Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
Qua bài viết này, Thành Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc các Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là gì? Cách tính và Ví dụ cụ thể nhất.
- Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là gì?
Tỷ số thanh toán hiện hành tiếng Anh làCurrent ratio
Tỷ số thanh toán hiện hành là Tỷ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty trong ngắn hạn.
2. Công thức tính Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là gì?
Cách tính Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio):
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
3. Ý nghĩa của Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio):
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành (current raito) cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả (ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng).
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành (current raito) < 1,cho thấy Tài sản ngắn hạn của Công ty đang thấp hơn so với nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán, trả nợ của Doanh nghiệp là rất yếu. Doanh nghiệp đang gặp các khó khăn về tài chính, dòng tiền trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Tỷ số này càng gần sát về 0, cho thấy Doanh nghiệp đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không còn khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của Công ty, có khả năng phải ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản.
4. Hạn chế của Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio):
Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) chỉ phản ánh được bức tranh tài chính của Doanh nghiệp tại một thời điểm bất kỳ. Ngoài ra, Tỷ số này còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố có thể ảnh hưởng.
Ví dụ: Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) cao, mà ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty.
Khi đó, Tỷ số thanh toán nhanh sẽ ưu tiên được sử dụng.
5. Ví dụ cụ thể về cách tính Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio):
Ta có số liệu của Công ty Cổ phần ABC như sau:
1: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần ABC đến ngày 31-12-2021.
Tỷ số Thanh toán hiện hành (current ratio) của Công ty ABC cho năm 2021 là:
Tỷ số thanh toán hiện hành (current ratio) = Tài sản ngắn hạn = 49.000 = 1,35 Nợ ngắn hạn 36.400Current Ratio = 1,35 cho thấy trong năm 2021, Công ty ABC có 1,35 đồng Tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn.
Tỷ số Thanh toán hiện hành (current ratio) được có hợp lý hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Từ đó, người sử dụng thông tin tài chính có thể đưa ra các nhận định chính xác.
Qua bài viết này, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc các Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là gì? Cách tính và Ví dụ cụ thể nhất.
- Xem thêm: Tổng hợp Các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.