Nguyên âm là gì?
Trong phiên âm học vị tiếng Việt thì nguyên âm được biết đến là những âm khi phát âm sẽ là sự dao động của thanh quản mà không bị cản trở bởi luồng khí từ thanh quản lên môi như cách phát âm phụ âm.
Về vị trí của nguyên âm trong từ thì chúng thường đứng riêng lẻ hoặc đứng trước và sau những phụ âm tương ứng để có thể tạo thành một từ có ý nghĩa hoàn chính.
Ngoài ra, trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt thì nguyên âm sẽ được chia thành nguyên âm đơn và nguyên âm ghép. Cụ thể:
- Nguyên âm đơn là gì? Đây là những nguyên âm khi phát âm thì lưỡi hay những cơ quan nói khác không di chuyển quá nhiều, thường chúng chỉ gồm 1 âm vị duy nhất.
- Nguyên âm đôi là gì tiếng Việt? Đây là sự kết hợp của 2 nguyên âm liền nhau trong cùng âm tiết, khi phát âm thì lưới thường di chuyển để nói âm vị đó chính xác nhất.
Vậy, có bao nhiêu nguyên âm đôi trong tiếng việt? Các nguyên âm đôi tiếng Việt được Bộ GD&ĐT công bố có tất cả là 3 nguyên âm đôi.
Tổng hợp 14 nguyên âm tiếng Việt lớp 1 chi tiết
Trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt được Bộ GDĐT đưa ra, áp dụng trong giảng dạy có tổng cộng 14 nguyên âm. Trong đó:
- 11 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư
- 3 nguyên âm đôi trong tiếng Việt tương ứng là iê, uô, ươ.
Bên cạnh đó, bảng nguyên âm tiếng việt này tiếp tục được chia thành 3 loại tương ứng là:
- Nguyên âm ngắn: Chỉ có 2 nguyên âm â và ă, đây là những âm khi đọc lên sẽ ngắn hơn các nguyên âm khác.
- Bán nguyên âm: Bao gồm 2 nguyên âm u và i. Đây là những nguyên âm mà theo nghĩa âm tiết thì chúng là 1 âm mở, không phải là âm tiết hoàn chỉnh.
- Các nguyên âm đôi trong tiếng Việt: Có tổng cộng 3 nguyên âm đôi là iê, ươ, uô. Chúng được viết thành 8 cách khác nhau như sau:
- Nguyên âm UÔ, viết thành UÔ. Ví dụ: muốn.
- Nguyên âm UÔ, viết thành UA. Ví dụ: quá.
- Nguyên âm ƯƠ, viết thành ƯƠ. VD: Ước.
- Nguyên âm ƯƠ, viết thành ƯA. VD: cưa.
- Nguyên âm IÊ, viết thành IÊ. VD: tiền.
- Nguyên âm IÊ, viết thành IA. VD: chia.
- Nguyên âm IÊ, viết thành YÊ. VD: chuyền.
- Nguyên âm IÊ, viết thành YA. VD: khuya.
Đặc điểm của hệ thống nguyên âm tiếng Việt
Đặc điểm của 14 nguyên âm tiếng Việt lớp 1 chính là những âm mà khi phát âm ra thì luồng hơi sẽ không bị chặn lại bởi răng, môi hoặc lưỡi.
Ngoài ra:
- Những âm chính trong “tiếng” đều được xem là nguyên âm
- Khi sử dụng thanh điệu luôn được đặt ở tại nguyên âm.
- Một từ mà không có nguyên âm nào sẽ không thể tạo thành tiếng có nghĩa.
Kinh nghiệm giúp bé học nguyên âm tiếng Việt lớp 1 hiệu quả
Với việc học các âm trong tiếng Việt thực chất không quá nhiều. Nhưng với độ tuổi của các bé thì để có thể ghi nhớ và sử dụng chúng đúng ngữ pháp thì cần phải có sự kiên trì hướng dẫn.
Vậy nên, dưới đây là một số kinh nghiệm bố mẹ có thể giúp con yêu của mình làm quen và học nguyên âm hiệu quả hơn:
Bé cần nắm rõ bảng chữ cái tiếng Việt
Để có thể đảm bảo bé biết đâu là nguyên âm, phụ âm thì đòi hỏi con phải ghi nhớ, nhận biết được hết bảng chữ cái của tiếng Việt.
Sau khi con đã nhận diện được tất cả các chữ cái, bố mẹ mới tiến hành phân tích, giải thích và hướng dẫn con nhận biết đâu là nguyên âm, đặc điểm của chúng ra sao để con có thể làm quen dễ hơn.
Học tiếng Việt hiệu quả cùng Vmonkey
Vmonkey được biết đến là một trong những ứng dụng dạy học tiếng Việt dành cho trẻ mầm non và tiểu học số 1 tại Việt Nam, với nội dung được xây dựng bám sát chương trình GDPT mới nhất.
Chính vì vậy, mỗi bài học tại Vmonkey đều được xây dựng với những kiến thức học vần theo sách giáo khoa mới từ: đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái, phân biệt được nguyên âm, phụ âm, đặt câu chuẩn ngữ pháp, viết đúng chính tả…
Cùng với đó, hệ thống bài học khá đồ sộ với hơn 700 truyện tương tác, 1.500+ câu hỏi sau truyện, 300+ sách nói và 1000+ trò chơi học vần,… Qua đó giúp mỗi giờ học tiếng Việt với bé cùng Vmonkey là một niềm vui, cũng như giúp con xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc tốt hơn khi học trên trường và ra ngoài xã hội.
>>> Đăng ký học thử VMonkey miễn phí: TẠI ĐÂY.
Chú ý cách phát âm các nguyên âm tiếng Việt dựa vào đặc điểm
Dựa vào đặc điểm của nguyên âm tiếng Việt trên, thường khi phát âm thì luồng hơi thoát ra không bị cản bởi khoang miệng (lưới, môi, răng).
Vậy nên, bố mẹ có thể phát âm những nguyên âm để bé thấy và cho con thực hành theo. Từ đó sẽ giúp con làm quen và nhận biết được những nguyên âm chính xác hơn.
Áp dụng mẹo nhận biết nguyên âm tiếng Việt
Không giống như học tiếng Anh nguyên âm chỉ có 5 từ là u, e, o, a, I (mẹo đọc là uể oải). Còn trong tiếng Việt có tới 14 nguyên âm khá nhiều nên bố mẹ có thể áp dụng bằng mẹo loại bỏ phụ âm để tìm nguyên âm.
Cụ thể, các phụ âm ở tiếng Việt có cách đọc khá đặc trưng như b (bờ), c (cờ), d (dờ), đ (đờ), m (mờ), n (nờ) … Nếu các âm phát âm ra không có vần “ờ” đằng sau thì đó chính là nguyên âm.
Cho bé làm bài tập phân biệt nguyên âm và phụ âm
Để giúp con có thể học 14 nguyên âm tiếng việt lớp 1 một cách nhớ lâu, áp dụng đúng thì đòi hỏi bé cần phải được thực hành, luyện tập thường xuyên.
Ở đây, bố mẹ có thể sưu tầm những bài tập về phân biệt nguyên âm và phụ âm, những dạng bài điền nguyên âm đúng vào từ, hay chơi trò chơi tìm nguyên âm trong câu,… để bé có thể rèn luyện và trau dồi kiến thức một cách hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm:Tổng hợp các dấu trong tiếng việt lớp 1 chi tiết và bí quyết giúp con học hiệu quả
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những chia sẻ về 14 nguyên âm tiếng việt lớp 1. Qua đó hy vọng sẽ giúp bố mẹ có thể giúp con hiểu rõ được kiến thức này và áp dụng chúng đúng và hiệu quả khi làm bài tập tốt hơn nhé.