"Ma trơi" là một hiện tượng mà khoa học đã có lý giải cụ thể.
Quan niệm về "ma trơi" trong các nền văn hóa
Theo quan điểm ở phương Đông, ma trơi được cho là một loại ma nhỏ có hình dạng của một đốm lửa xanh. Ma trơi thường trêu trọc người đi đường.
Trong khi đó, người phương Tây cho rằng, ma chơi là những đóm sáng rong ruổi khắp nơi, dẫn đường cho người tốt tìm được kho báu, đư những kẻ xấu xuống vũng lầy. Đối với những người muốn bỏ chạy, chúng sẽ đuổi theo khiến họ sợ hãi và ngất đi. Khi gặp ma trơi, người ta tin rằng cầu nguyện không có tác dụng mà phải nói lời nguyền rủa chúng.
Có nhiều truyền thuyết về ma trơi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra lý giải khoa học về hiện tượng này. (Ảnh minh họa)
Hiện tượng "ma trơi" dưới gốc nhìn khoa học
Ma trơi đến nay đã không còn là một bí ẩn đối với nhân loại khi có ánh sáng khoa học (chính xác là hóa học) rọi vào.
Dưới góc độ khoa học, "ma trơi" không phải là bất cứ một loại ma quỷ nào cả. Chúng càng không có khả năng làm hại con người.
Hiện tượng ma trơi thường gặp ở những khu vực nghĩa địa, đó là hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng bay trong không khí. Theo trang hóa học ngày nay, bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là hotphin (PH3) và điphotphin (P2H4) là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện "ngọn lửa lân tinh", hay còn gọi là "ma trơi".
Phốt phin chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C. Tuy nhiên, do có lẫn điphotphin nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí khi ở điều kiện thường.
PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn phốt-pho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy. Ma trơi chờn vờn nếu không vì gió thì cũng vì người đi đường sợ hãi, chạy tạo ra gió.
Đó là nguyên nhân khiến chúng ta nhìn thấy những đốm lửa xanh.
Phản ứng hóa học này xảy ra vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên, khi trời sáng, chúng ta khó nhận thấy hiện tượng này. Chúng chỉ có thể nhìn rõ vào ban đêm, lúc trời thật tối.
Liên quan đến hiện tượng "ma trơi" đuổi theo người, một số nhà khoa học lập luận rằng đó là do luồng gió được tạo ra khi thân người chuyển động (chạy khi cảm thấy sợ hãi).
Tuy có nhiều người vẫn không tin vào lời giải thích khoa học vì họ cho rằng ở những nơi không gần nghĩa trang, không chôn xác người hoặc động vật vẫn có thể thường xuyên gặp "ma trơi" hay nếu chỉ là phản ứng hóa học thì tại sao "ma trơi" lại có thể bay lượn trước mắt người đi đường và cứ bám riết lấy họ cho đến khi có ánh sáng khác mới chịu tắt.
Những câu hỏi này tuy vẫn đang khiến cá nhà khoa học đau đầu tuy hiên bạn không cần quá lo lắng. Hãy cứ tin rằng đây là một hiện tượng hóa học bình thường xảy ra trong tự nhiên và chẳng có bất cứ sự thần bí hay ma quỷ nào ẩn nấp đằng sau chúng.
- Vì sao tốc độ ô tô lại cao, trong khi chiếc xe hầu như không bao giờ đạt tốc độ đó?
- Vì sao khi già con người không còn năng động?
- Thiết bị đặc biệt giúp người say rượu… vẫn tỉnh táo