Trong kỷ nguyên số hiện nay, công nghệ thông tin đang là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Các công ty công nghệ Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ được sức mạnh và sự đổi mới thông qua các giải pháp đột phá, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Dưới đây là top 10 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với thị trường!
TOP 10 CÔNG TY CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Tập đoàn công nghệ Viettel
- Tập đoàn công nghệ FPT Software
- Công ty công nghệ CMC
- Công ty Cổ phần VNG
- Tổng công ty MobiFone
- Tập đoàn công nghệ Intel
- Công ty công nghệ VMG
- Công ty công nghệ Bkav
- Hitachi Vantara Vietnam
- CTCP VCCorp
1. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel
- Trụ sở Viettel: Số 1, Đường Giang Văn Minh, P. Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Trụ sở TPHCM: Tòa nhà Viettel Tower, 285 Cách Mạng Tháng 8, Quận 10
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% nguồn vốn từ nhà nước. Kể từ khi thành lập vào năm 1989, Viettel đã không ngừng mở rộng và phát triển, vươn lên trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Trải qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Viettel đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng số của đất nước. Trong đó nổi bật phải kể đến:
- Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng lưới viễn thông trong nước với 320.000 km cáp quang và hơn 50.000 trạm phát sóng.
- Nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ 4G và 5G.
- Đi đầu trong việc xây dựng xây dựng hạ tầng viễn thông tại 10 quốc gia châu Á, châu Mỹ và châu Phi.
- Hạ tầng mạng phủ rộng 100% lãnh thổ Việt Nam, tiếp cận đến 97% dân số.
- 06 lần liên tiếp nắm giữ vị trí dẫn đầu top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
Ngoài viễn thông, Tập đoàn Viettel còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như: nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao, bưu chính, kinh doanh, xuất nhập khẩu,…
2. FPT Software
- Trụ sở FPT: FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
FPT Software được thành lập vào năm 1988 với vai trò là một công ty thành viên của Tập đoàn FPT. Lĩnh vực hoạt động chính của FPT Software là gia công phần mềm chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu phần mềm trên toàn thế giới.
FPT Software hiện đang đáp ứng nhu cầu gia công phần mềm tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Trong đó có những hợp đồng lên đến triệu đô dành cho các đối tác lớn như Hitachi, Unilever, Deutsche Bank, NEOPOST,… Ngoài ra, đơn vị này cũng là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet hàng đầu tại Việt Nam.
3. Công ty Công nghệ thông tin CMC
- Trụ sở chính: Tầng 17, Tòa nhà CMC, Số 11, Phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Được thành lập từ năm 1993, CMC là cái tên nổi bật trong top 10 công ty CNTT hàng đầu Việt Nam. Qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, CMC ngày càng khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường nội địa và quốc tế. Doanh nghiệp này tập trung chính vào 4 lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
- Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution)
- Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications)
- Kinh doanh Quốc tế (Global Business)
- Nghiên cứu & Giáo dục (Research & Education)
Đối tác kinh doanh của CMC không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn bao gồm cả những “ông lớn” như Samsung, Microsoft, Intel,…
4. Công ty Cổ phần VNG
- Trụ sở VNG: Đường số 13, Khu Chế Xuất Tân Thuận, P. Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Cái tên tiếp theo trong top công ty công nghệ Việt Nam dẫn đầu thị trường hiện nay phải kể đến VNG. Được thành lập vào năm 2004, VNG là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển game tại Việt Nam. Trong đó, tựa game “Võ Lâm Truyền Kỳ” đã tạo ra tiếng vang lớn tại thị trường Việt, mang đến sự thành công cho VNG trong lĩnh vực này.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng sau 10 năm thành lập và phát triển, VNG được đánh giá là “kỳ lân công nghệ” đầu tiên của Việt Nam. Đến nay, Công ty Cổ phần VNG đang tập trung vào 4 mảng công nghệ chính bao gồm:
- Trò chơi trực tuyến (mảng chủ lực của VNG)
- Nền tảng kết nối (Zalo, Zing MP3, Zing TV,…)
- Thanh toán và tài chính (ZaloPay)
- Dịch vụ đám mây (vServer, vCDN, vStorage, vCloudStack,…
> Tham khảo ngay về thông tin về công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
- Thủ tục giải thể công ty cổ phần
- Điều lệ công ty cổ phần
- Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
- Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Các công ty cổ phần ở Việt Nam
5. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
- Trụ sở chính: Tòa nhà PVI Tower, Số 01 Phạm Văn Bạch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
MobiFone Corporation, được thành lập vào năm 1993, là một trong ba công ty dẫn đầu ngành viễn thông di động tại Việt Nam, bên cạnh Viettel và VNPT. Qua chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển, Mobifone hiện có mạng lưới gồm 25 đơn vị trực thuộc và 3 công ty con.
