Lợi tức là một thuật ngữ được nhắc rất nhiều trong kinh tế tài chính. Hiểu rõ về lợi tức giúp bạn nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình đầu tư, cũng như có thể phân tích tốt thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của công ty.
Lợi tức là khoản lợi nhuận (lãi, lời) nhận về khi thắng lợi trong đầu tư hay kinh doanh, hoặc cũng có thể là tiền lãi thu được từ việc cho vay và gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Lợi tức được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
Với người cho vay, nhà đầu tư thì lợi tức là số tiền tăng thêm trên số vốn đã bỏ ra ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản trong tương lai và tổng giá trị tài sản gốc.
Khái niệm lợi tức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Với người đi vay, người sử dụng vốn thì lợi tức là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay, người chủ sở hữu vốn để được sử dụng số vốn ấy trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất lợi tức hay lãi suất là tỷ số giữa lợi tức thu được so với vốn đầu tư (tỷ số giữa khoản phải trả trên vốn vay) trong một đơn vị thời gian, thường là 1 năm nếu không có quy định hoặc thỏa thuận khác.
Theo quan điểm trong kinh tế chính trị của Mác - Lê-nin, lợi tức là một thuật ngữ chỉ một phần của lợi nhuận bình quân mà tư bản đi vay trả cho tư bản cho vay để có quyền sử dụng tư bản trong khoảng thời gian nhất định.
Các-Mác ký hiệu lợi tức là z, tổng số tư bản cho vay là KCV, tỷ suất của lợi tức là z’ - sẽ do tư bản đi vay và tư bản cho vay thỏa thuận với nhau.
Ta có:
z’ = (z / KCV) x 100%
Giá trị của z’ sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến giá trị của tỷ suất lợi nhuận bình quân (gọi là ): 0 < z’ < ;
Z’ sẽ phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và mối quan hệ giữa cung và cầu của tư bản cho vay.
Lợi tức cũng được xem như giá trị (giá cả) của khoản tiền vay, chủ sở hữu vốn tự mình sử dụng hoặc cho người khác mượn để sử dụng công dụng của tài sản rồi hưởng lợi tức.
Có rất nhiều tên gọi khác để chỉ lợi tức, chẳng hạn:
- Cổ tức dùng để chỉ lợi tức trong việc đầu tư chứng khoán vào công ty cổ phần;
- Tiền lãi, lãi dùng để chỉ lợi tức nhận được khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng;
- Lợi nhuận, tiền lời, lời… dùng để chỉ lợi tức nhà đầu tư nhận được khi bỏ vốn vào các hoạt động đầu tư và kinh doanh.
Các khái niệm khác nhau để chỉ lợi tức
Ta có thể bắt gặp lợi tức từ các hoạt động tài chính như: cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ, vốn kinh doanh gửi tiền vào ngân hàng, lãi vốn góp liên doanh…
Hoặc lợi tức từ các hoạt động bất thường, như: các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi được các khoản nợ khó đòi nhưng đã được công ty duyệt bỏ, các khoản lợi tức từ các năm trước nhưng mới phát hiện vào năm nay, hoàn nhập số dư của khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát các vật tư cùng loại, số chênh lệch khi thanh lý, nhượng bán tài sản…
Doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế lợi tức doanh nghiệp theo Điều 1 của Luật thuế lợi tức, mức đóng thuế dao động từ 30% - 50% tùy thuộc theo ngành và lĩnh vực.
Là khoản lợi nhuận từ mức chênh lệch giữa tổng tiền nhận được bán trái phiếu kho bạc và tổng vốn ban đầu bỏ ra để mua chúng.
Được tính theo công thức:
YBD = (D / F) x (360 / t)
Với:
YBD là ký hiệu của lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng;
D là giá trị chiết khấu - khoản chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào;
F là mệnh giá hay giá bán trái phiếu ra;
t là số ngày còn lại cho tới ngày đáo hạn.
Lợi tức trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay
Là khoản lợi nhuận xác định dựa trên thời gian nắm giữ nguồn vốn đầu tư.
Được tính theo công thức:
HPR = (P1 - P0 + D1) / P0
Với:
HPR là ký hiệu của lợi tức theo thời gian nắm giữ;
P1 là tổng tiền nhận được khi đáo hạn;
P0 là giá mua ban đầu;
D1 là số tiền được trả hay tiền lãi sẽ nhận được.
Là loại lợi tức được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư thay thế sinh thêm lãi, lãi đẻ lãi gọi chung là lãi kép.
Được tính theo công thức:
EAY chính là ký hiệu của lợi tức hiệu dụng năm;
HPY là lợi tức nhận được trong khoảng thời gian đầu tư;
t là số ngày cho tới ngày đáo hạn.
Doanh nghiệp trả lợi tức lợi nhuận năm
Tên gọi khác: lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi, được sử dụng để so sánh lãi từ công cụ tiền gửi với lợi tức trái phiếu kho bạc.
Được tính theo công thức:
MMY = (360 x YBD) / (360 - (t x YBD))
Với:
MMY là ký hiệu của lợi tức theo thị trường tiền tệ;
YBD là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng (đã tính);
T là số ngày tính cho đến ngày đáo hạn.
Ý nghĩa quan trọng của lợi tức
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi tức có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm;
- Biểu thị lợi nhuận sau thuế thu được từ hoạt động kinh doanh đã trừ đi giá thành của hàng hóa, dịch vụ;
- Phản ánh hiệu quả của các hoạt động tài chính (mua bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, tiền gửi ngân hàng, sinh lời từ việc góp vốn liên doanh…) và các hoạt động bất thường khác;
- Là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển;
- Là cơ sở so sánh với số vốn cho vay để xác định khả năng sinh lời khi tham gia các hoạt động đầu tư.
Tóm lại, lợi tức đơn thuần là tiền lãi, việc tính toán lợi tức giúp bạn xác định được tỷ suất lợi nhuận và so sánh các dự án đầu tư với nhau dễ dàng hơn. TOPI mong rằng, những thông tin trên mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/loi-tuc-la-gi-vai-tro-va-cong-thuc-tinh-loi-tuc-ma-nha-dau-tu-nen-biet-a26395.html