Nhập siêu là gì? Nhập siêu và cán cân thương mại hàng hóa

Nhập siêu là gì? Nhập siêu và cán cân thương mại hàng hóa

Nhập siêu là gì? Nhập siêu và cán cân thương mại hàng hóa (Hình từ internet)

Nhập siêu là gì? Cán cân thương mại hàng hóa là gì?

Để hiểu nhập siêu là gì thì hãy tìm hiểu trước khái niệm cán cân thương mại hàng hóa.

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP thì cán cân thương mại hàng hóa là mức chênh lệch giữa trị giá hàng hóa xuất khẩu và trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong một thời kỳ nhất định.

Cán cân thương mại hàng hóa, trị giá xuất khẩu được tính theo giá FOB, trị giá nhập khẩu được tính theo giá CIF.

CIF (viết tắt của Cost, Insurance, Freight - tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Là điều kiện giao hàng tại cảng xếp dỡ hàng. Trong hợp đồng mua bán quốc tế, điều kiện giao hàng này thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó. Ví dụ: CIF Thi Vai Port.

FOB (viết tắt của Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là khi hàng hóa chưa được đưa lên tàu thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người bán (seller). Ngược lại, sau khi hàng đã được đưa lên tàu khi mọi rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer).

Khi trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là thặng dư (xuất siêu); khi trị giá nhập khẩu lớn hơn trị giá xuất khẩu thì cán cân thương mại mang dấu âm (-) hay còn gọi là thâm hụt (nhập siêu); khi trị giá xuất khẩu bằng trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái "cân bằng".

Từ những thông tin trên có thể định nghĩa nhập siêu, xuất siêu như sau:

Nhập siêu hàng hóa là khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định, phản ánh tình trạng thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa.

Xuất siêu hàng hóa là khi tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá trong một thời kỳ nhất định, phản ánh tình trạng thặng dư cán cân thương mại hàng hóa.

Xuất siêu, nhập siêu dịch vụ

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP, xuất siêu dịch vụ phản ánh tình trạng cân đối thương mại dịch vụ khi tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ của đất nước trong một thời kỳ nhất định.

Còn nhập siêu dịch vụ phản ánh tình trạng cân đối thương mại dịch vụ khi tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của đất nước trong một thời kỳ nhất định.

Như vậy thì ngoài thống kê xuất siêu, nhập siêu hàng hóa thì còn có thống kê về xuất siêu, nhập siêu dịch vụ.

Nhập siêu có tốt cho nền kinh tế?

Ở một góc độ nào đó, việc nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa, gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế như lãng phí ngoại tệ hoặc tác động đến sản xuất trong nước.

Nhưng nếu nhìn tích cực, đối với nền kinh tế đang phát triển, việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cao cấp giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ, từ đó giúp cho sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh và từng bước phát triển nền kinh tế công nghệ hóa, hiện đại hóa.

Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu?

Theo Tổng cục Thống kê, số liệu tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022 như sau:

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

2010

2014

2015

2016

2017

Trị giá nhập khẩu hàng hóa

84.838,60

147.849,10

165.775,90

174.978,40

213.215,30

Trị giá xuất khẩu hàng hóa

72.236,70

150.217,10

162.016,70

176.580,80

215.118,60

Cán cân thương mại

-12.601,90

2.368,00

-3.759,20

1.602,40

1.903,30

Năm

2018

2019

2020

2021

Sơ bộ 2022

Trị giá nhập khẩu hàng hóa

237.241,60

253.696,50

262.791,00

332.969,70

358.901,90

Trị giá xuất khẩu hàng hóa

243.696,80

264.267,20

282.628,90

336.166,80

371.304,20

Cán cân thương mại

6.455,20

10.570,70

19.837,90

3.197,10

12.402,30

Như vậy, nhìn vào cán cân thương mại hàng hóa nêu trên thì hiện nay Việt Nam đang là nước xuất siêu.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/nhap-sieu-la-gi-nhap-sieu-va-can-can-thuong-mai-hang-hoa-a26689.html