Các loại chữ Trung Quốc đã trải qua một hành trình phát triển, thay đổi vô cùng thú vị. Từ thuở đầu là các biểu tượng đơn giản dần dần chữ Trung đã có bộ chữ phức tạp, đầy sáng tạo. Nếu bạn hứng thú với văn hóa và chữ viết Trung Quốc thì theo dõi bài viết dưới đây của Hạ Long Media để biết tường tận nhé.
Lịch sử hình thành, phát triển các loại chữ Trung Quốc
Chữ Hán () là yếu tố quan trọng bậc nhất của văn hóa Trung Quốc. Từ thời xa xưa chữ Hán đã hình thành, trải qua một hành trình phát triển dài đến 6.000 nghìn năm.
Lúc đầu chữ Trung Quốc được tạo ra dựa trên việc quan sát, vẽ lại hình ảnh của thế giới xung quanh. Sau đó hệ thống chữ viết của Trung Quốc đã tạo thành từng nét, từng bộ với ý nghĩa cực kỳ đa dạng và thú vị.
Từ lúc hình thành chữ Hán đến bây giờ, đất nước tỷ dân này đã ghi nhận, sử dụng và phát triển các loại chữ Trung Quốc như sau:
1. Chữ Giáp Cốt
Chữ Giáp Cốt là loại chữ Trung Quốc cổ nhất, có tuổi đời hơn 3000 năm. Thời đó, chữ được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt) nên gọi là Giáp Cốt. Chữ bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Ân (1600-1020 TCN), có tổng cộng 4500 từ. Trong đó có 2500 từ đã được ghi nhận và 2000 từ chưa được giải thích.
Chữ có 3 yếu tố quan trọng của thư pháp, bao gồm cách sử dụng bút, nút thắt và bố cục. Phân tích nét chữ và cấu trúc của chữ Giáp Cốt, có thể thấy rõ chữ đã phát triển một hệ thống chặt chẽ - tuân thủ nguyên tắc “lục thư” cốt lõi của chữ Hán. Bên cạnh đó còn có một vài đường nét của tranh vẽ và ý nghĩa hình tượng đặc biệt rõ. Trong các loại chữ Trung Quốc thì Giáp Cốt là nguồn tư liệu quý giá, tài sản quan trọng nhất của đất nước tỷ dân này đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới bởi vì vai trò, giá trị quan trọng trong văn hóa lịch sử nhân loại.
>> Tham khảo thêm dịch vụ:
- Order Taobao ở Quảng Ninh
- Viết bài SEO ở Quảng Ninh
2. Chữ Kim Văn
Kim Văn là dấu mốc thứ 2 của lịch sử hình thành, phát triển các loại chữ Trung Quốc. Đất nước Trung Hoa đã sử dụng chữ Kim Văn trong 800 năm. Chữ có tổng cộng 3722 chữ, trong đó có 2420 chữ đã được nhận dạng và giải thích.
Chữ được khắc trên đồ đồng trong thời kỳ nhà Thương, Tây Chu, Xuân Thu và Chiến Quốc. Chữ chia thành 4 loại chính bao gồm Kim Văn nhà Thương (1300-1046 TCN), Kim Văn Tây Chu (1046-771 TCN), Kim Văn Đông Chu (770-222 TCN) và Kim Văn Tần Hán (221-219 TCN).
Chữ có vẻ thô và vuông hơn so với nét chữ mảnh, thẳng, vuông và ngoằn ngoèo của chữ Giáp Cốt. Một đặc điểm nổi bật của chữ kim văn là việc viết từ phải sang trái và từ trên xuống dưới, trái ngược với phong cách viết từ trái sang phải của nhiều hệ thống chữ khác.
3. Chữ Triện
Chữ Triện là kiểu chữ thư pháp cổ được chia thành 2 loại chính, gồm Đại Triện và Tiểu Triện. Đại Triện là dạng chữ được biến tấu từ chữ Kim Văn, còn Tiểu Triện phát triển từ chữ Đại Triện, sử dụng giai đoạn Tần Thuỷ Hoàng khi thực hiện chính sách thống nhất văn tự.
- Chữ Đại Triện được sử dụng trong thời kỳ nhà Chu, nằm ngoài phạm vi của chữ Kim Văn. Thời đó người ta viết chữ Đại Triện trên các thẻ tre.
- Chữ Tiểu Triện có nét chữ linh hoạt và thể chữ cân đối, là tác phẩm thư pháp nổi tiếng của vị tể tướng Lý Tư (nhà Tần).
Chữ triện có vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, cụ thể là thư pháp. Chữ thể hiện sự tiến bộ và sáng tạo trong việc biểu đạt ý nghĩa và truyền tải thông tin qua hệ thống chữ viết của Trung Quốc.
4. Chữ Lệ
Nói đến lịch sử hình thành, phát triển các loại chữ Trung Quốc chắc chắn không thể thiếu chữ Lệ. Đây là kiểu chữ thư pháp được viết giản lược, gần gũi với chữ viết hiện đại.
Chữ Lệ xuất hiện trong phong trào cách tân chữ Hán được thực hiện bởi tù nhân và nô lệ thời Chiến Quốc. Sau đó chữ Lệ trở thành chữ viết chính thức trong một thời gian dài bởi quyết định của hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng. Bởi vì chữ Lệ có tính đơn giản, tiện lợi khi viết.
Đặc điểm nổi bật của chữ Lệ là hình dáng tự mở rộng sang hai bên, có tổng cộng 8 nét. Nét chữ cứng cáp, gấp khúc vuông góc đã nổi bật lên sự phóng khoáng, đầy thanh thoát.
5. Chữ Thảo
Chữ Thảo là loại chữ Hán được viết trong thư pháp bởi nét viết đơn giản, thường được sử dụng trong các trường hợp như tốc ký, viết thư hay viết bản nháp. Đến thời điểm hiện tại chữ Thảo vẫn được người Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên người ngoại quốc thường gặp khó khăn khi đọc.
Điểm đặc biệt của chữ Thảo đó là viết theo quy tắc nhất định, dù viết nhanh nhưng nét chấm, nét móc đến các bộ phận chữ không hề viết 1 cách ngẫu nhiên hay lộn xộn.
6. Chữ Khải
Chữ Khải có lịch sử hình thành muộn nhất trong các loại chữ Trung Quốc. Chữ xuất hiện và phát triển giữa thời Đông Hán và Tào Ngụy vào thế kỷ VII. Chữ có hình dạng vuông vắn, các nét chữ thẳng.
Đến nay chữ Khải vẫn được sử dụng để làm mẫu cho việc viết tay và xuất bản hiện đại. Chữ chia thành 3 kích cỡ chính, bao gồm chữ thường (1-3 cm), chữ cỡ vừa (4cm) và chữ in hoa (>5cm).
7. Chữ Hành Thư
Chữ Hành Thư có nguồn gốc hình thành, phát triển từ chữ Thảo. Chữ được dùng phổ biến vào thế kỷ II. Đây là dạng chữ viết nhanh của chữ Khải, thường được người Trung sử dụng trong các giấy tờ thân mật. Cụ thể là thư từ và đề tranh.
>> Xem thêm:
- Đổi tiền Trung Quốc ở đâu?
- Cách cài Alipay
Lời kết
Các loại chữ Trung Quốc thực sự có ý nghĩa và giá trị văn hóa vô cùng sâu sắc. Hy vọng bài viết của Hạ Long Media giúp bạn hiểu rõ hơn về chữ Hán, đồng thời tạo được động lực nho nhỏ để bạn học và sử dụng thật thuần thục và chính xác,