Động từ ở dạng quá khứ trong tiếng Anh được chia thành hai loại: động từ có quy tắc và động từ bất quy tắc. Trong đó, đối với động từ bất quy tắc, bạn cần phải học thuộc các dạng của chúng ở cột 2 và 3 trong bảng động từ bất quy tắc (cột quá khứ đơn và quá khứ phân từ), bởi mỗi dạng được dùng ở những trường hợp khác nhau. Bài viết này mang đến cho bạn kiến thức về “feel” - một động từ bất quy tắc. Vậy, chính xác dạng quá khứ của “feel” là gì và cách áp dụng chúng trong từng trường hợp cụ thể ra sao? Hãy cùng FLYER tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quá khứ của “feel” là gì?
“Feel” là một động từ vô cùng quen thuộc, thường xuyên có mặt trong hầu hết mọi tình huống học tập, giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. “Feel” được dùng nhiều nhất với nghĩa là “cảm thấy”, “cảm nhận”, “sờ thấy”, “có cảm giác là”…
Ví dụ:
- I could feel your touch.
Tôi có thể cảm nhận được cái chạm của bạn.
- I feel comfortable talking to you.
Tôi cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn.
- The cat’s fur feels so soft.
Bộ lông của con mèo có cảm giác rất mềm mại.
Một số cách sử dụng động từ “feel” có thể kể đến như:
Cấu trúc
Ý nghĩa
Ví dụ
Feel + tính từ/trạng từ
Cảm thấy như thế nào, có cảm giác là
- I feel sick.
Tôi cảm thấy không khỏe
- I am feeling guilty.
Tôi đang cảm thấy tội lỗi.
Feel + giới từ
Feel + adj + about: Cảm thấy như thế nào về ai/cái gì/việc gì
I feel sorry about missing your phone call.
Tôi cảm thấy rất có lỗi khi bỏ lỡ cuộc điện thoại của bạn.
Feel + in + something:
Sờ soạng, mò mẫm
I feel in my bag for my wallet.
Tôi mò mẫm trong túi để tìm ví tiền của tôi.
Feel + for + somebody/something
Thông cảm, hiểu cho ai/cái gì
I feel for you, but I can’t do anything to help you.
Tôi thông cảm cho bạn, nhưng tôi không thể làm gì để giúp đỡ bạn.
Feel + danh từ/đại từ
Cảm nhận được (sự hiện diện) ai/cái gì…
- I can feel Mary standing behind me.
Tôi có thể cảm nhận được cô ấy đang đứng sau tôi.
- He feels happiness from his new job.
Anh ấy cảm nhận được sự hạnh phúc từ công việc mới của anh ấy.
Feel + that
Cảm thấy rằng
- I feel that I am so unlucky.
Tôi cảm thấy rằng mình thật kém may mắn.
Một số cách dùng động từ “feel”
Động từ “feel” phát âm là /fiːl/. Hãy cùng nghe và luyện đọc theo audio dưới đây nhé!
Vì là một động từ bất quy tắc nên khi chia ở thì quá khứ, “feel” sẽ được viết thành “felt” ở cả hai dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ.
Ví dụ:
- I didn’t attend the party last night because I felt uncomfortable.
Tôi đã không tham dự bữa tiệc tối qua vì tôi cảm thấy không thoải mái.
- I have felt unwell for a few days.
Tôi đã cảm thấy không khỏe được vài ngày.
Dạng quá khứ “felt” được phát âm là /felt/. Bạn có thể tham khảo và luyện tập theo audio dưới đây:
2. Các cách dùng quá khứ của “feel”
Mặc dù dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ của “feel” giống nhau - “felt” , tuy nhiên, cách sử dụng của 2 dạng này vẫn có một số điểm khác biệt nhất định. Hãy cùng FLYER đọc tiếp bài viết để xem khi nào “felt” là dạng quá khứ đơn và khi nào là dạng quá khứ phân từ nhé!
2.1. Dạng quá khứ đơn
Dạng quá khứ đơn “felt” được dùng trong thì quá khứ đơn, trong câu điều kiện loại 2 và trong một số câu giả định cho hiện tại (câu mong ước với “wish”, “if only” và “would rather”).
2.1.1. Trong thì quá khứ đơn
Trong câu khẳng định của thì quá khứ đơn, “felt” được dùng để nói về “sự cảm nhận, hành động động chạm, sờ soạng … đã từng diễn ra” hoặc diễn tả “chủ ngữ đã từng có cảm giác như thế nào”.
S + felt + …
Trong đó:
- S: chủ ngữ
Ví dụ:
- I felt disappointed after receiving the results.
Tôi đã cảm thấy thất vọng sau khi nhận được kết quả.
- Mary suddenly felt a stomach ache last night.
Mary bất ngờ cảm thấy đau bụng vào đêm qua.
- I felt so cold when I fell into the pool.
Tôi đã cảm thấy rất lạnh khi ngã xuống hồ bơi.
2.1.2. Trong câu điều kiện loại 2
Theo công thức của câu điều kiện loại 2, động từ trong vế “If” sẽ được chia ở thì quá khứ đơn. Vì vậy, “feel” khi được sử dụng trong trường hợp này cũng sẽ đổi thành “felt”.
If + S1 + felt…, S2 + would (not) + V-inf …
Trong đó:
- S1, S2: chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2
- V-inf: động từ nguyên thể
Ví dụ:
- If I felt unwell, I would not attend the party.
Nếu tôi cảm thấy không khỏe, tôi sẽ không tham dự bữa tiệc
Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ & bài tập chi tiết
2.1.2. Trong thức giả định
Dạng quá khứ đơn “felt” cũng có thể được dùng trong các câu giả định nhằm thể hiện một mong ước, mong muốn nào đó trái với sự thật ở hiện tại. Cụ thể:
2.2. Dạng quá khứ phân từ
“Felt” được coi là dạng quá khứ phân từ của “feel” khi nó đứng trong: các thì hoàn thành, trong câu điều kiện loại 3, câu giả định cho quá khứ, trong dạng bị động và trong mệnh đề quan hệ rút gọn.
2.2.1. Trong các thì hoàn thành
Tiếng Anh bao gồm 3 thì hoàn thành cơ bản là:
- Hiện tại hoàn thành
- Quá khứ hoàn thành
- Tương lai hoàn thành
Cụ thể về cách sử dụng dạng quá khứ phân từ “felt” trong các thì hoàn thành như sau:
Thì của động từ
Công thức
Ví dụ
Hiện tại hoàn thành
S + have/has + felt…
Mary has felt his special attention since they first met.
Mary đã cảm nhận được sự quan tâm đặc biệt của anh ấy kể từ lần đầu tiên họ gặp nhau.
S + have/has + not + felt…
I have not felt depressed since I saw you.
Tôi đã không còn cảm thấy chán nản kể từ khi tôi nhìn thấy bạn
Have/has + S + felt …?
Have you ever felt bored in Mr. Peter’s class?
Bạn đã bao giờ cảm thấy chán nản trong tiết học của thầy Peter chưa?
Quá khứ hoàn thành
S + had + felt …
He hadfelt that he was not treated well before he became rich.
Anh ấy cảm thấy rằng anh ấy đã không được đối xử tốt trước khi trở nên giàu có.
S + had + not + felt …
When we visited, his wound had not felt painful.
Khi chúng tôi đến thăm, vết thương của anh ấy đã không còn đau.
Had + S + felt …?
Had his wound felt pain when you visited?
Khi bạn đến thăm, vết thương của anh ấy còn đau không?
Tương lai hoàn thành
S + will + have + felt…
The patient will have felt better in two weeks, before he goes home.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn trong hai tuần nữa, trước khi anh ấy về nhà.
S + will + not + have + felt …
Before the next surgery, he will not have felt any pain.
Trước khi cuộc phẫu thuật tiếp theo diễn ra, anh ấy đã không còn cảm thấy đau đớn nữa rồi.
Will + S + have + felt…?
Will you have felt calmer before the interview?
Bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra chứ.
Quá khứ của “feel” trong các thì hoàn thành
2.2.2. Trong câu điều kiện loại 3
Trong câu điều kiện loại 3, “felt” có thể có mặt trong cả mệnh đề “If” hoặc mệnh đề chính để diễn tả một sự kiện trái với thực tế trong quá khứ.
