Sống và làm việc có trách nhiệm luôn là điều cần thiết và được xem là thước đo của sự trưởng thành, chín chắn. Vậy bạn đã hiểu về trách nhiệm là gì chưa? Làm cách nào để trở thành một người có trách nhiệm, sống có ích cho xã hội? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.
1. Tìm Hiểu Trách Nhiệm Là Gì?
1.1. Định Nghĩa Trách Nhiệm
Trong cuộc sống, bất kể chúng ta làm điều gì đó cũng sẽ cần đến một thứ gia vị. Đây không phải là những giá trị chân - thiện - mỹ mà con người phải mất cả tuổi thanh xuân để theo đuổi. Đây cũng không phải là lễ - nhân -nghĩa - trí - tín mà chúng ta phải học hỏi cả đời. Thứ gia vị này đơn giản nhưng lại góp phần mang đến cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Đó chính là 2 từ “trách nhiệm”. Vậy bạn đã hiểu định nghĩa trách nhiệm là gì?
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm trách nhiệm - cụm từ có tên tiếng Anh là Responsibility. Hiểu đơn giản nhất thì trách nhiệm chính là việc mỗi người khi làm điều gì đó cần có ý thức đối với điều mình thực hiện.
Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng đối với con người. Tuy nhiên thì nó lại đóng vai trò giúp chúng ta được phát triển và hoàn thiện hơn. Những người sống có trách nhiệm sẽ luôn được tôn trọng, dễ đạt được thành công trong cuộc sống.
Ví dụ, trách nhiệm là khi bạn là sai và biết nhận lỗi, là việc bạn không làm bố mẹ, gia đình phải phiền muộn, đau lòng. Hay khi bạn nhận thấy mình cần là trụ cột của gia đình cũng là biểu hiện của việc biết sống có trách nhiệm,… Không phải những điều gì đó quá lớn lao, trách nhiệm đôi khi chỉ cần thể hiện qua những suy nghĩ, hành động nhỏ bé trong cuộc sống của mỗi con người. Có trách nhiệm cũng thể hiện việc tự tôn trọng bản thân và trung thực với những mong muốn cá nhân. Bằng việc trả lời “trung thực là gì” và “tự tôn là gì”, bạn cũng sẽ hiểu rõ việc trốn tránh trách nhiệm sẽ để lại hậu quả với khả năng duy trì lòng trung thực của chính mình.
1.2. Phân Loại Trách Nhiệm
Trách nhiệm của mỗi người sẽ có sự khác nhau tùy vào hoàn cảnh, trường hợp cụ thể. Trong đó có 3 loại trách nhiệm chính mà bất kỳ ai cũng cần biết đó là:
- Trách nhiệm chủ động: đây có thể hiểu là việc thực hiện những trách nhiệm của mình 1 cách tự giác, xuất phát từ ý thức, suy nghĩ bên trong con người. Thực hiện trách nhiệm chủ động tức là bạn đã nhận thức được bản thân mình đã làm gì, cần làm gì và phải đưa ra quyết định như thế nào. Với loại trách nhiệm này thì bạn sẽ luôn sẵn sàng gánh chịu các hậu quả gây ra.
- Trách nhiệm thụ động: đây là việc bạn thực hiện trách nhiệm nhưng có sự tác động từ bên ngoài mà không xuất phát từ mong muốn, ý thức bên trong. Đó có thể hiểu như việc bạn bè, đồng nghiệp khuyên răn, khuyến khích,… bạn làm điều gì đó để thực hiện trách nhiệm.
- Trách nhiệm giả tạo: loại này chủ yếu là chỉ bề ngoài thực hiện trách nhiệm, còn phía bên trong thì hoàn toàn không muốn, còn nhiều vướng mắc nhưng vẫn phải thực hiện vì lý do nào đó.
Xem thêm: Làm thế nào để tạo thêm nhiều mối quan hệ tích cực trong công việc?
