Cuối năm 2023 - đầu năm 2024, nền kinh tế được kỳ vọng sẽ bắt đầu có sự hồi phục nhẹ sau khoảng thời gian khó khăn. Kéo theo đó, các cổ phiếu ngân hàng cũng được kỳ vọng khởi sắc. Cổ phiếu BID là một trong những điểm sáng, được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong lĩnh vực ngân hàng. Hãy cùng đánh giá mã cổ phiếu BID có thực sự hấp dẫn để đầu tư không nhé!
Tổng quan về mã cổ phiếu BID
Mã cổ phiếu BID của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, viết tắt BIDV. Hiện nay, BIDV là một trong năm ngân hàng thương mại nhà nước uy tín lớn. Ra đời từ năm 1957, Ngân hàng BIDV được biết đến với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết, trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đổi tên gọi như ngày nay.
Với hơn 55 hoạt động và phát triển, BIDV là một trong những số ít ngân hàng lâu đời và vẫn giữ được vị thế uy tín lớn như hiện nay. BIDV phát triển số lượng chi nhánh lớn trên toàn quốc, đồng thời mở rộng ra cả ngoài nước với các quốc gia như Lào, Campuchia, Đài Loan, Séc, Nga…
Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng BIDV hiện nay khá đa dạng, phong phú nhiều dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể kể đến như:
- Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và nhiều loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu…
- Dịch vụ cho vay tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu…
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Dịch vụ và phương tiện thanh toán linh hoạt trong nước, quốc tế…
- Các dịch vụ kinh doanh ngoại hối, sản phẩm phái sinh, đầu tư, góp vốn, mua cổ phần…
- Nhiều dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng thương mại như: Dịch vụ quản lý tiền mặt, dịch vụ tư vấn tài chính, mua bán trái phiếu chính phủ, môi giới tiền tệ…
Hiện nay, ngân hàng BIDV đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với giá trị vốn hóa thị trường đạt mức 208,917.03 tương ứng với giá trị cổ phiếu hiện tại. Vốn điều lệ ngân hàng BIDV hiện tại ở mức 50.585 tỷ đồng và dự kiến tăng lên mức 57.006 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 2 trong danh sách Big 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Ngân hàng BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với giá trị tổng tài sản của BIDV đạt 1.516.686 tỷ đồng. BIDV là ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhà nước lớn, có vai trò chủ lực góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Ngân hàng BIDV cũng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á, cho thấy vị thế của BIDV trên thị trường.
Lịch sử giá cổ phiếu BID biến động như thế nào?
Xem lại lịch sử giá cổ phiếu BID sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về mã chứng khoán này và đưa ra nhận định dự đoán cho tương lai. Lịch sử biến động giá của cổ phiếu ngân hàng BIDV trong 5 năm qua (18/10/2018-18/10/2023). Trong thời điểm 5 năm hoạt động gần đây, giá cổ phiếu BID có nhiều biến động và giai đoạn lên xuống giá khá lớn. Cụ thể:
- Thời điểm 18/10/2018, giá cổ phiếu BID đang dao động ở mức 22.900 đồng/ cổ phiếu. Mức giá này biến động không nhiều trong khoảng 22.900-27.890 đồng là cao nhất trong suốt 10 tháng tiếp theo. Tuy nhiên từ thời điểm cuối tháng 9 năm 2019, giá cổ phiếu BID bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng, đạt đỉnh 43.000 đồng/ cổ phiếu vào ngày 20/1/2020. Tiếp sau đỉnh giá cao gần nhất lịch sử của mã cổ phiếu này, giá bắt đầu lao dốc xuống mức 24.000 đồng/ cổ phiếu. Sự lao dốc của giá BID này trùng với thời điểm dịch covid bùng phát, toàn thị trường chứng khoán đều đi xuống.
- Tiếp theo đó, trong suốt 2 năm từ tháng 3/2020-12/2021, mã cổ phiếu BID có sự vực dậy về giá, tăng trưởng ở mức ổn định so với ngành. Trải qua nhiều đợt tăng và giảm giá, BID dao động trong mức 27.000-41.000 đồng/ cổ phiếu.
- Giai đoạn 27/12/2021 -7/2/2022, giá cổ phiếu BID tăng trưởng mạnh với nhiều sắc xanh. Giá BID liên tục lập đỉnh, đạt mức 48.300 đồng cổ phiếu. Đây cũng là mức giá cao nhất lịch sử giao dịch của ngân hàng BIDV trong suốt 5 năm qua và cả quá trình phát triển cho đến thời điểm hiện tại.
- Tiếp theo đó, giá mã BID lại tiếp tục xuống dốc và trải qua nhiều chu kỳ tăng giảm cho đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu BID đang ở mức 41.000 đồng/ cổ phiếu. Một mức giá cao so với mặt bằng trung của cổ phiếu ngành ngân hàng hiện nay.
Phân tích cổ phiếu BID hiện tại và cơ hội đầu tư
Có thể thấy, giá cổ phiếu BID đã trải qua nhiều chu kỳ tăng trưởng và suy thoái. Tuy nhiên, BID vẫn là một trong những cổ phiếu có giá trị cao trên thị trường, thuộc nhóm Bluechip thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích cổ phiếu BID dựa trên các chỉ số để nhận định cơ hội đầu tư của mã chứng khoán này.
Định giá cổ phiếu BID
Định giá cổ phiếu BID sẽ dựa trên các chỉ số kỹ thuật chứng khoán để có cái nhìn tổng quan về mã. Cụ thể, các chỉ số liên quan đến BID ở thời điểm hiện tại như sau:
- Giá trị vốn hóa thị trường ở mức 208,158.26 tỷ đồng. Đây là mức cao so với bình quân trung của toàn ngành, cho thấy vị thế của BID trên thị trường, là một trong những cổ phiếu dẫn đầu.
- Chỉ số EPS là 4025 cho thấy khả năng sinh lời khi mua 1 cổ phiếu BID. Ở giá trị 4025, cổ phiếu BID cho khả năng sinh lời cao so với mặt bằng trung của nhóm ngành ngân hàng.
- Chỉ số P/E là 10.26 thuộc nhóm cổ phiếu được nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng giá cao trong tương lai.
- Chỉ số P/B là 1.77, cao hơn so với trung bình ngành, cho thấy nhà đầu tư đang sẵn sàng chi nhiều hơn để sở hữu cổ phiếu BID.
Thông qua các chỉ số kỹ thuật, có thể thấy, mã cổ phiếu BID đang được thị trường đánh giá tốt, một mã cổ phiếu với nhiều tiềm lực phát triển trong thời gian tới.
Phân tích tiềm năng của cổ phiếu BID
Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá đến tiềm năng cổ phiếu BID thông qua các chỉ số kinh doanh cụ thể.
Ngân hàng BIDV là một trong những doanh nghiệp có giá trị tài sản lớn nhất Việt Nam, giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp lớn, cho thấy thực lực và giá trị nội tại của ngân hàng này ở vị thế cao so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực ngân hàng.
Kết quả kinh doanh khả quan
Dựa trên báo cáo tài chính của BIDV tính đến tháng 8/2023, lợi nhuận trước thuế đạt 6.943 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Lũy kế 1H2023 (nửa năm 2023), lợi nhuận trước thuế đạt 13.862 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.
Chất lượng tài sản có sự khởi sắc
Chất lượng tài sản được cải thiện sau quá trình tăng cường trích lập giai đoạn 2018-2022. Tài sản của BIDV quý III khả quan hơn quý II, cùng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 4 toàn ngành, đạt 152,6% giúp ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu trích lập 20-21 nghìn tỷ trong năm 2023.
Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 11-12% vào 2 quý đầu năm 2023, bắt đầu giảm vào quý 3/2023.
Các kế hoạch kinh doanh được kỳ vọng trong tương lai:
- BID dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ 9% vốn điều lệ cho các đối tác chiến lược. Điều này sẽ củng cố thêm nền tảng vững chắc của doanh nghiệp, giúp BID có thêm lợi thế cạnh tranh trong thị trường SME và bán lẻ.
- Thương vụ bancassurance (liên kết ngân hàng với dịch vụ bảo hiểm) hoàn tất sẽ giúp ngân hàng ghi nhận được một khoản phí sớm.
- ROE tăng lên mức 20% cùng việc bổ sung vốn là tiền đề giúp duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao.
Lưu ý khi rót vốn vào cổ phiếu BID
Qua các chỉ số đánh giá, nhận định cổ phiếu BID cho thấy tiềm lực của mã chứng khoán này trên thị trường là rất lớn. Mã cổ phiếu BID ở mức giá cao, với tiềm lực kinh tế tài chính vững mạnh sẽ là lựa chọn đầu tư dài hạn an toàn cho các nhà đầu tư.
- Bạn có thể cân nhắc rót vốn vào BID và đưa mã chứng khoán này vào danh mục dài hạn hoặc đầu tư cố định không đổi để được nhận cổ tức, giá trị từ sự tăng trưởng ổn định của cổ phiếu này.
- Khi đầu tư vào cổ phiếu BID, nhà đầu tư cần cân đối nguồn tiền, phân chia tỷ lệ phù hợp để đảm bảo nguồn vốn hiệu quả.
- Nhà đầu tư cũng cần lưu ý cập nhật thông tin thường xuyên, bao gồm các chỉ số, báo cáo tài chính, tình hình kinh tế của doanh nghiệp để phân tích nhận định giá cổ phiếu BID chính xác nhất, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Trên đây là những thông tin về cổ phiếu BID đang thu hút sự quan tâm của thị trường hiện nay. Hy vọng, các thông tin sẽ hữu ích, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mã chứng khoán của ngân hàng BIDV và có chiến lược đầu tư hiệu quả vào mã này.