Thị trường là gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về kinh tế, bắt đầu kinh doanh hoặc đầu tư. Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà còn là nơi phản ánh sự tương tác, liên kết giữa cung và cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp. Trong bài viết sau, 1Office sẽ cung cấp đến bạn khái niệm thị trường một cách chi tiết, đồng thời phân loại và phân tích vai trò quan trọng của thị trường.
Thị trường là khái niệm trung tâm trong kinh tế học, được định nghĩa là không gian - nơi diễn ra các giao dịch, quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán, với mục đích trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc giá trị kinh tế khác. Thị trường không chỉ giới hạn ở một không gian cụ thể mà còn tồn tại dưới nhiều hình thức như thị trường truyền thống, thị trường trực tuyến, hay các thị trường tài chính.
Thị trường giữ vai trò then chốt trong hệ thống kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực, các chỉ số đo lường, phản ánh thị trường là các chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ phát triển và hiệu suất của nền kinh tế.
Trong Marketing, thị trường được hiểu là tập hợp các khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại có nhu cầu và khả năng chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Thị trường không chỉ đề cập đến số lượng khách hàng mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: sở thích, thói quen, và hành vi tiêu dùng, giúp doanh nghiệp định hình chiến lược tiếp thị phù hợp.
Có 3 yếu tố khi nói về khách hàng trong thị trường Marketing mà bất kỳ nhà kinh tế nào cx cần quan tâm bao gồm:
Thị trường tự do
Thị trường tự do là nơi các hoạt động kinh doanh và giao dịch diễn ra mà không chịu sự can thiệp, chi phối và kiểm soát từ nhà nước hay chính phủ. Giá cả và sản phẩm trên thị trường này được quyết định hoàn toàn bởi quy luật cung cầu, tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới, liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh.
Tuy nhiên, vì không có sự quản lý chặt chẽ, thị trường tự do dễ xảy ra các tình trạng như: độc quyền, chèn ép người tiêu dùng, hoặc tăng giá một cách bất hợp lý. Trong cá trường hợp đó, chính phủ thường phải can thiệp bằng cách áp dụng các chính sách điều tiết để đảm bảo cân bằng và ổn định giá.
Ví dụ: Thị trường nông sản tại Mỹ
Tại các bang như California, nông dân có thể tự do bán các sản phẩm như ngô, lúa mì, hoặc trái cây theo giá thị trường mà không bị chính phủ can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, nếu giá cả trở nên bất thường hoặc xảy ra tình trạng thâu tóm, chính phủ Mỹ có thể áp dụng các biện pháp như trợ giá hoặc quản lý xuất khẩu để bình ổn thị trường.
Thị trường hàng hoá
Thị trường hàng hoá là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi sản phẩm với mục đích phục vụ cho đời sống hằng ngày. Các sản phẩm được giao dịch thường là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng hoặc nguyên liệu sản xuất.
Đặc trưng của thị trường hàng hoá là sự đa dạng về chủng loại sản phẩm và giá cả linh hoạt theo từng khu vực hoặc thời điểm. Đây được coi là hình thái thị trường cơ bản nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng.
Ví dụ: Chợ truyền thống ở Việt Nam.
Các khu chợ như chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay chợ Bến Thành (TP. HCM) là những nơi điển hình của thị trường hàng hoá. Trong đó, người mua và người bán trao đổi và giao dịch trực tiếp các mặt hàng như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng,… Giá cả tại đây thường linh hoạt và có thể thương lượng dựa trên cung cầu tại thời điểm giao dịch.
Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ tập trung vào các giao dịch liên quan đến vốn ngắn hạn, thường có thời hạn dưới 1 năm. Đây là nơi kết nối giữa người cần vốn và người cung cấp vốn thông qua hệ thống ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính,
Các hoạt động trên thị trường này thường bao gồm vay mượn, phát hành các công cụ tài chính như tín phiếu, kỳ phiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngắn hạn. Thị trường tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông dòng tiền, ổn định thanh khoản và hỗ trợ phát triển kinh tế.
Ví dụ: Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam.