2. Lý Do Chúng Ta Cần Phải Sống Có Trách Nhiệm?
Việc sống có trách nhiệm hay không sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta cả trong công việc và cuộc sống thường ngày.
2.1. Vai Trò, Ý Nghĩa Của Trách Nhiệm Trong Công Việc
Thúc đẩy bản thân đạt được mục tiêu
Bạn đã có mục tiêu trong tay, nhưng không tránh khỏi cảm thấy chán nản và lại bỏ dở trên hành trình chinhphục mục tiêu ấy. Chắc hẳn khi đứng trước những khó khăn, bạn luôn cần một chất xúc tác để tiếp tục hoàn thành chặng đường còn dang dở và tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Tinh thần trách nhiệm chính là thứ đòn bẩy mạnh mẽ. Người có trách nhiệm sẽ luôn lên kế hoạch rõ ràng, đặt ra các thứ tự ưu tiên và bám sát mục tiêu. Sự trì hoãn hay hưởng thụ hoàn toàn không xuất hiện trong kế hoạch của họ.
Nhận được sự tin tưởng
Người có trách nhiệm luôn đảm bảo mọi nhiệm vụ đều được hoàn thành xuất sắc, dù là nhiệm vụ nhỏ nhất. Từ luôn có mặt ở văn phòng làm việc, các lịch hẹn đúng giờ đến kiên trì đi theo đúng tiến độ công việc. Họ coi những hành động ấy chỉ như một việc đơn giản, một thói quen. Bởi vậy, những người xung quanh sẽ dành cho họ một sự tín nhiệm cao và không ngần ngại để họ có thể phụ trách những nhiệm vụ hay dự án lớn.
Các mối quan hệ lâu dài đều được xây dựng trên cơ sở sự tin tưởng. Vậy nên, trở thành người có trách nhiệm cũng chính là cách để xây dựng thêm nhiều mối quan hệ chất lượng, bền vững. Đặc biệt, một nhà quản trị có sẽ nhận được sự tôn trọng và yêu quý từ nhân viên nhiều hơn nếu người đó thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Ảnh hưởng tích cực đến đồng đội, tổ chức của bạn
Mỗi một cá nhân làm việc có trách nhiệm thì hiệu quả và năng suất làm việc nói chung của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Khi các nhân viên có thể lan tỏa tinh thần trách nhiệm với nhau, tập thể trở nên vững mạnh, nâng cao tinh thần và cùng nhau chinh phục được mọi mục tiêu. Lan tỏa tinh thần trách nhiệm đến mọi người xung quanh.
Đừng bao giờ cho rằng bạn chỉ cần tập trung vào mục tiêu của mình và cống hiến trách nhiệm trong các hoạt động chung là không quan trọng. Như vậy là bạn đã nhận thức sai về tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức làm việc nhóm. Những đồng nghiệp xung quanh sẽ không đánh giá cao bạn và điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp.
2.2. Vai Trò, Ý Nghĩa Trách Nhiệm Trong Cuộc Sống Đời Thường
Không chỉ ở trong công việc mà cuộc sống hàng ngày các bạn cũng cần có trách nhiệm. Bạn sẽ cần sống làm sao để có trách nhiệm với bản thân, gia đình hay cả bên ngoài xã hội.
Trách nhiệm với chính bản thân
Sống có trách nhiệm với bản thân chắc chắn là điều mà ai cũng cần thực hiện. Các bạn sẽ cần không ngừng cố gắng để làm sao đạt được những điều mình mong muốn, tích lũy những kinh nghiệm để phục vụ cho hiện tại, tương lai.
Vì khi bản thân phát triển tốt, các bạn sẽ luôn phải đối mặt với những gì đã làm, thậm chí là cả sai lầm. Việc sống có trách nhiệm với bản thân chính là một yếu tố quan trọng để các bạn thành công, tạo nên cuộc sống có ý nghĩa.