Chi tiết về công thức của câu điều kiện loại 3 với “felt” là:
If + S1 + had + felt…, S2 + would (not) + have + Ved/3
If + S2 + had + Ved/3…, S2 + would (not) + have + felt…
Trong đó:
- Ved/3: động từ dạng quá khứ phân từ
Ví dụ:
- If you had felt tired, you wouldn’t have gone swimming.
Nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi, bạn không nên đi bơi.
- If you had obeyed your parents, you would have felt happier.
Nếu bạn vâng lời bố mẹ, bạn đã cảm thấy hạnh phúc hơn.
2.2.3. Trong câu giả định
Dạng quá khứ phân từ “felt” xuất hiện trong các câu giả định với mục đích diễn tả mong ước, mong muốn về một sự việc nào đó đã không xảy ra trong quá khứ. Cụ thể:
2.2.4. Trong câu bị động
Động từ “feel” có hai dạng là nội động từ và ngoại động từ. Nếu là nội động từ, “feel” mang nghĩa “cảm thấy, cảm nhận” và không thể dùng ở dạng bị động. Trái lại, nếu là ngoại động từ, “feel” mang nghĩa “chạm vào, sờ vào” và ở thể bị động, nó có nghĩa là “ai/cái gì được chạm vào (được cảm nhận) bởi…”
Công thức chung của câu bị động với “felt” được viết là:
S + be + felt + (by O) …
Trong đó:
- Be: động từ “tobe” được chia ở các thì thích hợp
- O là tân ngữ, “by O” có thể có hoặc không
Ví dụ:
- The silk is felt by Mary
Mảnh lụa bị chạm vào bởi Mary.
- The flavor of dishes was felt by a masterchef.
Hương vị của những món ăn đã được đánh giá bởi một siêu đầu bếp.
Xem thêm: Câu bị động là gì? Chinh phục câu bị động dễ dàng chỉ với 1 cấu trúc tổng quát
2.2.5. Trong mệnh đề quan hệ rút gọn
Về cơ bản, mệnh đề quan hệ là một mệnh đề được đặt sau danh từ/đại từ, làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ/đại từ đó. Những mệnh đề quan hệ này thường được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ như “who, whom, which, that…”.
Khi mệnh đề quan hệ được viết ở dạng bị động, bạn có thể lược bỏ những đại từ quan hệ kể trên và trợ động từ, động từ tobe, chỉ sử dụng động từ “Ved/3” để câu trở nên ngắn gọn mà ý nghĩa không bị thay đổi. “Felt” cũng không phải ngoại lệ, dưới đây là một ví dụ:
Ví dụ:
- The soup, which was felt by a master chef, is being sold at a very high price.
=> The soup felt by a master chef is being sold at a very high price.
Món súp đã được vị đầu bếp nổi tiếng nếm thử đang được bán với giá rất cao.
Xem thêm: 5 cách đơn giản và nhanh chóng để rút gọn mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
3. Một số ý nghĩa khác của “felt”
Ngoài là dạng quá khứ của “feel”, “felt” cũng có thể được dùng như một động từ hoặc danh từ thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
4. Bài tập “quá khứ của feel”
5. Tổng kết
Tổng kết lại, quá khứ của “feel” là “felt”, được viết giống nhau ở cả hai dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ. Để ghi nhớ tốt hơn từng trường hợp sử dụng hai dạng quá khứ này, bạn hãy xem lại phần lý thuyết và ví dụ đã được tóm gọn ở trên, đồng thời hoàn thành phần bài tập ngắn mà FLYER đã biên soạn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên ghé thăm Phòng luyện thi ảo FLYER mỗi ngày để luyện tập, củng cố và nâng cao kiến thức bạn nhé!
Xem thêm:
- Cách dùng cấu trúc Wish chuẩn nhất cho mọi trường hợp
- Cấu trúc “Would rather” cùng 4 cách dùng cơ bản nhất
- Bí kíp dùng trợ động từ cực chính xác! (kèm ví dụ & bài tập)