Rừng ngập mặn là hệ thống quần xã tập hợp các loại thực vật có khả năng chịu mặn cực tốt. Vì tính chất môi trường nên rừng ngập thông thường phân bố tại các vùng ven biển. Trong rừng ngập mặn, tập hợp hệ sinh thái gồm động vật và thực vật vô cùng đa dạng. Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái cũng như là đời sống của con người. Cùng tìm hiểu về rừng ngập mặn và khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
>> Xem thêm: Cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt
Tìm hiểu về rừng ngập mặn
Có thể nói quần xã rừng ngập mặn là nét độc đáo của thiên nhiên. Mang đến cho khu vực ven biển. Giúp kiến tạo thêm tính đa dạng và phong phú cho đặc tính tự nhiên của Việt Nam. Tiếp theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về rừng ngập mặn. Cũng như là vai trò quan trọng của hệ sinh thái trong rừng ngập mặn như thế nào.
Rừng ngập mặn là gì?
Rừng ngập mặn có thể hiểu đơn giản là một nhóm thực vật có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước có độ mặn cao. Tiêu biểu là vùng ven biển, bãi triều, cửa sông, vịnh… Tại đây, nước đầy bùn, lầy lội và nông do không phải chịu tác động của sóng lớn. Đặc biệt trong khu vực có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt. Các loại thực vật này thường xuất hiện khu vực ven - nơi mức độ mặn lớn. Rừng ngập mặn được xem là một trong những khu vực có hệ sinh thái đa dạng.
Rừng ngập mặn còn được gọi với cái tên là rừng đước. Vì tại Việt Nam, thực vật ngập mặn chủ yếu là cây đước. Môi trường ngập mặn có tính vô cùng khắc nghiệt. Nước ngọt khan hiếm, hàm lượng oxy trong nước cực thấp, nồng độ muối biển cao. Chính vì vậy rất ít loại cây có thể sinh sống được. Những loại thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện ngập mặn thường mọc theo bụi. Với gần 70 loại cây thân gỗ. Dựa vào nguồn dinh dưỡng từ nước ngọt và nước mặn từ sông và biến pha trộn.
Vai trò của rừng ngập mặn
Do khả năng phát triển tại vùng ngập mặn dọc theo các đường bờ biển. Rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam nói riêng. Hệ thống thực vật sinh sống và phát triển bảo vệ sự xói mòn đất diễn ra. Hiện tượng ngập lụt và giảm tác hại của bão biển khi vào đất liền. Thân cây cao, cành và rễ dày đặc giúp cản sức công phá của sóng biển hoặc gió mạnh.
Ngoài ra, thực vật của rừng ngập mặn hỗ trợ lấn biển hiệu quả. Bằng cách giữ lại đất trong đất liền. Đồng thời giữ lại đất phù sa kết dính, không bị rửa trôi ra biển.
Hệ sinh thái của rừng ngập mặn là nguồn cung cấp thức ăn chính có nhiều loại động vật. Các bộ phận của cây ngập mặn phân hủy thành chất hữu cơ dinh dưỡng. Trong đó, những thủy sản có giá trị kinh tế cao. Như tôm, cua, cá hoặc chim đều tập trung sinh sản và kiếm ăn tại đây. Rừng ngập mặn là khu vực lý tưởng để các loại động vật sinh sản. Duy trì sự cân bằng sinh thái. Điều này giúp việc đánh bắt thủy sản thương mại thuận lợi về số lượng nguồn cung.
Đây là nguồn nguyên liệu con người có thể khai thác để phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Cải thiện đáng kể đời sống về mặt kinh tế. Nguồn động vật và thực vật vô cùng đa dạng. Có thể sử dụng phục vụ nhu cầu cho con người. Đặc biệt có thể phát triển du lịch thu hút khách tham quan trong và ngoài nước
Rừng ngập mặn tại Việt Nam
Là đất nước có đường bờ biển dài hơn 3000 km. Vì vậy rừng ngập mặn đều xuất hiện khắp nơi dọc vùng ven biển. Với diện tích hơn 200.000 hecta rừng. Việt Nam trở thành một trong những nước có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất trên thế giới.
Phân bố của rừng ngập mặn
Ở Việt Nam, rừng ngập mặn có khoảng 37 loại cây ngập mặn khác nhau phân bố chủ yếu tại các vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu long. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long có chủng loại đa dạng hơn cả. Đồng thời đây cũng là khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất tại Việt Nam với hơn 90000 hecta
Có thể kể đến một số địa danh rừng ngập mặn nổi tiếng: Cần Giờ, rừng ngập mặn Rú Chà - Huế, rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam giang, Cà Mau,…
Ở Việt Nam, 29 tỉnh thành vùng ven biển đều có rừng ngập mặn, phân bố dài từ Mong Cái đến Hà Tiên. Tuy nhiên, rừng ngập mặn tập trung phần lớn và phát triển mạnh ở phía Nam. Còn vùng phía Bắc, rừng ngập mặn chỉ tồn tạo quy mô nhỏ và thấp.
Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất việt nam
Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất việt nam chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiêu biểu là tỉnh Cà Mau. Với chủng loại các cá thể vô cùng đa dạng các, rừng ngập mặn U Minh và rừng Sác ở Cần Thơ ở TP.HCM. Đều được công nhận là khu dự trữ sinh quyển quan trọng trên thế giới.
Với số lượng quần xã rừng ngập mặn đa dạng và lớn. Trong đó, rừng ngập mặn ở Cà Mau là rừng có diện tích lớn nhất ở Việt Nam. Diện tích rừng ở Cà Mau đạt hơn 63000 hecta, theo ghi nhận vào năm 2012. Rừng ngập mặn Cà Mau được xem là khu vực rừng có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau rừng ngập mặn Amazon.
Trong đó, hai huyện Ngọc Hiển và Năm Căn thuộc là khu vực tập trung nhiều rừng ngập mặn tại Cà Mau. Tiếp đến, rừng đước còn được phân bổ ở các huyện Đầm Dơi, Tân Phú và U Minh. Những khu vực nào nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, trong vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Do điều kiện thủy văn và vị trí địa lý, Cà Mau là vùng bán đảo có ba mặt giáp biển. Nên đường bờ biển tiếp giáp với đất liền có hệ sinh thái rừng ngập mặn vô cùng đa dạng và phong phú. Thực vật ngập mặn như cây đước, cây vẹt, cây bần thân gỗ lớn,… Ngoài ra còn có các loại cây mắm, chà là, su, cóc đều có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao.
Tổng kết
Hiện nay, rừng ngập mặn đang bị đe dọa bởi hậu quả khai thác rừng quá bừa bãi và quá mức. Khiến cho diện tích rừng càng ngày bị thu hẹp lại đáng kể qua từng năm. Gây ra nhiều vấn đề môi trường, hệ sinh thái rừng dần dần bị phá hủy nặng nề. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngay từ hôm nay từ những việc làm nhỏ nhất. Hãy theo dõi WEPAR để chúng tôi từng bước thay đổi hoạt động sống phù hợp với môi trường tự nhiên.