Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI, hình thức đầu tư

Tổng quan về Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment - thuật ngữ sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên, cổ đông. Cụ thể, doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được định nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

>>> Tham khảo thêm:

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI, hình thức đầu tư

Đặc trưng của FDI

>>> Xem thêm:

Quyền lợi và nghĩa vụ của Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra, sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ưu đãi về thuế suất.

Mục đích hoạt động của Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI gắn liền với mục tiêu hợp tác kinh tế toàn cầu. Đồng thời, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh ra phạm vi thế giới. Từ đó, tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế, đạt được nguồn lợi nhuận và lợi ích dài hạn.>>> Xem thêm:

Vai trò của những doanh nghiệp FDI

Các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, từ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đến nâng cao năng suất lao động và chuyển giao công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp này cũng thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hình thức đầu tư FDI

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI, hình thức đầu tưHình thức đầu tư FDI (Nguồn: Internet)

Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến của FDI. Hình thức này phù hợp với những dự án có mô hình đầu tư nhỏ. Các nhà đầu tư sẽ chú trọng khai thác những lợi thế của những dự án đầu tư, tìm cách áp dụng khoa học công nghệ, kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả và thu về lợi nhuận cao nhất.

Hình thức này có ưu điểm là thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp bên bờ vực phá sản. Ngoài ra, đây là hình thức giúp họ đa dạng hóa hoạt động đầu tư, chia sẻ rủi ro. Nhưng nhược điểm là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị trường tài chính, đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối và thường bị ràng buộc, hạn chế từ nước chủ nhà.

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập ở nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa các bên. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI.

Hợp đồng BBC được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác, phân chia lợi nhuận, sản phẩm. BBC không thành lập pháp nhân riêng và phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại. Do đó, phía nhà đầu tư rất khó kiểm soát hiệu quả của các hoạt động BCC. Tuy nhiên, BBC là hình thức đơn giản nhất, thủ tục pháp lý không rườm rà nên thường được ưu tiên trong giai đoạn đầu để thu hút FDI. Đến khi hình thức 100% vốn hay liên doanh phát triển, thì hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh.

Hình thức đầu tư BCC có ưu điểm giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ. Ngoài ra, giúp tạo thị trường mới và bảo đảm quyền điều hành dự án của nước sở tại, từ đó thu lợi nhuận tương đối ổn định.

Là các mô hình đầu tư công tư, trong đó nhà đầu tư xây dựng và vận hành dự án với các thỏa thuận cụ thể về sở hữu và chuyển giao sau thời gian hoạt động.

>>> Xem thêm:

Cách phân loại vốn đầu tư FDI

Phân loại theo phương thức tiếp cận đầu tư

>>> Xem nhanh:

Phân loại theo hướng đầu tư của quốc gia nhận vốn

Phân loại theo ngành công nghiệp

>>> Xem thêm:

Phân loại theo mục tiêu địa lý

FDI theo khu vực địa lý hoặc quốc gia đích giúp đánh giá sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với các thị trường và khu vực cụ thể, đồng thời cung cấp thông tin về xu hướng đầu tư vào các địa điểm có tiềm năng tăng trưởng, chính sách thuế ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi.

Phân loại theo xuất xứ

FDI theo nguồn gốc của nhà đầu tư nước ngoài giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các quốc gia đối với thị trường đầu tư toàn cầu. Phân loại này còn cho thấy sự đa dạng về nguồn vốn, cách thức đầu tư từ các quốc gia khác nhau và tác động đến kinh tế, chính trị của nước nhận đầu tư.

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI, hình thức đầu tư
Điều kiện thành lập Doanh nghiệp FDI (Nguồn: Internet)

Theo quy định Khoản 19 Điều 3, Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài nhưng thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài để thành lập, góp vốn như quy định trên.

Tại Điều 25 của Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp có thể theo các hình thức sau:

- Mua lại cổ phần phát hành lần đầu, cổ phần được phát hành thêm bởi doanh nghiệp cổ phần

- Góp vốn vào doanh nghiệp TNHH, hợp danh

- Góp vốn vào các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác

Theo điều 6, Luật Đầu tư 2020 quy định, doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm. Gồm có những hoạt động sau:

- Kinh doanh các chất ma túy

- Kinh doanh hóa chất, khoáng vật

- Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên

- Kinh doanh mại dâm

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người

- Kinh doanh pháo nổ

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Tại điểm C Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 có quy định: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoại trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Khi được xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký, các cá nhân cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi được hoàn thiện bước này, doanh nghiệp FDI sẽ bắt đầu vận hành và hưởng những ưu đãi theo chính sách quy định.

Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI

Để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành. Tùy thuộc vào hình thức đầu tư, quy trình này sẽ có một số bước khác biệt.

Đối với hình thức đầu tư trực tiếp, quy trình thường bao gồm các bước chính như sau:

Trước tiên, nhà đầu tư kê khai các thông tin dự án trực tuyến trên hệ thống quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi hoàn thành hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư sẽ nộp bản cứng để được cấp tài khoản theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ giấy, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký sẽ có thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp cần đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời thực hiện khắc con dấu pháp nhân cho công ty.

Nếu doanh nghiệp có hoạt động bán lẻ, cần nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương.

Nhà đầu tư phải mở tài khoản chuyển vốn đầu tư để hoàn tất việc góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục bổ sung như đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, nộp thuế môn bài, phát hành hóa đơn, và thực hiện các nghĩa vụ thuế khác.

Với hình thức đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn hoặc mua cổ phần tại các công ty Việt Nam. Quy trình này thường bao gồm các bước sau:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau khi xem xét hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ có thông báo chấp thuận nếu nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện pháp lý.

Sau khi có chấp thuận, doanh nghiệp sẽ cập nhật thông tin nhà đầu tư nước ngoài trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Những Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

>>> Tham khảo thêm:

Phân biệt giữa hình thức đầu tư FDI và FPI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư cổ phần nước ngoài (FPI)

Mục tiêu

Đối tượng đầu tư

Thời gian đầu tư

Quyền lợi

>>> Xem thêm:

Ví dụ về FDI thành công ở Việt Nam

Trải qua hành trình 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể nhờ dòng vốn ngoại. Các nguồn vốn FDI đã tạo nên động lực lớn, không chỉ bổ sung tài chính cho phát triển mà còn khơi dậy tiềm năng, tận dụng lợi thế nội tại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dưới đây là một số doanh nghiệp FDI Việt Nam lớn hiện nay:

Với những chia sẻ từ Zalopay trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ khái niệm doanh nghiệp FDI cũng như những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu bạn quan tâm đến các kiến thức đầu tư tài chính, đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác trên Zalopay để tiếp cận thông tin mới nhất nhé!

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/doanh-nghiep-fdi-la-gi-dieu-kien-thanh-lap-doanh-nghiep-fdi-hinh-thuc-dau-tu-a26739.html