Thuế VAT, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế vô cùng quan trọng và phổ biến nhất trong nguồn thu của nhà nước. Bạn có thể bắt gặp loại thuế này hằng ngày nhưng chưa nắm được chắc chắn quy định cũng như vai trò của loại thuế này như thế nào. Bài viết đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng (tiếng Anh: Value Added Tax), viết tắt thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính giá trị tăng thêm của hàng hóa hoặc dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông đến khi chúng đến được tay người tiêu dùng.
Thuế VAT được tính từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến khi cho ra thành phẩm cuối cùng rồi mang đi tiêu dùng. Khi ấy, thuế sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và người phải chịu chính là người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ đó.
Tìm hiểu về khoản thuế VAT theo quy định của pháp luật
Tùy vào mức độ tiêu thụ mà loại thuế này được nộp vào ngân sách của nhà nước theo mức khác nhau.
Nguồn gốc của thuế VAT là từ nước Pháp - đất nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế GTGT vào năm 1954. Cho đến này, nó được áp dụng rộng rãi tại khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, luật thuế GTGT bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thông qua kỳ họp thứ XI của Quốc hội khóa IX.
Thuế VAT hay thuế GTGT có đặc điểm như sau:
- Là một loại thuế gián thu, người mua hàng hóa sẽ chịu thuế nhưng không nộp trực tiếp mà thông qua người bán nộp hộ;
- Là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn;
- Là yếu tố cấu thành giá cả hàng hóa và dịch vụ;
- Có tính chất lũy thoái so với thu nhập và không trùng lặp bao giờ;
- Người tiêu dùng phải trả số thuế đúng bằng tổng bù trừ số thuế ở các khâu;
- Có tính trung lập cao vì nó không thuộc yếu tố chi phí, chỉ là khoản thu được cộng thêm vào giá bán hàng hóa. Nó không chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của người nộp thuế, cũng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức, phân chia sản xuất kinh doanh;
- Có 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%, chỉ áp dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
- Thuế VAT giúp giá cả của hàng hóa trở nên hợp lý hơn, hạn chế tối đa tình trạng thuế chồng thêm thuế;
- Giúp ổn định giá cả, mở rộng việc lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Thuế VAT tạo một nguồn thu ngân sách lớn, ổn định phục vụ cho các dự án của Chính phủ;
- Việc quản lý thu thuế VAT dễ dàng hơn rất nhiều so với các loại thuế trực thu khác vì không cần phải xem xét hay phân tích tính hợp lệ của khoản chi phí này;
- Góp phần nâng cao giá vốn hàng bán với hàng nhập khẩu, với mục đích bảo hộ quá trình sản xuất - kinh doanh hàng hóa nội địa;
- Ngăn chặn việc thất thu thuế
- Giúp nâng cao nghĩa vụ và sự tự giác nộp thuế của công dân;
- Tạo thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán, thúc đẩy quá trình mua bán có kèm chứng từ và hóa đơn.
Mục đích và vai trò của khoản thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Thuế GTGT được đánh vào toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, chẳng hạn: ăn uống, du lịch, tiền điện nước, phương tiện đi lại… Vì vậy, người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thuế VAT. Khi mua bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào thì tiền thuế VAT đều được tính thêm vào giá thành của sản phẩm và dịch vụ.
- Người tiêu dùng sẽ không trả trực tiếp mà thông qua việc thanh toán cho người bán và người bán sẽ chịu trách nhiệm nộp lại vào ngân sách của Nhà nước.
- Người bán có thể là các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Danh sách những người phải chịu khoản thuế giá trị gia tăng
Có 03 mức thuế suất VAT được áp dụng hiện nay đó là 0%, 5% và 10%. Tuy nhiên trong năm 2022 thì mức thuế 10% của một số mặt hàng sẽ được giảm trừ còn 8%.
Theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC và sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 TT 130/2016/TT-BTC, mức thuế suất 0% sẽ áp dụng với hàng hóa dịch vụ xuất khẩu; vận tải quốc tế và hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan.
Trừ các trường hợp: Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ tài chính phái sinh; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp ra nước ngoài; tài nguyên khoáng sản xuất khẩu theo hướng dẫn của khoản 23 Điều 4 Thông tư này ; rượu bia, thuốc lá tạm nhập rồi tái xuất; hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho cá nhân không ĐKKD trong khu phi thuế quan…
Các mức chịu thuế VAT phổ biến hiện nay
Theo Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC và khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung và Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC, mức thuế suất GTGT 5% được áp dụng với
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, trừ các loại nước uống đóng bình, đóng chai và giải khát khác thuộc mức thuế áp dụng 10%;
- Quặng phục vụ sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi như quặng Apatit dùng trong sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh…
- Dịch vụ nạo vét kênh mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng chăm sóc và trừ sâu bệnh cho cây trồng;
- Dịch vụ sơ chế bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
- Sản phẩm của nông nghiệp, thủy hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế bảo quản cho khâu kinh doanh thương mại theo quy định ở khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2013 và 2016.\Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợ để đan lưới đánh cá;
- Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến trừ gỗ, măng và các sản phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013, năm 2016;
- Đường và các phụ phẩm trong sản xuất đường (gồm cả rỉ đường, bã bùn, bã mía);
- Sản phẩm bằng mây tre đan (đay, cói, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, bèo tây, sọ dừa, tre) và các sản phẩm thủ công được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp, giấy in báo, bông sơ chế;
- Thiết bị và dụng cụ y tế, thuốc phòng chữa bệnh, sản phẩm hóa dược, dược liệu làm nguyên liệu sản xuất thuốc phòng chữa bệnh;
- Giáo cụ dùng trong giảng dạy và thí nghiệm nghiên cứu khoa học;
- Hoạt động văn hóa triển lãm thể dục thể thao, sản xuất phim, nhập khẩu phát hành và chiếu phim, và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại trừ trường hợp được quy định ở khoản 15 Điều 5 Luật thuế GTGT năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013 và 2016;
- Dịch vụ KH-CN theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ năm 2013;
- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội quy định tại Luật nhà ở năm 2014.
