Nợ xấu là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng là một nỗi “ám ảnh” đối với khách hàng. Chẳng may vướng phải khoản nợ xấu, khách hàng sẽ rất khó được ngân hàng cho vay vốn, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5. Vậy nợ xấu nhóm 5 là gì? Làm sao để xử lý nợ xấu nhóm 5? Liệu khách hàng có vay ngân hàng được không? Giải đáp ở ngay bài viết này, cùng NT INTERNATIONAL LAW FIRM xem nhé!
Để biết được cách xử lý nợ xấu nhóm 5? Trước tiên bạn cần hiểu rõ nợ xấu và các mức độ của chúng. Nợ xấu được hiểu đơn giản là khoản nợ người vay không thể trả khi đến thời hạn thanh toán như cam kết trong các hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời hạn thanh toán trên 90 ngày sẽ được coi là nợ xấu.
Tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng có giải thích. Theo quy định này nợ xấu chính là nợ xấu nội bảng, bao gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng có quy định về nợ xấu nhóm 5. Theo quy định này thì nợ xấu nhóm 5 là các khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn như:
Theo quy định của pháp luật, nợ xấu nhóm 5 được xem là nợ xấu khó thu hồi vốn. Vì vậy, ngân hàng nếu muốn đảm bảo tỷ lệ trả nợ của khách hàng vay thì họ sẽ chọn phương án không cho vay đối với nhóm nợ xấu nhóm 5.
Khi khách hàng bị phân vào nhóm nợ xấu nhóm 5 thì ngân hàng lập tức trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Bởi nợ xấu nhóm 5 được xem là những khoản nợ khó thu hồi, khả năng mất vốn cao. Bên cạnh đó, nếu quỹ dự phòng càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm theo một khoản tương ứng. Do đó, hầu hết các ngân hàng thường sẽ không chấp nhận cho vay đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5.
Tuy nhiên, khách hàng thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 vẫn có thể vay được vốn tại ngân hàng nếu thuộc hai trường hợp dưới đây.
Quy trình sau khi xử lý nợ xấu nhóm 5 như sau:
Theo khoản 1 Điều 11 của Thông tư 03/2013/TT-NHNN có quy định: Thông tin về nợ xấu của khách hàng vay sẽ được lưu trữ trên hệ thống của chính Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (hay còn gọi là Credit Information Centre, sau đây gọi là CIC) ở thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày mà kết thúc thông tin nợ xấu.
Tuy nhiên, theo thông tin của CIC nói rằng: Trên thực tế thì nếu khách hàng có khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng thì họ sẽ được xóa ngay sau khi tất toán xong. Và các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện việc báo cáo với CIC.
Do đó, nếu khách hàng thuộc vào nợ xấu nhóm 5, thì sau thời hạn bị lưu trữ các thông tin về nợ xấu trên CIC. Khách hàng sẽ được xem xét cho vay khi những thông tin về nợ xấu đã được xóa. Tuy nhiên, điều này vẫn sẽ được căn cứ dựa trên các điều kiện, chính sách của từng ngân hàng sau khi mà ngân hàng kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC.
Ngoài cách được xóa nợ xấu, để xử lý nợ xấu nhóm 5 còn một cách đó là bán khoản nợ cho công ty quản lý tài sản. Quy trình được diễn ra tuần tự như sau:
Theo Điều 6 Nghị định 53/2013/NĐ-CP thì việc cho các khách hàng có nợ xấu bán cho các công ty quản lý tài sản được quy định như sau:
“Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật”.
Theo quy định này, thì công ty quản lý tài sản sẽ có thể mua nợ xấu của các ngân hàng. Sau khi mà đã bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thì sẽ có thể được xem xét cho vay theo thoả thuận.
Tuy nhiên, các khoản nợ xấu đủ điều kiện để được các công ty quản lý tài sản mua được quy định tại Điều 8 Nghị định 53/2013/NĐ-CP như sau:
Nếu như thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 nhưng vẫn đảm bảo được các điều kiện trên thì khách hàng vẫn có thể được ngân hàng xem xét cho vay vốn. Do đó, khách hàng cần hiểu rõ chính sách từng ngân hàng để xác định được ngân hàng có thể cho vay đối với nợ xấu nhóm 5.
Để biết được hồ sơ vay vốn của bản thân có bị nợ xấu hay không, có hai cách nhanh chóng sau:
Tuy nhiên, cả hai cách này khách hàng đều phải bỏ chi phí khi kiểm tra.
Hiện nay, các ngân hàng đều đưa ra quy định đối với các khách hàng đi vay vốn cụ thể như sau:
Bởi vì khả năng vay vốn rất thấp cùng thời gian chờ đợi rất lâu. Do vậy, để tránh tình trạng hồ sợ bị đóng băng quá lâu. Các ngân hàng và tổ chức tài chính thường hối thúc người đi vay thanh toán các khoản nợ nhanh chóng.
Thay vì tìm cách xử lý nợ xấu nhóm 5, bạn nên lưu ý những điều sau để tránh rơi vào nợ xấu nhóm 5:
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được quy trình Xử Lý Nợ Xấu Nhóm 5 Là Gì? Cùng với đó là giải đáp được các câu hỏi liên quan đến nhóm nợ xấu nhóm 5. Lưu ý giúp bạn trong quá trình vay vốn tránh rơi vào nhóm nợ xấu nhóm 5. Phát sinh vấn đề như khó vay vốn, mất khả năng chi trả tài chính,…
Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi nào liên quan đến pháp lý. Vui lòng liên hệ NT International Law Firm qua hotline 090.252.4567 để được tư vấn, giải đáp kịp thời.
Tham khảo:
Giấy ủy quyền thu hồi nợ là gì? Nội dung, lưu ý khi làm giấy
Tìm hiểm các hình thức và quy trình thu hồi nợ của ngân hàng
Cách Thu Hồi Nợ Xấu An Toàn, Nhanh Chóng Mà Bạn Cần Biết
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/xu-ly-no-xau-nhom-5-la-gi-no-xau-nhom-5-co-vay-ngan-hang-duoc-khong-a26686.html