Tại sao miền Bắc gọi là cái cốc và miền Nam gọi là cái ly

Rất ít bài viết hay nghiên cứu văn học nói về đề tài cái ly và cái cốc, về nghĩa tiếng Việt thì hầu hết mọi người đều hiểu chung là ly/cốc đựng nước. Vậy tại sao miền Bắc gọi là cái cốc và miền Nam gọi là cái ly?

Nói về ly nước cam vắt ở Bình Định, ở đó người ta cũng kêu là cái ly nhưng lên trên nữa thì gọi là cái cốc. Sau này để đơn giản người ta cứ nói trong Nam là ly, ngoài Bắc là cốc. Bữa nay quởn bàn chơi tại sao lại có sự khác biệt như vậy.

Việt Nam tự điển (1931) của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa:

Tự điển Việt Nam (1971) của Ban tu thư Khai Trí cũng định nghĩa :

Li (hay ly), cốc giống nhau. Cả hai đều là đồ dùng để uống nước, uống rượu, làm bằng thuỷ tinh. Tại sao đã có ly rồi còn rắc rối có thêm cốc?

Cái cốc

Thế kỷ thứ XVII Cảng Hội An rất tấp nập, người Hà Lan đem đồ đến bán ngược xuôi. Trong thứ hàng hoá mà họ đem đến có một vật dụng đựng đồ uống bằng thủy tinh, nhẹ đẹp nhưng dễ vỡ.

Cái đồ đó tiếng Hà Lan gọi là cái Kop, phát âm giữa cốp với cốc, bắt đầu phát âm là cốp và chấm dứt bằng cốc. Từ Hội An họ đem ra đàng ngoài, rồi người Việt mình nghe người Hà Lan phát âm như vậy nên Việt hoá thanh âm để trở thành cái Cốc.

Cũng có một cách giải thích khác là theo tiếng pháp cái cúp (coupe) của Pháp bị nói trại thành cái cốc. Tự vị Huỳnh Tịnh Của có cái cúp (tiếng mới), nghĩa là cái chén có cán. Điều này còn có thể dễ hiểu hơn vì ngoài cái cốc, tiếng Pháp còn có từ tasse uống cà phê, tiếng việt đọc là Tách. Tách nhỏ hơn cốc, thường làm bằng sành, sứ.

Tại sao miền Bắc gọi là cái cốc và miền Nam gọi là cái ly
Loại cốc coupe của Pháp

Cái ly

Trái lại, cũng món này nhưng lại do người Tàu mua đi bán lại rộng rãi ở Hội An và còn chở cả vào đàng trong để bán. Thủy tinh trong tiếng Hán là Pha Lê và họ phát âm là Pó Lỳ hoặc Phá Lỷ tuỳ theo vùng miền. Người mình đàng trong nghe vậy lược bớt để đọc trại thành cái Ly.

Một cách giải thích khác:

Đại Nam quốc âm tự vị (1895) của Huỳnh Tịnh Của định nghĩa:

Huỳnh Tịnh Của đã giới thiệu cái li với mọi người. Li là một loại chén đặc biệt, làm bằng thuỷ tinh. Cái li đã đến từ chữ Hán lưu li hay pha li. Tranh dân gian Oger (1909) có tấm Tiện bóng đèn pha li. Pha li của dân gian có nghĩa là thuỷ tinh. Cái li phải là li thuỷ tinh. Chén sành, chén sứ hay chén đất nung, lớn hay nhỏ đều không phải là li. Cái li giấy, li nhựa của ngày nay đều là… li giả. Nên để khẳng định các ly giấy, ly nhựa người ta khẳng định đó là thật bằng cách thêm chữ giấy hoặc nhựa phía sau.

Trong tiếng Việt y dài và i ngắn đều được phiên âm là /i/ nên đọc li nước hay ly nước đều đúng.

Tại sao miền Bắc gọi là cái cốc và miền Nam gọi là cái ly
Cái ly thủy tinh và sứ

Cái ly/cái cốc trong văn học

Bây giờ cứ hãy đọc trong thơ văn thấy ly thấy cốc như vầy, là biết tác giả người miền nào.

“Nước chanh mà say? Anh chỉ tổ xạo!

Anh xoay cái ly, cái ly quay mòng mòng

Anh nói rất nhỏ anh say y cái ly

Vì nước miếng em như chất rượu nồng.”

(Hồng Khắc Kim Mai)

Hay là:

“Cốc rượu cay vơi bớt nỗi truân chuyên

“Gốc cây bên đường đỡ đần bước chân lữ thứ…

“Ngẫm cho cùng, không đến độ vô tích sự

“Trời sinh ta dành để thất tình em.”

Đào Công Điền

Tuy nhiên phải đợi đến giữa thập niên 70 tiếng Việt mới có thêm một diễn đạt thật ngộ nghĩnh: “Cái nồi ngồi trên cái cốc”. Cái nồi Việt Nam ngạo nghễ ngồi trên đầu cái cốc Tây. Ta đã thắng, đã đồng hoá được thực dân ! Cái thời ăn xó mó niêu đã qua, cái nồi đường đường bước lên địa vị ăn trên ngồi trốc.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/tai-sao-mien-bac-goi-la-cai-coc-va-mien-nam-goi-la-cai-ly-a26494.html