Các lĩnh vực chính mà đơn vị cung cấp bao gồm: dịch vụ viễn thông, Internet & truyền hình IPTV/cable TV, Data, VAS,… Mục tiêu mà MobiFone Corporation hướng đến là mang tới các nền tảng, giải pháp công nghệ giúp các tổ chức, doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi và bắt kịp nền kinh tế số.
6. Tập đoàn Intel (Intel Corporation)
- Trụ sở chính: WeWork E.Town Central, Số 11, Đường Đoàn Văn Bơ, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Intel là tập đoàn sản xuất bán dẫn hàng đầu của Mỹ, được thành lập vào năm 1968 với trụ sở tại California. Công ty công nghệ này chính thức xây dựng nhà máy và đặt trụ sở tại Việt Nam lần lượt vào các năm 2006 và 2010. Điều này không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Intel. Chính vì vậy, đây được đánh giá là một trong những cái tên nổi bật nhất trong top 10 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam.
7. Công ty CP Truyền thông VMG
- Trụ sở chính: Tầng 6 Peakview Tower, 36 Hoàng Cầu, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội
Năm 2006, Công ty CP Truyền thông VMG chính thức được thành lập với mục tiêu trở thành công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực nội dung số tại Việt Nam. Thông qua nhiều nỗ lực phát triển trong gần 18 năm, VMG đã cho thấy chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường khi thu về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
Đến nay, Công ty CP Truyền thông VMG đang hoạt động tích cực trong các lĩnh vực:
- Dịch vụ Viễn thông Di động
- Dịch vụ Truyền thông - Nội dung số
- Dịch vụ Chuyển đổi số
- Dịch vụ Xác thực và định danh điện tử
8. Công ty Cổ phần Bkav
- Trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà HH1, Khu đô thị Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bkav ban đầu là một công ty phần mềm chuyên cung cấp chương trình diệt virus, được thành lập vào năm 1995. Cùng với chặng đường phát triển gần 30 năm, Công ty Cổ phần Bkav hiện đã mở rộng hoạt động sang nhiều mảng khác bao gồm: An ninh mạng, Phần mềm, Chuyển đổi số, Sản xuất điện thoại thông minh, Chính phủ điện tử, Dịch vụ điện toán đám mây,…
Trong nhiều năm liên tiếp, phần mềm diệt virus của Bkav luôn được bình chọn là “Sản phẩm an toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất”. Doanh nghiệp này cũng là cái tên đầu tiên của Việt Nam lọt vào top các công ty hấp dẫn tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu.
9. Công ty Hitachi Vantara Vietnam
- Trụ sở chính: Tầng 4, Tòa Nhà Helios, Đường 3, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hitachi Vantara Vietnam (trước đây là Global CyberSoft Vietnam) là nhà cung cấp giải pháp CNTT toàn cầu trực thuộc Tập đoàn Hitachi (Nhật Bản). Công ty này được thành lập vào năm 2000 và chính thức đổi tên từ năm 2020.
Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Hitachi Vantara Vietnam là tư vấn giải pháp công nghệ số cùng chuyên môn trong các lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển phần mềm, quản lý doanh nghiệp ERP,…
10. Công ty Cổ phần VCCorp
- Trụ sở chính: Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Được hình thành và phát triển từ năm 2006, VCCorp hiện đang được đánh giá là cái tên nổi bật trong top công ty công nghệ Việt Nam. Qua hơn 18 năm phát triển trong lĩnh vực CNTT, VCCorp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ Việt Nam.
Thông qua việc xây dựng và ứng dụng thành công hạ tầng Cloud Computing, VCCorp đã tiếp cận được hơn 50 triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Các mảng hoạt động chủ chốt của VCCorp bao gồm:
- Online Media - Mạng lưới phương tiện trực tuyến
- Admicro - Giải pháp Digital Marketing hàng đầu
- Phát hành game trực tuyến
- Giải pháp chuyển đổi số Bizfly Cloud
- Mạng xã hội Lotus
Top 10 công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam không chỉ đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mà còn góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với sự đầu tư liên tục vào nghiên cứu và phát triển cùng khả năng nắm bắt xu hướng toàn cầu, các công ty này sẽ là yếu tố quan trọng giúp định hình tương lai của ngành công nghệ tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm top các công ty khác: