Gen Y, Gen Z, Gen Alpha là những người sinh từ năm nào đến năm nào?

Ngày nay ta thường nghe nói đến Gen Y, Gen Z, Gen Alpha như để phân biệt các thế hệ theo độ tuổi. Vậy, nếu chính xác thì Gen Y, Gen Z, Gen Alpha là những người sinh từ năm nào đến năm nào?

Gen Y, Gen Z, Gen Alpha là những người sinh từ năm nào đến năm nào?

Gen Y, Gen Z, Gen Alpha là tên gọi của các thế hệ con người. Mỗi thế hệ trải qua những sự kiện lịch sử, xã hội và công nghệ khác nhau, ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ và hành xử. Việc phân loại các thế hệ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội, từ đó sẽ có những định hướng hợp lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, các thế hệ Gen Y, Gen Z, Gen Alpha được chia theo năm sinh như sau:

Gen Y: Đây là nhóm người sinh ra từ giữa những năm 1981 đến 1996, thường được gọi là Millennials. Họ trải qua sự bùng nổ công nghệ và xã hội trong thời gian này.

Gen Z: Bao gồm những người sinh ra từ năm 1997 đến 2009. Gen Z được sinh ra trong thời đại Internet phát triển mạnh mẽ và có tư duy mở hơn.

Gen Alpha: Đây là thế hệ tiếp theo, gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2025, thường là con cái của Gen Y và Gen Z.

Theo đó, hiện nay thế hệ trẻ nhất là gen Alpha và họ thường là con của thế hệ Gen Y và Gen Z.

Gen Y, Gen Z, Gen Alpha là những người sinh từ năm nào đến năm nào?

Người sử dụng lao động có được từ chối tuyển dụng Gen Z vào làm việc không?

Hiện nay một số người sinh ở giai đoạn đầu Gen Z đã bước vào độ tuổi đi làm theo quy định. Vậy, người lao động có được từ chối tuyển dụng Gen Z vào làm việc dù cho họ đã đủ tuổi không?

Theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định:

- Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

- Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2019 thì một trong các quyền của người lao động là làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là phân biệt đối xử trong lao động.

Như vậy, việc từ chối tuyển dụng Gen Z có thể xem là phân biệt đối xử trong lao động. Theo đó, người lao động sử dụng lao động không được từ chối tuyển dụng Gen Z vào làm việc khi không xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương.

Người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng Gen Z có bị phạt không?

Theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động, trong đó:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP;

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;

- Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử phạt này chỉ áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ có mức xử phạt gấp 2 lần mức xử phạt cá nhân.

Như vậy, người sử dụng lao động từ chối tuyển dụng Gen Z mà thuộc trường hợp là phân biệt đối xử trong lao động thì sẽ bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng đối với cá nhân và 10 - 20 triệu đồng đối với tổ chức.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/gen-y-gen-z-gen-alpha-la-nhung-nguoi-sinh-tu-nam-nao-den-nam-nao-a26297.html