Thành viên hợp danh là gì? Thành viên vốn góp là gì? Điều kiện trở thành thành viên công ty hợp danh? Tất cả câu hỏi sẽ được Kế toán Anpha giải đáp tại đây
Thành viên hợp danh là gì? Thành viên góp vốn là gì?
Thành viên của công ty hợp danh chia làm 2 loại: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
Căn cứ Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty hợp danh:
- Được quyền góp vốn và được cấp chứng nhận phần vốn góp của mình;
- Được chia lợi nhuận hàng năm theo tỷ lệ số vốn đã góp hoặc theo thỏa thuận do công ty hợp danh quy định trước đó.
Cụ thể về mỗi loại thành viên như sau:
1. Đối với thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh vừa là các đồng chủ sở hữu của công ty, vừa là nhân tố nòng cốt để thành lập và vận hành công ty hợp danh.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Các thành viên hợp danh có trách nhiệm vô hạn đối với những khoản nợ của công ty trong suốt quá trình hoạt động.
2. Đối với thành viên góp vốn
Thành viên góp vốn là các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp.
Công ty hợp danh có thể có hoặc không có thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn của công ty hợp danh không có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý công ty, cũng không được tiến hành bất kỳ công việc kinh doanh nào bằng danh nghĩa của công ty.
Tham khảo thêm:
>>Thủ tục thành lập công ty hợp danh;
>>Dịch vụ thành lập công ty hợp danh.
Điều kiện trở thành thành viên công ty hợp danh
Tùy vào loại thành viên là thành viên hợp danh hay thành viên góp vốn mà điều kiện tham gia, quy chế thành viên của công ty hợp danh khác nhau.
1. Đối với thành viên hợp danh
➤ Tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ định các đối tượng sau đây không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng nghĩa với việc không có quyền trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, công - nhân viên chức quốc phòng và các quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và công nhân công an thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Các cấp lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước dưới mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần (*);
- Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sư;
- Người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam trong quá trình xét xử, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành các biện pháp xử lý hành chính.
➤ Việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh phải thông qua và được sự chấp thuận của hội đồng thành viên của công ty hợp danh. Trong đó phải có tối thiểu 3/4 trên tổng số thành viên tán thành.
➤ Các thành viên hợp danh mới có trách nhiệm phải góp đủ số vốn đã cam kết trong thời gian 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận.
Trừ trường hợp ngoại lệ, thời hạn góp vốn được điều chỉnh bởi hội đồng thành viên. Trong trường hợp, thành viên hợp danh mới không góp đủ hoặc góp sai thời gian quy định, gây thiệt hại cho công ty hợp danh thì phải chịu trách nhiệm trước các khoản thiệt hại đó.
➤ Thành viên hợp danh phải đáp ứng đầy đủ các bằng cấp, chứng chỉ hành nghề nếu công ty kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
-
(*) Ngoại trừ những cá nhân được cử đại diện theo ủy quyền để:
- Quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
- Hoặc quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp bất kỳ.
2. Đối với thành viên góp vốn
➤ Thành viên góp vốn mới trong công ty hợp danh xuất hiện khi năng lực tài chính của các thành viên trong công ty hợp danh hạn chế, cần nhận sự góp vốn đầu tư bên ngoài vào công ty.
➤ Thành viên góp vốn phải là các tổ chức, cá nhân ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Lực lượng vũ trang nhân dân và cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình;
- Đối tượng không được phép góp vào doanh nghiệp theo quy định chỉ thị của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
➤ Việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh phải thông qua và được sự chấp thuận của hội đồng thành viên của công ty hợp danh. Trong đó tối thiểu phải có 2/3 trên tổng số thành viên tán thành.
➤ Các thành viên góp vốn phải góp đúng thời hạn, trong vòng 15 ngày (*) kể từ ngày được đồng ý góp vốn. Trong trường hợp, thành viên góp vốn không góp đúng và đủ số vốn đã quy định thì:
- Số vốn chưa góp đủ sẽ được xếp vào khoản nợ của thành viên đó đối với công ty;
- Hoặc có thể bị loại trừ ra khỏi công ty do hội đồng thành viên của công ty quyết định (**).
Tham khảo thêm:
>> Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh;
>> Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh.
-
(*) Trừ khi có quyết định khác từ hội đồng thành viên.