Các trường hợp hàng hóa còn lại thì áp dụng mức thuế suất 10%.
Các trường hợp áp dụng mức thuế VAT 10%
Từ ngày 01/02/2022 - 31/12/2022 theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP sẽ giảm trừ 2% thuế GTGT áp dụng với các hàng hóa dịch vụ đang chịu mức thuế GTGT 10%, tức là còn 8%. Trừ các nhóm hàng hóa và dịch vụ dưới đây:
Viễn thông, tài chính - ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không tính khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế và sản phẩm hóa chất theo chi tiết Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Phụ lục II của Nghị định;
Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin được quy định tại Phụ lục III của Nghị định.
Việc giảm thuế được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, KDTM. Với mặt hàng là than khai thác bán ra thì được giảm thuế GTGT còn các khâu khác thì không được.
Các cơ sở kinh doanh (cả hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT khi thực hiện việc xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định sẽ được giảm thuế GTGT.
Hiện nay có 02 phương pháp tính thuế VAT áp dụng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ đăng ký chọn phương pháp kể từ khi bắt đầu thành lập.
Cách 1: Phương pháp khấu trừ
Cách 2: Phương pháp trực tiếp
2 cách tính thuế VAT nhanh và chính xác
Xem nhanh: https://topi.vn/cach-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan.html
Căn cứ vào luật thuế GTGT 2008 sửa đổi bổ sung vào năm 2013, Nghị định 209/2013/NĐ-CP và Thông tư 130/2016/TT-BTC, những trường hợp được hoàn thuế VAT có:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì sẽ được khấu trừ vào các kỳ tiếp theo. Trường hợp cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư, mà hàng hóa dịch vụ mua vào phục vụ đầu tư có số thuế GTGT chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT;
Cơ sở kinh doanh trong tháng, trong quý có hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, theo quý trừ trường hợp hàng tạm nhập rồi tái xuất hoặc hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động của hải quản được quy định tại Luật hải quan;
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tích, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT đã nộp thừa hoặc số thuế GTGT tăng đầu vào vẫn chưa được khấu trừ hết;
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp sẽ được hoàn thuế với các hàng hóa mua tại Việt Nam và theo người đó xuất cảnh;
Hoàn thuế GTGT với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được quy định tại Điều 13 Luật thuế GTGT 2008;
Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Nhà nước về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam;
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước và tuân thủ việc hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế trong đó nước Việt Nam là một thành viên.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì phải có số thuế VAT âm liên tục từ 03 tháng trở lên, số thuế được khấu trừ là từ 200 triệu đồng trở lên;
- Doanh nghiệp đã thanh toán đầy đủ từng hóa đơn xuất nhập khẩu cho ngân hàng;
- Doanh nghiệp đã thanh toán hết các hóa đơn có tổng tiền từ 20 triệu đồng qua ngân hàng;
- Doanh nghiệp chứng minh được rõ ràng các hoạt động thanh toán qua ngân hàng theo từng đơn hàng tương ứng trên hóa đơn.
Xem thêm: Điều kiện và cách hoàn thuế thu nhập cá nhân online mới nhất
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, gồm có:
Văn bản yêu cầu hoàn thuế VAT theo mẫu 01/ĐNHT;
Các giấy tờ liên quan: bộ tờ khai thuế VAT hàng tháng (bản photo) và bảng kê khai tất cả giao dịch thanh toán qua ngân hàng với các hóa đơn có trị giá trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
Với dự án đầu tư thì cần phải thêm:
Tờ khai thuế VAT dành riêng cho dự án theo mẫu 02/GTGT và bảng kê khai hóa đơn, chứng từ theo mẫu 01-2/GTGT với hàng hóa dịch vụ mua vào.
Thủ tục hoàn thuế:
Đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ hoàn thuế, rồi đi nộp cho cơ quan Nhà nước dưới 03 hình thức: nộp điện tử, nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Sau đó chờ cơ quan có thẩm quyền trả kết quả.
Thời gian hoàn thuế:
Với trường hợp hoàn trước - kiểm sau là 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ (áp dụng với doanh nghiệp chấp hành tốt);
Với trường hợp kiểm trước - hoàn sau thì là 60 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ (áp dụng với doanh nghiệp lần đâu hoặc doanh nghiệp có khuyết điểm).
Nói chung, các quy định về thuế giá trị gia tăng khá phức tạp. Để tìm hiểu thật chi tiết, bạn có tham khảo Luật thuế GTGT 2008, Thông tư 130/2016/TT-BTC, Nghị định 209/2013/NĐ-CP và thường xuyên cập nhật những thay đổi được thông báo trên các trang web chính thức của Chính Phủ. TOPI chúc bạn thành công!
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/thue-vat-la-gi-cach-tinh-thue-gia-tri-gia-tang-nam-2024-a26750.html