Tỷ suất lợi nhuận là một trong những số liệu quan trọng nhất mà tổ chức có thể theo dõi để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mình và kiểm tra tính logic đằng sau các chiến lược lập ngân sách và bán hàng. Con số này được báo cáo dưới dạng tỷ lệ và cho biết tổng doanh thu mang lại lợi nhuận bao nhiêu so với việc trả bớt chi phí hoạt động.
Tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất lợi nhuận (Return On Sales - ROS) là một chỉ số tài chính đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp bằng cách tính tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu tổng. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu được đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng, phản ánh khả năng quản lý chi phí và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ROS là công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư và quản lý đánh giá và so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các công ty cùng ngành hoặc xuyên suốt các thời kỳ kinh doanh khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận bao gồm:
Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất này càng cao thì giá trị tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại
Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Nếu tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại
Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển tư bản trong năm càng lớn thì tỷ suất thặng dư của tư bản càng cao, điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng.
Tiết kiệm tư bản bất biến: Nếu tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi, tư bản bất biến càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ.
Ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
ROS dương: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý, tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thuần.
ROS âm: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, cần đánh giá lại chiến lược kinh doanh, kiểm soát chi phí và tăng doanh thu.
So sánh ROS với doanh nghiệp cùng ngành: Đánh giá vị thế cạnh tranh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận cho biết một đồng doanh thu thu được mang lại bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: liệu doanh nghiệp có khai thác tốt nguồn lực sẵn có hay không và các chiến lược giá cả có phù hợp. Chẳng hạn, tỷ suất lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả và đạt mức độ sinh lời tốt.
Hấp dẫn nhà đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có tiềm năng sinh lời, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Nhà đầu tư thường tìm kiếm các doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận ổn định và tăng trưởng, vì nó phản ánh sự an toàn và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận cao cũng có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư với điều kiện thuận lợi hơn.
Hỗ trợ ra quyết định kinh doanh
Thông tin về tỷ suất lợi nhuận cung cấp cái nhìn sâu sắc về nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng như: mở rộng kinh doanh, cắt giảm chi phí, điều chỉnh giá bán sản phẩm/dịch vụ, hoặc thay đổi chiến lược sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận thấp có thể là cảnh báo cần thay đổi chiến lược để cải thiện hiệu quả.
Dự báo tài chính và lập kế hoạch
Đây cũng là công cụ quan trọng trong việc dự báo tài chính và lập kế hoạch cho doanh nghiệp. Dựa vào xu hướng thay đổi của tỷ suất lợi nhuận qua các kỳ, doanh nghiệp có thể ước lượng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai, từ đó lập kế hoạch và đặt mục tiêu kinh doanh phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc điều chỉnh nguồn lực và chiến lược để đạt được mục tiêu.
Công thức và cách tính tỷ suất lợi nhuận (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng, là tỷ số lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong một kỳ cố định. ROS được tính bằng % và có thể thay đổi khi biến lợi nhuận hoặc doanh thu thay đổi. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ số giúp nhà đầu tư năm bắt tình hình kinh doanh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp. Thông qua dữ liệu này, họ có thể biết được số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu về là bao nhiêu.
Tuy nhiên, chỉ số này có sự khác biệt giữa các ngành cũng như thời điểm. Do đó, ROS chỉ dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong cùng một thời kỳ nhất định.
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Biên lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng thu nhập/lợi nhuận gộp.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất sinh lời là tỉ số giữa tổng mức lợi nhuận thu được và tổng vốn đầu tư trong một kỳ nhất định (Tháng/quý/nửa năm,...). Tỷ suất sinh lợi bao gồm 2 loại là tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA).
Tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu (ROE - Return On Equity)
ROE là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh. Tỷ suất ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA - Return On Asset)
ROA là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Qua đó thể hiện hiện tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Thế nào là một chỉ số ROS tốt?
Cấp độ 1: ROS < 0 (âm): ROS âm có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh thua lỗ. Những nhà đầu tư thường gần như bỏ qua doanh nghiệp có con số ROS âm. Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát hơn ra ROS của doanh nghiệp này trong những năm trước đó nhằm phòng trường hợp một vài doanh nghiệp có những chiến lược khiến cho ROS âm vào giai đoạn đầu.
Cấp độ 2: 0 < ROS < 10%: Những doanh nghiệp có chỉ số ROS trong khoảng này thì thường các nhà đầu tư sẽ xếp vào danh sách những doanh nghiệp hoạt động tiềm năng, tức là hoạt động kinh doanh có lãi nhưng chưa ổn định và cần xem xét kỹ lưỡng trước khi xuống tiền đầu tư.
Cấp độ 3: ROS > 10%: Mức ROS này cho thấy doanh nghiệp đang có lợi nhuận rất tốt so với doanh thu, phản ánh khả năng quản lý chi phí xuất sắc và khả năng tạo ra doanh thu hiệu quả. Đây là dấu hiệu của một doanh nghiệp khỏe mạnh và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần duy trì cảnh giác để không trở nên tự mãn, vẫn cần đổi mới và cải tiến liên tục.
Tỷ suất lợi nhuận không chỉ là một chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh, mà còn là một yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp đánh giá khả năng sinh lời và quản lý chi phí một cách hiệu quả. Việc theo dõi và phân tích tỷ suất lợi nhuận thường xuyên giúp doanh nghiệp nhận diện được những thách thức và cơ hội mới, định hướng được chiến lược phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng doanh thu và kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ.