CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online miễn phí

Điểm tín dụng CIC là gì? Cách tra cứu CIC cá nhân như thế nào? Tại sao khi thực hiện các giao dịch vay vốn ngân hàng thì cần phải lưu ý đến lịch sử tín dụng? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm khi muốn vay tiền tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Trong bài viết sau đây, Timo by BVBank sẽ giúp bạn tìm hiểu về CIC, vai trò và cách kiểm tra điểm CIC cá nhân online nhanh chóng.

CIC là gì? Điểm tín dụng CIC nghĩa là gì?

CIC (viết tắt của cụm từ Credit Information Center) hay còn được gọi là Trung tâm Thông tin Tín dụng, là một tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trung tâm này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Điểm tín dụng CIC là thước đo phản ánh mức độ uy tín của khách hàng thông qua lịch sử vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. Chỉ số này được Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đánh giá và ghi nhận, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng tài chính của mỗi cá nhân.

Cá nhân có điểm tín dụng cao thường dễ dàng được các tổ chức tài chính chấp thuận cho vay với lãi suất ưu đãi. Ngược lại, những người có điểm tín dụng thấp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn.

Điểm tín dụng CIC này được tính toán dựa trên các yếu tố quan trọng sau:

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online miễn phí

CIC là gì? CIC là viết tắt của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (Nguồn Internet)

Cách thức hoạt động của CIC

Mọi giao dịch vay, mượn nợ và thanh toán của bạn ở những ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Dữ liệu này sẽ làm cơ sở cho mọi ngân hàng và tổ chức tài chính xét duyệt, đánh giá uy tín của bạn khi thực hiện giao dịch trong tương lai. Trên CIC, bạn sẽ truy xuất được những thông tin như:

Dựa trên thông tin đã thu thập được, hệ thống CIC sẽ phân loại nợ xấu thành từng nhóm để giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể dễ dàng tra cứu và đánh giá lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân, tổ chức.

Nợ xấu được phân thành 5 nhóm chính như sau:

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online miễn phí

5 Nhóm nợ xấu phổ biến hiện nay (Nguồn Internet)

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Chức năng của CIC trong ngành tài chính

Theo thông tư mới nhất của Ngân hàng nhà nước, trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) có các chức năng chính sau:

Những chức năng này giúp CIC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và cung cấp thông tin tín dụng, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tài chính và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online miễn phí

CIC có vai trò thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân (Nguồn Internet)

Những yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng CIC

Điểm CIC nhiều người lầm tưởng rằng điểm CIC chỉ ảnh bởi việc thanh toán vay nợ. Tuy nhiên, điểm tín dụng CIC tốt hay không còn phụ thuộc vào những tiêu chí sau:

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online miễn phí

> Xem thêm:

  • Cách mở thẻ tín dụng online không cần chứng minh thu nhập
  • Rút tiền mặt thẻ tín dụng là gì? Cách rút và biểu phí mới nhất 2024
  • Cách cải thiện điểm tín dụng CIC thấp đơn giản, hiệu quả

3 Cách kiểm tra CIC cá nhân miễn phí, chính xác

Tra cứu CIC cá nhân online qua website

Bước 1: Khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp truy cập vào trang web chính thức của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam cic.gov.vn để tự tra cứu điểm CIC. Lưu ý là đường link cic.org.vn chỉ dành riêng cho các tổ chức tín dụng khai thác.

Bước 2: Chọn “Đăng ký” để được cấp tài khoản khai thác. Nếu có tài khoản, chọn nút “Đăng nhập”.

Bước 3: Đăng ký thông tin cá nhân theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó bấm “Tiếp tục”.

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký ở bước 3, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 5: Trong vòng 1-3 ngày làm việc, nhân viên CIC sẽ liên hệ qua điện thoại để xác nhận thông tin bạn đã cung cấp. Sau khi xác thực thành công, bạn sẽ nhận được email thông báo về việc kích hoạt tài khoản.

Bước 7: Truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin lịch sử tín dụng cá nhân.

Lưu ý: Việc kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân qua website CIC là hoàn toàn miễn phí. Bạn nên nhập email và số điện thoại để nhận thông báo quan trọng từ trung tâm CIC.

>> Xem thêm: Cách kiểm tra CIC nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất

Kiểm tra nợ xấu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại

Đầu tiên, tải ứng dụng để tra CIC online theo các bước sau:

Bước 1: Tải ứng dụng CIC credit connect - Kết nối nhu cầu vay trên CH Play hoặc iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM trên App Store.

Bước 2: Đăng ký tài khoản (nhập Họ tên theo CMND/CCCD, số điện thoại, tạo mật khẩu đăng nhập).

Bước 3: Nhập mã xác thực OTP.

Bước 4: Cho phép truy cập location (vị trí) trên máy.

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online miễn phí

Để tra cứu CIC bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn “Khai thác báo cáo” để bắt đầu tra CIC.

Bước 2: Xác thực khai thác báo cáo bằng Mật khẩu/Vân tay/Face ID.

Bước 3: Mua báo cáo tín dụng.

Bước 4: Nhập mã xác thực OTP.

Bước 5: Xem báo cáo tín dụng.

> Xem thêm:

Xác minh thông tin CIC cá nhân tại ngân hàng

Check CIC qua ngân hàng là điều cần thiết, nếu bạn muốn đăng ký khoản vay hoặc hồ sơ tín dụng tại đó. Để thực hiện kiểm tra CIC qua ngân hàng, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Đến phòng giao dịch vào giờ hành chính và yêu cầu nhân viên kiểm tra điểm tín dụng CIC.

Bước 2: Cung cấp thông tin cá nhân và các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn.

Bước 3: Đợi kết quả kiểm tra từ nhân viên ngân hàng.

Bước 4: Dựa trên tình trạng tín dụng hiện tại, khách hàng sẽ được tư vấn về các gói vay hoặc dịch vụ tài chính phù hợp nhất.

Lưu ý: Mỗi năm, khách hàng sẽ được 1 lần tra cứu điểm tín dụng CIC miễn phí tại ngân hàng. Những lần sau đó, bạn sẽ phải trả mức phí là 30.000 đồng/lần.

Làm sao xóa nợ xấu trên CIC?

Nợ xấu là tình trạng khách hàng không thanh toán các khoản nợ đúng hạn theo như hợp đồng đã ký kết với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Thông tin về nợ xấu này sẽ được gửi đến hệ thống CIC và lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Điều kiện tiên quyết để xóa nợ xấu trên CIC là bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ gốc và lãi theo đúng hợp đồng với ngân hàng/tổ chức tín dụng. Sau khi thanh toán xong, bạn cần liên hệ với ngân hàng/tổ chức tín dụng để yêu cầu họ cập nhật thông tin bạn đã thanh toán đầy đủ nợ trên hệ thống CIC.

Đợi một thời gian

Theo quy định của CIC, thông tin nợ xấu sẽ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian này, thông tin nợ xấu sẽ tự động bị xóa. Trong đó, thời gian để thông tin nợ xấu xóa khỏi CIC sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhóm nợ xấu, số tiền nợ, thời gian quá hạn trả nợ,… Do đó, sau khi bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ, điều bạn cần làm là chờ đợi một thời gian.

Xây dựng lại lịch sử tín dụng

Sau khi xóa nợ xấu, bạn nên sử dụng dụng các dịch vụ tài chính một cách có trách nhiệm, thanh toán các khoản vay nợ đúng hạn để xây dựng lại lịch sử tín dụng tốt trên CIC.

Ngoài ra, khi xóa nợ xấu trên CIC thì bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

Như vậy, dù bạn có hoạt động tài chính như thế nào? Chỉ cần có liên quan đến ngân hàng thì CIC sẽ ghi nhận và lưu trữ. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ ngân hàng của Timo by BVBank cũng vậy. Tất cả đều được Timo by BVBank gửi cho CIC để làm dữ liệu đối chiếu sau này.

Bài viết trên cung cấp thông tin CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online và xóa nợ trên CIC. Timo by BVBank hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn đọc.Để xây dựng cho mình điểm tín dụng tốt, bạn nên đăng ký thẻ tín dụng và sử dụng tín dụng một cách hợp lý, hiệu quả.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ số điện thoại của Trung tâm CIC:

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/cic-la-gi-cach-kiem-tra-cic-ca-nhan-online-mien-phi-a26734.html