Tài sản lưu động là gì? Hướng dẫn cách tính tài sản lưu động

Tài sản lưu động (TSLĐ) là nguồn tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong công ty, giúp duy trì ổn định và linh hoạt trong quản lý tài chính ngắn hạn. Hiểu rõ định nghĩa, vai trò và cách tính tài sản lưu động giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính và tối ưu hóa nguồn lực. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết các loại tài sản lưu động.

Tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động (Current Assets) bao gồm những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện qua các bộ phận như: tiền mặt, chứng khoán có tính thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Hiện tại, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản liên quan, chưa có quy định cụ thể về tài sản lưu động. Do đó, việc nắm rõ những thông tin trên về vốn lưu động là cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ kế toán và quản trị kinh doanh.

Tài sản lưu động là gì? Hướng dẫn cách tính tài sản lưu động
Tài sản lưu động

Tài sản lưu động gồm những loại nào?

Hiểu rõ từng loại TSLĐ giúp doanh nghiệp quản lý nguồn vốn hiệu quả và tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Các loại TSLĐ bao gồm:

Theo lĩnh vực tham gia

Trong doanh nghiệp, TSLĐ căn cứ theo lĩnh vực tham gia có thể được chia thành hai loại chính sau:

Cách phân loại này cung cấp cái nhìn tổng quát về tỷ trọng tài sản giữa lưu thông và sản xuất, giúp nhà quản lý sử dụng các công cụ tài chính để so sánh và đánh giá sự phù hợp trong phân bổ tài sản.

Tài sản lưu động là gì? Hướng dẫn cách tính tài sản lưu động
Phân loại TSCĐ theo lĩnh vực doanh nghiệp tham gia

Theo thanh khoản

Dựa trên tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền), TSLĐ của doanh nghiệp được chia thành ba nhóm chính: vốn bằng tiền, các khoản phải thu và vật tư - hàng hóa.

Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp cần chuyển trước một khoản tiền gọi là tiền đặt cọc để cam kết thực hiện hợp đồng. Số tiền này có thể được quy định theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc ấn định bằng một số tiền cụ thể.

Tài sản lưu động là gì? Hướng dẫn cách tính tài sản lưu động
Phân loại TSCĐ theo thanh khoản

Theo phương thức quản lý

TSLĐ của doanh nghiệp căn cứ theo phương thức quản lý có thể được chia thành hai loại chính sau:

Phân loại này giúp nhà quản lý xác định tỷ trọng TSLĐ thường xuyên, tối đa hóa tài sản này và giảm thiểu TSLĐ tạm thời để tăng tính ổn định trong doanh nghiệp.

Tài sản lưu động là gì? Hướng dẫn cách tính tài sản lưu động
Phân loại TSCĐ theo phương thức quản lý

Đặc điểm của tài sản lưu động

Hình thái vật chất của TSLĐ thường xuyên liên tục thay đổi trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình này, TSLĐ sẽ trải qua chu kỳ khép kín bao gồm các giai đoạn sau:

Tiền → Nguyên vật liệu → Bán thành phẩm → Thành phẩm → Tiền (T - H - T’)

Đồng thời, giá trị của TSLĐ được chuyển hoàn toàn vào giá trị sử dụng của sản phẩm mới trong một lần duy nhất và được thu hồi hoàn toàn sau khi sản phẩm được thanh toán.

Cách tính tài sản lưu động

Quản lý TSLĐ là yếu tố then chốt để duy trì sự ổn định và hiệu quả kinh doanh. Hiểu rõ và quản lý tốt TSLĐ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính ngắn hạn và tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Công thức tính tài sản lưu động:

Tài sản lưu động = Tiền mặt + Tiền gửi tại ngân hàng + Các khoản phải thu + Các khoản công nợ + Hàng tồn kho + Đầu tư ngắn hạn + Chi phí trả trước

Vai trò của tài sản lưu động trong doanh nghiệp

Việc quản lý hiệu quả TSLĐ giúp doanh nghiệp dễ dàng thanh toán các khoản nợ, đầu tư vào cơ hội kinh doanh mới và phát triển hoạt động kinh doanh. Một số vai trò cụ thể của TSLĐ bao gồm:

Tài sản lưu động là gì? Hướng dẫn cách tính tài sản lưu động
Các loại TSLĐ giúp quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý hiệu quả tài sản lưu động sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và vai trò của loại tài sản này trong doanh nghiệp. Hãy liên hệ GSOFT qua số 0913.509.979 để được tư vấn giải pháp quản lý tài sản chuyên nghiệp.

Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/tai-san-luu-dong-la-gi-huong-dan-cach-tinh-tai-san-luu-dong-a26761.html