩ tới việc sở hữu ngay một chiếc máy quang phổ. Chắc chắn bạn sẽ thu lại được nhiều điều hữu ích với những thí nghiệm cùng chiếc máy này.
Để mua máy quang phổ chất lượng, uy tín, giá tốt, liên hệ ngay với LabVIETCHEM - đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dụng cụ thí nghiệm lớn nhất trên thị trường hiện nay. Để được tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0826 020 020 - 0243.633.1488.
Trên đây là những chia sẻ của LabVIETCHEM về “quang phổ liên tục”. Cảm ơn sự dõi theo của các bạn, đừng quên thường xuyên truy cập website: labvietchem.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/giai-dap-quang-pho-lien-tuc-la-gi-phu-thuoc-vao-nhung-yeu-to-nao-a26261.html