Trách nhiệm với gia đình
Gia đình là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, là những người đã luôn ở bên cạnh, đồng hành với sự phát triển của mỗi người. Trách nhiệm với gia đình ở đây đơn giản chỉ là khiến cho mọi người vui vẻ, không lo lâu, làm tròn chữ hiếu. Đó còn là việc chăm sóc, phụng dưỡng và chu cấp cho gia đình.
Trách nhiệm với xã hội
Xã hội là nơi mà con người có thể sống, phát triển toàn diện. Việc sống có trách nhiệm với xã hội thể hiện ở việc các bạn tích cực tham gia vào các hoạt động, tuân thủ pháp luật, không làm điều sai trái ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Khi bạn sống có trách nhiệm với xã hội tức là đã góp 1 phần vào việc tạo nên cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn.
3. Biểu Hiện Của Người Sống Có Tinh Thần Trách Nhiệm Cao
Như đã nói, trách nhiệm là điều rất quan trọng đối với chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy bạn có phải là người đang sống có trách nhiệm không? Những biểu hiện sống có trách nhiệm là như thế nào?
3.1. Luôn Biết Coi Trọng Thời Gian
Một người trưởng thành, đề cao tinh thần sống có trách nhiệm sẽ luôn ý thức được vấn đề về thời gian. Điều này thể hiện ở việc các bạn biết cách quản lý thời gian của mình, sử dụng chúng một cách hợp lý và có ích. Đây là khía cạnh đặc biệt quan trọng trong cuộc sống hiện nay.
Thật vậy, nếu bạn không coi trọng thời gian của mình, sử dụng vào những việc vô ích, lãng phí thì sẽ khó đạt được thành công.
3.2. Biết Thừa Nhận Những Lỗi Lầm, Sai Trái
Với những người sống có trách nhiệm, họ sẽ biết cách để nhận lỗi, đồng thời sửa chữa sai trái mình gây ra. Điều này không có gì đáng hổ thẹn mà thậm chí còn giúp phát triển bản thân tốt hơn.
Những sai lầm mắc phải sẽ trở thành bài học quý giá, là kinh nghiệm để chúng ta biết cách tránh trong tương lai. Một người nếu sống có trách nhiệm thì sẽ luôn nhận thức được điều đó.
3.3. Không Than Thở Hay Đổ Lỗi Cho Hoàn Cảnh
Việc than thở quá nhiều, thường xuyên kêu ca chính là biểu hiện của người sống thiếu tinh thần trách nhiệm, nhất là với bản thân mình. Không ít người thường xuyên than thở về công việc, thời tiết, hay đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh,… Đối với người sống có trách nhiệm thì thay vì than thở sẽ tự tìm ra cách để giải quyết, khắc phục các vấn đề.
3.4. Biết Cách Lập Kế Hoạch, Chủ Động Trong Mọi Vấn Đề
Khi sống có trách nhiệm, bạn sẽ luôn mong muốn mình đạt được kết quả cao trong công việc, từ đó đặt ra mục tiêu để lên kế hoạch rõ ràng. Một khi đã đặt trách nhiệm lên trên thì bạn sẽ luôn ý thức được rằng việc mắc sai lầm sẽ là không được phép và nó có thể kéo theo nhiều rắc rối khác. Chính vì vậy, những người sống có trách nhiệm sẽ luôn chủ động để mọi thứ được thực hiện tốt nhất.
3.5. Luôn Biết Cách Để Tập Trung
Sự tập trung sẽ mang đến hiệu quả rất cao khi bạn làm bất kỳ công việc gì. Người biết đặt ra cho mình một mục đích khi làm việc, tập trung hoàn thành nó chính là thể hiện trách nhiệm của mình. Đây có thể là người rất cầu toàn, không bao giờ muốn bản thân làm sai, làm chậm việc gì dù là rất nhỏ. Biểu hiện này cũng cho thấy người này rất dễ đạt được thành công.