Thị trường này là nơi các ngân hàng thương mại vay mượn vốn lẫn nhau để đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn. Chẳng hạn, khi một ngân hàng cần vốn gấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, họ có thể vay từ ngân hàng khác trên thị trường thông qua các công cụ như tín phiếu hoặc repo.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một trong những hình thái thị trường sôi động và phát triển nhất hiện nay, bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ như thị trường cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính phát sinh.
Thị trường này là nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Với vai trò là kênh huy động vốn dài hạn, thị trường chứng khoán không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hoạt động mà còn tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi người tham gia cần có sự hiểu biết và chiến lược rõ ràng.
Ví dụ: Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) Đây là nơi diễn ra các giao dịch mua bán cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn như Vinamilk (VNM), Hòa Phát (HPG), hoặc Masan Group (MSN). Các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức có thể mua cổ phiếu để đầu tư sinh lời hoặc tham gia phát hành trái phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp.
Thị trường là một hệ thống phức tạp được hình thành từ nhiều thành phần có vai trò và chức năng riêng biệt. Việc hiểu rõ các thành phần này sẽ giúp các doanh nghiệp và cá nhân tham gia thị trường một cách hiệu quả hơn.
>>>> Tham khảo: Các loại chiến lược Marketing dành cho doanh nghiệp
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Dưới đây là 7 chức năng chính của thị trường:
Chức năng phân phối nguồn lực
Thị trường phân phối nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và hàng hoá theo nhu cầu thực tế của xã hội. Điều này được thực hiện thông qua cơ chế cung - cầu và giá cả. Chức năng này sẽ đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, đồng thời tạo ra sự cân bằng giữa các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Ví dụ: Trong thị trường bất động sản, nguồn lực tài chính và đất đai sẽ được phân bổ dựa trên nhu cầu mua nhà, đầu tư, hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Chức năng xác định giá cả
Thị trường quyết định giá cả của hàng hoá và dịch vụ thông qua mối quan hệ cung - cầu. Khi nhu cầu cao hơn cung, giá cả tăng; ngược lại, khi cung vượt cầu, giá sẽ giảm.
Ví dụ: Trong mùa lễ Tết, giá cả thực phẩm như thịt, bánh kéo thường có xu hướng tăng cao do nhu cầu mua sắm tăng mạnh.
>>> Xem thêm: 9+ Chiến lược giá và cách xác định hiệu quả cho doanh nghiệp
Chức năng điều tiết sản xuất
Thị trường sẽ đóng vai trò định hướng sản xuất dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm được thị trường ưa chuộng và ngưng sản xuất các sản phẩm không còn hấp dẫn. Việc này đảm bảo rằng các nguồn lực được đầu tư vào những lĩnh vực mang lại giá trị cao nhất cho xã hội.
Ví dụ: Sự phát triển của xe điện là kết quả từ nhu cầu ngày càng tăng về phương tiện thân thiện với môi trường, khiến các nhà sản xuất như Tesla hay Vinfast đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này.
Chức năng thông tin
Thị trường sẽ cung cấp thông tin về giá cả, sản phẩm/dịch vụ và xu hướng tiêu dùng, từ đó, giúp các bên tham gia đưa ra quyết định hợp lý hơn. Những thông tin này sẽ cho phép người bán, doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ: Báo cáo thị trường của các công ty nghiên cứu như Nielsen hay các nền tảng thương mại điện tử (Shopee, Lazada) và các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok,…) sẽ cung cấp thông tin về hành vi mua sắm, các xu hướng hiện hành của người tiêu dùng.
Chức năng khuyến khích cạnh tranh
Cạnh tranh trên thị trường sẽ là động lực để doanh nghiệp không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để thu hút khách hàng cũng như mang lại lợi ích lớn hơn cho xã hội và nền kinh tế nói chung.
Ví dụ: Các hãng công nghệ lớn như Samsung, Apple,… không chỉ cạnh nhanh về tính năng của sản phẩm mà còn về trải nghiệm người dùng, giá cả.
Chức năng phân phối thu nhập
Thị trường góp phần phân phối thu nhập giữa các thành phần tham gia dựa trên mức độ đóng góp vào sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Chức năng này đảm bảo sự công bằng, khuyến khích người lao động nâng cao năng lực và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Ví dụ: Trong thị trường lao động, những người có kỹ năng chuyên môn cao hoặc có kinh nghiệm lâu năm thường nhận được mức lương cao hơn so với lao động phổ thông.