(**) Trong trường hợp thành viên góp vốn không góp đủ số vốn cam kết thì công ty hợp danh có thể làm thủ tục giảm vốn điều lệ công ty hợp danh.
Hồ sơ, thủ tục trở thành thành viên của công ty hợp danh
1. Giai đoạn 1 - Cấp giấy chứng nhận góp vốn
Sau khi góp đủ số vốn đã thỏa thuận, thành viên công ty hợp danh sẽ được cấp giấy xác nhận góp vốn tương ứng với phần vốn đã góp.
Giấy chứng nhận phần góp vốn bao gồm các thông tin sau đây:
- Vốn điều lệ công ty;
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Loại tài sản góp vốn và giá trị phần vốn góp;
- Đối với thành viên là cá nhân: tên, địa chỉ liên hệ, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý;
- Đối với thành viên là tổ chức: tên, địa chỉ trụ sở, mã số doanh nghiệp, số giấy tờ pháp lý của đại diện vốn góp;
- Ngày và số cấp giấy chứng nhận góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên khi sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Họ, tên, chữ ký của thành viên sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh trong công ty.
Lưu ý:
Trong trường hợp bị rách, mất giấy chứng nhận phần góp vốn sẽ được công ty cấp lại.
>> Xem thêm: Quy định giấy chứng nhận góp vốn trong công ty hợp danh.
2. Giai đoạn 2 - Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành việc góp vốn và được doanh nghiệp bàn giao biên bản xác nhận góp vốn (giai đoạn 1), bạn tiếp tục tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể là thay đổi thành viên công ty hợp danh và/hoặc vốn điều lệ công ty hợp danh.
Lưu ý:
Bạn có thể phải bổ sung “Phiếu lý lịch tư pháp” nếu cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu.
Việc tiếp nhận thêm thành viên công ty hợp danh có thể dẫn đến thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh. Khi đó:
- Bạn có thể thực hiện đồng thời việc thay đổi thành viên và vốn điều lệ với Sở KH&ĐT mà không cần thực hiện lần lượt;
- Trong trường hợp vốn điều lệ thay đổi, bạn phải nộp lại tờ khai môn bài với cơ quan thuế vào tháng 1 của năm tiếp theo.
Tham khảo thêm:
>>Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
>>Bậc thuế môn bài công ty hợp danh.
Sau khi đã hoàn tất hồ sơ đăng ký thành viên công ty hợp danh, bạn tiến hành thủ tục sau đây:
➤ Bước 1: Gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh, nơi công ty đặt trụ sở chính.
➤ Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra các nội dung đăng ký thay đổi, khi đó:
- Trường hợp hồ sơ đã đủ điều kiện: Cơ quan sẽ giao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện: Cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
➤ Bước 3: Người đại diện pháp luật của công ty hợp danh nộp lại giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ để nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
-
Để tiết kiệm tối đa thời gian thực hiện cũng như công sức đi lại, bạn có thể tham khảo dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc nói cách khác là dịch vụ thay đổi thành viên công ty hợp danh của Kế toán Anpha, phí dịch vụ chỉ 500.000 đồng.
>> Xem ngay: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh công ty hợp danh.
GỌI NGAY
Những lưu ý khi tiếp nhận thêm thành viên mới trong công ty hợp danh
1. Đối với thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh mới chịu trách nhiệm toàn bộ phần tài sản góp vào công ty đối với mọi khoản nợ, kể cả các khoản nợ trước khi gia nhập vào công ty (*);
- Trường hợp tiếp nhận thành viên hợp danh mới là người được nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp từ thành viên hợp danh cần phải có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh;
- Trường hợp tiếp nhận thành viên hợp danh mới là người được nhận thừa kế từ phía thành viên hợp danh đã qua đời cần có sự chấp thuận của hội đồng thành viên công ty hợp danh.
(*) Trừ trường hợp, thành viên hợp danh mới và các thành viên hợp danh trong công ty đã có thỏa thuận khác.
2. Đối với thành viên góp vốn
Trường hợp tiếp nhận thành viên góp vốn mới là người được nhận thừa kế hoặc được nhận chuyển nhượng từ thành viên góp vốn đã qua đời sẽ trực tiếp trở thành thành viên góp vốn mà không cần thông qua hội đồng thành viên của công ty hợp danh.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.