Xem thêm: 6 cách hiệu quả để nâng cao năng suất làm việc của bạn
3.6. Thường Xuyên Lập Kế Hoạch
Người sống có tinh thần trách nhiệm cao thường xuyên lập kế hoạch để đảm bảo mọi việc được thực hiện một cách hiệu quả và đúng tiến độ. Họ không để bất cứ điều gì bị bỏ sót hoặc lãng phí thời gian. Kế hoạch của họ thường bao gồm mục tiêu cụ thể, các bước thực hiện và biện pháp dự phòng cho những tình huống bất ngờ. Việc lập kế hoạch kỹ lưỡng giúp họ làm việc có tổ chức và đạt được những kết quả tốt nhất.
3.7. Giữ Lời Hứa
Giữ lời hứa là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của người sống có tinh thần trách nhiệm. Họ luôn tôn trọng lời nói của mình và thực hiện những gì đã cam kết. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho người khác mà còn thể hiện sự tự trọng và uy tín cá nhân. Họ hiểu rằng lời hứa không chỉ là một lời nói mà còn là một trách nhiệm phải thực hiện.
3.8. Luôn Báo Trước Khi Kế Hoạch Thay Đổi
Khi có sự thay đổi trong kế hoạch, người có trách nhiệm sẽ luôn báo trước cho những người liên quan. Họ không để người khác bị bất ngờ hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những thay đổi đột ngột. Việc thông báo trước không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác mà còn giúp mọi người có thời gian chuẩn bị và điều chỉnh kế hoạch cá nhân theo những thay đổi đó.
3.9. Kiểm Soát Tốt Cảm Xúc
Kiểm soát tốt cảm xúc là một đặc điểm quan trọng của người có tinh thần trách nhiệm cao. Họ không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xung quanh. Họ biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ và xử lý tình huống một cách khôn ngoan. Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp họ đưa ra những quyết định chính xác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
3.10. Nhất Quán Trong Hành Vi Và Lời Nói
Người sống có tinh thần trách nhiệm cao luôn nhất quán trong hành vi và lời nói. Họ không chỉ nói mà còn làm đúng như những gì đã nói. Sự nhất quán này giúp họ xây dựng uy tín và nhận được sự tin tưởng từ người khác. Họ hiểu rằng hành vi và lời nói phải song hành với nhau; sự bất nhất sẽ làm giảm đi sự tin cậy từ mọi người xung quanh.
3.11. Tôn Trọng Sự Cố Gắng Của Người Khác
Tôn trọng sự cố gắng của người khác là một biểu hiện quan trọng của người có tinh thần trách nhiệm. Họ không chỉ nhận ra mà còn đánh giá cao những nỗ lực và thành quả của người khác. Điều này giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy được khích lệ và động viên. Sự tôn trọng này không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động, giúp mọi người cảm thấy được công nhận và quý trọng.
4. Ví Dụ Về Tính Trách Nhiệm
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ “trách nhiệm là gì?”:
- Ví dụ 1: Một nhân viên luôn hoàn thành công việc đúng hạn mà không cần nhắc nhở. Người đó luôn tự quản lý thời gian, lập kế hoạch chi tiết và tuân thủ lịch trình đã đề ra. Khi gặp khó khăn, người nhân viên này chủ động tìm kiếm giải pháp hoặc xin hỗ trợ thay vì trì hoãn.
- Ví dụ 2: Một người cha hứa với con rằng sẽ cùng nhau đi chơi công viên vào cuối tuần. Dù bận rộn với công việc, anh vẫn sắp xếp thời gian để thực hiện lời hứa, tạo niềm vui và sự tin tưởng cho con mình.