Chức năng điều tiết xã hội
Thị trường không chỉ điều chỉnh các hoạt động kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội như việc làm, môi trường, và văn hoá tiêu dùng. Như vậy, thị trường có thể góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân, đồng thời định hướng xu hướng tiêu dùng và ý thức xã hội.
Ví dụ: Sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm hữu cơ và thân thiện với môi trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển hướng sang sản xuất bền vững, góp phần bảo vệ môi trường cũng như tạo hiệu ứng tích cực cho hình ảnh thương hiệu.
Thị trường được phân chia thành nhiều cấu trúc khác nhau dựa trên mức độ cạnh tranh, số lượng người tham gia và khả năng kiểm soát giá cả. Sau đây là bốn cấu trúc chính của thị trường:
Cạnh tranh hoàn toàn
Đây là cấu trúc thị trường lý tưởng, là nơi có số lượng người mua và người bán, số lượng sản phẩm lớn nhất, và thông tin hoàn toàn minh bạch. Các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát giá mà chỉ chấp nhận mức giá chung do cung - cầu quyết định.
Với mức độ cạnh tranh cao, thị trường này thúc đẩy doanh nghiệp phân bổ hiệu quả nguồn lực nhằm tối ưu hoá lợi nhuận.
Đặc điểm:
Ví dụ: Thị trường nông sản như lúa gạo, nơi các sản phẩm có giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào cung - cầu.
Độc quyền hoàn toàn
Trong cấu trúc này, một doanh nghiệp duy nghiệp duy nhất kiểm soát toàn bộ thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ không có đối thủ thay thế . Doanh nghiệp độc quyền có toàn quyền quyết định giá cả và sản lượng.
Thị trường độc quyền thường không đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng bởi giá cả cao và số lượng lựa chọn hạn chế. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực và ngành hàng, độc quyền được cho là cần thiết để đảm bảo tài nguyên không bị lãng phí.
Đặc điểm:
Ví dụ: Công ty điện lực độc quyền trong một khu vực cụ thể, như EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cung cấp điện tại Việt Nam.
Cạnh tranh độc quyền
Đây là cấu trúc thị trường kết hợp giữa cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm khác biệt hoá nhưng vẫn có một số đặc điểm cạnh tranh.
Cấu trúc này mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, đồng thời, khuyến khích sự đổi mới từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, do rào cản gia nhập thấp và sự cạnh tranh không qua giá có thể dẫn đến sự tăng cao trong chi phí tiếp thị và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm,
Đặc điểm:
Độc quyền nhóm (Oligopoly)
Cấu trúc này cho phép một số ít doanh nghiệp lớn kiểm soát phần lớn thị phần, và mỗi doanh nghiệp có khả năng tác động đến giá cả cũng như lượng cung. Thị trường này tạo ra sự ổn định về giá nhưng cũng làm giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Đặc điểm:
Ví dụ: Ngành sản xuất ô tô với các tập đoàn như Toyota, Ford, và Volkswagen.
Theo hình thái vật chất của đối tượng trao đổi
Theo mối quan hệ cung cầu trên thị trường
Theo tính chất của hàng hoá
Theo góc độ lưu thông hàng hoá
Theo yếu tố của đối tượng trao đổi
Theo tính chất của thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu nhập, phân tích và diễn giải các thông tin liên quan đến thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là nắm bắt nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng, cũng như xu hướng mới nhằm xác định cơ hội kinh doanh, tối ưu hoá sản phẩm/dịch vụ, và xây dựng chiến lược phù hợp nhằm tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh.
Để đạt được hiệu quả, có nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường được áp dụng tùy theo mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Sau đây là một số các phương pháp cơ bản mà bạn có thể áp dụng:
Khảo sát và điều tra: Thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng thông qua các hình thức như:
Phỏng vấn nhóm hoặc phỏng vấn sâu
Thử nghiệm: Là cách kiểm tra phản ứng của khách hàng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới trước khi chính thức ra mặt. Từ kết quả đánh giá mức độ hài lòng, nhu cầu và sự quan tâm của thị trường, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp.
Quan sát hành vi người tiêu dùng: Bằng cách quan sát thói quen mua sắm, doanh nghiệp có thể hiểu được sở thích và nhu cầu, cũng như hành vi của khách hàng. Tuy nhiên phương pháp này có thể yêu cầu thời gian dài và tốn nhiều công sức để phân tích.
Theo dõi và phân tích hành vi trực tuyến (online) của người tiêu dùng trong việc: truy cập website, hành vi mua hàng, tương tác trên mạng xã hội. Với phương pháp này, người phân tích cần có chuyên môn về Internet, phân tích dữ liệu lớn, đảm bảo có tính chính xác và hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp quy mô, ngành nghề nào. Việc nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả và chính xác sẽ cho phép doanh nghiệp:
Nghiên cứu thị trường là một quy trình có hệ thống nhằm thu nhập, tổng hợp và phân tích thông tin để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Quy trình này gồm 6 bước bao gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Ở bước này, doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi hoặc vấn đề mà doanh nghiệp cần thông qua nghiên cứu thị trường. Đó có thể là:
Từ đó, trong quá trình nghiên cứu, doanh nghiệp có thể đảm bảo sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tranh việc thu thập các dữ liệu không liên quan. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Tiếp theo, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết về các phương pháp, công cụ và quy trình, ngân sách sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. Kế hoạch rõ ràng sẽ giúp quy trình được tối ưu và đảm bảo các dữ liệu thu thập có giá trị thực tiễn cao. Một số yếu tố mà bạn sẽ cần xem xét bao gồm:
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Mục đích của bước này chính là thu thập thông tin cần thiết từ các nguồn đáng tin cậy để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Các dữ liệu được thu thập cần đảm bảo tính đầy đủ và chính xác để doanh nghiệp có thể đưa ra các phân tích và kết luận đúng đắn.
Các loại dữ liệu:
Phương pháp:
Bước 4: Phân tích dữ liệu
Ở bước này, nhà phân tích sẽ biến các dữ liệu thô thành các thông tin có giá trị để hỗ trợ ra quyết định thông qua một số các phương pháp như:
Bước 5: Trình bày dữ liệu
Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp hệ thống hoá và trực quan hoá thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Bước này có thể bao gồm việc sử dụng biểu đồ, đồ thị, bảng dữ liệu hay báo cáo tổng hợp để trình bày kết quả nghiên cứu.
Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất
Sau khi đã có kết quả nghiên cứu, bước cuối cùng chính là doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp và định hướng tiếp theo cho hoạt động kinh doanh của mình. Các giải pháp có thể bao gồm: điều chỉnh chiến lược Marketing, phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm đối tác hoặc mở rộng thị trường. Kết luận và đề xuất nghiên cứu thị trường chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Market Research (Nghiên cứu thị trường): Là quá trình thu thập, phân tích dữ liệu và thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như các yếu tố liên quan đến kinh doanh.
Market Analysis (Phân tích thị trường): Là quá trình đánh giá các yếu tố trong thị trường mục tiêu, ví dụ: nhu cầu, quy mô, phân khúc khách hàng,…
Market Demand (Nhu cầu thị trường): Là tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng và có khả năng chi trả tại một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định.
Target Market (Thị trường mục tiêu): Là nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp tập trung tiếp cận để cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
Market Cap (Vốn hóa thị trường): Là tổng giá trị thị trường của một công ty, được tính bằng cách nhân giá cổ phiếu hiện tại với tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Exchanges (Sàn giao dịch): Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ hoặc tài sản.
Seller (Người bán): Là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hàng hoá, dịch vụ, hoặc tài sản muốn bán ra thị trường.
Buyer (Người mua): Là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu và khả năng tài chính để mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc tài sản của người bán.
Niche Market (Thị trường ngách): Là một phân khúc nhỏ, cụ thể, trong một thị trường lớn hơn, doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu và sở thích của một nhóm khách hàng nhất định.
Global Market (Thị trường toàn cầu): Là thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nơi các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới
Service Market (Thị trường dịch vụ): Là thị trường tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ phi vật lý, mang lại giá trị và lợi ích cho khách hàng.
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/thi-truong-la-gi-phuong-phap-va-quy-trinh-nghien-cuu-thi-truong-hieu-qua-a26799.html