- Ví dụ 3: Khi biết rằng mình sẽ không thể tham dự một cuộc họp đã lên lịch, một nhân viên ngay lập tức thông báo cho các thành viên khác trong nhóm, đồng thời sắp xếp thời gian mới hoặc cung cấp thông tin cần thiết để cuộc họp vẫn có thể diễn ra suôn sẻ ngay cả khi người đó không có mặt.
- Ví dụ 4: Một người quản lý bị chỉ trích nặng nề trong một cuộc họp. Thay vì phản ứng giận dữ, anh ta giữ bình tĩnh, lắng nghe những góp ý và sau đó đưa ra phản hồi một cách xây dựng. Tiếp đến, anh ta tìm cách cải thiện các vấn đề đã được nêu ra.
- Ví dụ 5: Một giáo viên luôn giữ đúng lời hứa với học sinh của mình. Nếu đã hứa sẽ tổ chức một buổi dã ngoại vào cuối kỳ học khi cả lớp đạt thành tích tốt, giáo viên đó sẽ thực hiện đúng như vậy. Điều này giúp xây dựng niềm tin và sự kính trọng từ học sinh.
5. Làm Sao Để Trở Thành Người Sống Có Trách Nhiệm?
Có thể thấy, sống có trách nhiệm là điều rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Nó vừa là yếu tố giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, vừa giúp cho xã hội thêm ý nghĩa, tích cực hơn. Vậy làm sao để bạn có thể trở thành một người luôn có trách nhiệm?
5.1. Học Cách Thực Hành Có Kỷ Luật
Kỷ luật là yếu tố tiên quyết cho việc sống có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần học cách nhận biết công việc mình cần làm gồm những gì? Trình tự thực hiện công việc ra sao và sẽ mất khoảng bao lâu để hoàn thành nó?,…
Nghe qua thì có vẻ quá nghiêm khắc nhưng nó lại cần thiết, đảm bảo cuộc sống, công việc trở nên có nguyên tắc hơn. Để có được tính kỷ luật này, các bạn sẽ cần xác định cho mình mục tiêu rõ ràng, làm sao để hoàn thành công việc mà không bị phân tâm? Nhìn chung, các bạn nên có cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh theo ngày, tuần, tháng,…
5.2. Học Cách Để Giải Quyết Các Vấn Đề Khó Khăn
Khi muốn trở thành một người có trách nhiệm, các bạn sẽ cần biết cách tự xử lý những vấn đề của riêng mình hay do bản thân mình gây ra. Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi khó khăn, thử thách. Nếu cứ vấp ngã là cuống cuồng tìm sự giúp đỡ, than thở, trì trệ thì không phải là người có trách nhiệm.
Như vậy, trước những khủng hoảng đó, hãy học cách để tự mình tìm ra phương pháp giải quyết. Trước hết là các bạn cần bình tĩnh để nhìn nhận các vấn đề, tìm ra nguyên nhân để xử lý cho phù hợp. Hãy xem như thất bại chính là bài học quý giá để phát triển bản thân được hoàn thiện hơn.
5.3. Học Cách Quản Lý Vấn Đề Tài Chính
Nhiều người nghĩ rằng tiền bạc thì có liên quan gì đến sống có trách nhiệm? Thế nhưng, thực tế chứng minh rằng, những người có khả năng quản lý tài chính tốt, thông minh là người sống luôn đề cao tinh thần trách nhiệm.
Việc có thể quản lý chi tiêu, ngồi làm việc được với đống hóa đơn, lên danh sách các thứ cần mua, lên kế hoạch cụ thể, khoa học thì chắc chắn sẽ có suy nghĩ, có nhận thức tốt về cuộc sống. Đây là biểu hiện rất rõ rệt của những người sống có trách nhiệm hiện nay mà các bạn cần học hỏi.
5.4. Nghiêm Túc Tiếp Nhận Những Lời Phê Bình, Góp Ý
Con người không ai là hoàn hảo, chắc chắn sẽ có những lúc chúng ta làm việc hay thể hiện điều gì đó khiến mọi người chưa hài lòng. Với những người sống có trách nhiệm, các bạn cần phải học cách đánh giá các vấn đề của bản thân, tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Từ đó, các bạn sẽ tiếp thu và sửa chữa sao cho phù hợp, giúp bản thân được tiến bộ hơn.
5.5. Tuyệt Đối Không Trì Hoãn
Có thể thấy, người sống không có trách nhiệm sẽ luôn tìm cách để đùn đẩy hay trì hoãn công việc. Nếu bạn muốn sống có trách nhiệm thì chắc chắn sẽ phải loại bỏ ngay suy nghĩ về vấn đề này.
Đây là một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng không chỉ cho thấy bạn có trách nhiệm mà còn là bước đệm cho sự thành công. Người mà hết lần này đến lần khác chậm trễ, trì hoãn mọi việc thì sẽ không bao giờ tiến xa được trên con đường sự nghiệp cũng như cuộc sống.
6. Câu Nói Hay Về Trách Nhiệm Trong Công Việc & Cuộc Sống
- Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác. - Les Brown
- Hầu hết chúng ta hoàn toàn biết mình phải làm gì; vấn đề rắc rối là chúng ta không muốn làm điều đó. - Peter Marshall
- Việc sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm của cuộc đời mình chính là điểm xuất phát của lòng tự trọng. - Joan Didion.
- Cuộc sống là một món quà, và nó cho chúng ta đặc ân, cơ hội, và trách nhiệm trao tặng lại điều gì đó bằng cách trở nên lớn lao hơn. - Tony Robbins
- Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả con người bạn hiện tại, tất cả mọi thứ bạn có và tất cả những gì bạn sẽ trở thành. - Brian Tracy
- Trước khi số đông con người tràn đầy tinh thần trách nhiệm đối với lợi ích của người khác, công bằng xã hội sẽ chẳng bao giờ đạt được. - Helen Keller.
- Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình. - Richard L Evans.
- Về lâu về dài, chính chúng ta sẽ định hình bản thân con người chúng ta và cuộc sống của chúng ta. Quá trình đó không bao giờ kết thúc cho tới khi ta chết. Rốt cuộc thì chúng ta luôn phải gánh chịu mọi trách nhiệm về chính sự lựa chọn của mình. - Eleanor Roosevelt.
- Tôi tin rằng tôi không chịu trách nhiệm cho ý nghĩa hay sự vô nghĩa của đời, nhưng tôi phải chịu trách nhiệm với điều tôi làm cho cuộc đời tôi. - Hermann Hesse
Mong rằng qua những chia sẻ của JobsGO, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm trách nhiệm là gì cũng như các vấn đề xoay quanh nó. Từ đó, hãy luôn cố gắng học hỏi, trau dồi và trở thành một người sống có trách nhiệm hơn nhé.
Câu hỏi thường gặp
1. Tự Chịu Trách Nhiệm Là Gì?
Tự chịu trách nhiệm là khả năng nhận thức và chấp nhận hậu quả của hành động, quyết định và lời nói của mình. Điều này bao gồm việc nhận lỗi khi mắc sai lầm, tìm cách khắc phục và không đổ lỗi cho người khác hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Người biết tự chịu trách nhiệm luôn nỗ lực học hỏi từ những sai sót, không ngừng cải thiện bản thân và đảm bảo rằng họ sẽ không lặp lại những sai lầm tương tự trong tương lai.
2. Trách Nhiệm Với Bản Thân Là Gì?
Trách nhiệm với bản thân là sự cam kết chăm sóc, phát triển bản thân cả về mặt thể chất, tinh thần và cảm xúc. Điều này bao gồm việc tự đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch và hành động để đạt được chúng. Người có trách nhiệm với bản thân biết cách tự quản lý sức khỏe, thời gian và cảm xúc của mình. Họ cũng luôn nỗ lực học hỏi, cải thiện kỹ năng và duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: