Key takeaways
Các chức vụ trong ngành kế toán: accountant, chief accountant, general accountant, v.v.
Vốn và tiền tệ trong ngành kế toán: capital, cash, debit card, liabilities, v.v.
Chi phí trong ngành kế toán: expense, cost, v.v.
Nghiệp vụ kế toán: debit, credit, v.v.
Nguyên tắc và phương pháp trong ngành kế toán: 7 general principles
Tài sản và giấy tờ doanh nghiệp: business lisence, plan, v.v.
Khi làm việc với ngân hàng: deposit, collateral, v.v.
Kế toán quản trị: decision-making, statement, report.
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán
Chuyên ngành kế toán trong tiếng Anh được gọi là “Accounting” (phát âm: /əˈkaʊn.tɪŋ/). Đây là một chuyên ngành chuyên về bao gồm hoạt động ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính (thu và chi tiền) của một tổ chức, con người (the skill or activity of keeping records of the money a person or organization earns and spends - từ điển Cambridge).
Dưới đây là những từ vựng trong các lĩnh vực cụ thể của kế toán.
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành kế toán về các chức vụ
Một kế toán viên có thể nhiều lĩnh vực chuyên môn sâu khác nhau. Bảng dưới đây liệt kê tên của các chức vụ trong một phòng ban kế toán (Accounting Department).
Chức vụ
Phát âm
Ý nghĩa
Accountant
/əˈkaʊn.tənt/
Nhân viên kế toán, kế toán viên
(để chỉ chung những người làm việc trong lĩnh vực kế toán)
Accounting Liabilities
/əˈkaʊn.tɪŋ/ /ˌlaɪ.əˈbɪl.ə.tiz/
Kế toán công nợ
Auditor
/ˈɔː.dɪt.ər/
Kiểm toán viên
Bookkeeper
/ˈbʊkˌkiː.pər/
Kế toán chứng từ
Chief Accountant
/tʃiːf/ /əˈkaʊn.tənt/
Kế toán trưởng
Financial Accountant
/faɪˈnæn.ʃəl/ / /əˈkaʊn.tənt/
Kế toán tài chính
General Accountant
/ˈdʒen.ər.əl/ /əˈkaʊn.tənt/
Nhân viên kế toán tổng hợp
Managerial Accounting (Management Accountant)
/ˌmæn.əˈdʒɪə.ri.əl/ /əˈkaʊn.tɪŋ/
Nhân viên kế toán quản trị
Payment Accountant
/ˈpeɪ.mənt/ /əˈkaʊn.tənt/
Nhân viên kế toán thanh toán
Public Accountant
/ˈpʌb.lɪk/ /əˈkaʊn.tənt/
Kế toán công chứng
Revenue Accountant
/ˈrev.ən.juː/ /əˈkaʊn.tənt/
Kế toán doanh thu
Tax Accountant
/əˈkaʊn.tɪŋ/ /əˈkaʊn.tənt/
Kế toán thuế
Treasurer
/ˈtreʒ.ər.ər/
Thủ quỹ
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành kế toán về vốn và tiền tệ
Vì tính chất công việc liên quan đến các hoạt động tài chính, một kế toán viên cần hiểu về các từ vựng tiếng Anh liên quan đến vốn và tiền tệ. Cụ thể một số từ vựng thông dụng là:
Từ vựng
Phát âm
Ý nghĩa
Capital
/ˈkæp.ɪ.təl/
Vốn
Cash
/kæʃ/
Tiền mặt
Cheque
/tʃek/
Tờ séc ghi tiền
Common stock
/ˈkɒm.ən/ /stɒk/
Cổ phiếu thường
Credit card
/ˈkred.ɪt ˌkɑːd/
Thẻ tín dụng
Debit card
/ˈdeb.ɪt ˌkɑːd/
Thẻ ghi nợ
Dividend
/ˈdɪv.ɪ.dend/
Cổ tức
Equity
/ˈek.wɪ.ti/
Vốn
Inflation
/ɪnˈfleɪ.ʃən/
Lạm phát
Interest
/ˈɪn.trəst/
Lãi suất
Liquidity
/lɪˈkwɪd.ə.ti/
Tính thanh khoản
Loan/ Debt
/ləʊn/ - /det/
Khoản nợ
Preferred stock
/prɪˈfɜːd/ /stɒk/
Cổ phiếu ưu đãi
Revenue (Sales)
/ˈrev.ən.juː/
Doanh thu
Working capital
/ˈwɜː.kɪŋ/ /ˈkæp.ɪ.təl/
Vốn lưu động
Từ vựng tiếng Anh về chi phí trong ngành kế toán
Khi thực hiện bảng cân đối kế toán hay báo cáo dòng tiền, có rất nhiều từ vựng về chi phí được dùng đến. Đây là những cụm danh từ thườnu trúc: (tên hoạt động/ sự vật) + expense/cost. Dưới đây là một số từ vựng phổ biến.
Các loại chi phí
Phát âm
Ý nghĩa
Account Payable
/əˈkaʊnt/ /ˈpeɪ.ə.bəl/
Nợ phải trả
Accrued expense
/əˈkruː/ /ɪkˈspens/
Chi phí dồn tích
Depreciation
/dɪˌpriː.ʃiˈeɪ.ʃən/
Khấu hao
Depreciation expense
/dɪˌpriː.ʃiˈeɪ.ʃən/ /ɪkˈspens/
Chi phí hao tổn
Fixed cost
/fɪkst/ /kɒst/
Chi phí cố định
Insurance expense
/ɪkˈspens/
Chi phí bảo hiểm
Liabilities
/ˌlaɪ.əˈbɪl.ə.ti/
Nợ
Note(s) Payable
/nəʊt/ /ˈpeɪ.ə.bəl/
Thương Phiếu Phải Trả
Prepaid expense
/ˌpriːˈpeɪd /ɪkˈspens/
Chi phí trả trước
Production cost
/prəˈdʌk.ʃən/ /kɒst/
Chi phí sản xuất
Selling cost
/ˈselɪŋ/ /kɒst/
Chi phí bán hàng
Supply expense
/səˈplaɪ/ /ɪkˈspens/
Chi phí cho cung ứng
Utility expense
/ɪkˈspens/
Chi phí tiện ích
Variable Cost
/ˈveə.ri.ə.bəl/ /kɒst/
Chi phí lưu động
Từ vựng tiếng Anh về nghiệp vụ kế toán
Nghiệp vụ kế toán là những công việc một kế toán thực hiện hàng ngày nhằm “ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính”. Bảng dưới liệt kê các từ vựng trong tiếng Anh chỉ các nghiệp vụ kế toán. Đây là các từ vựng phổ biến và thông dụng trong quá trình làm việc.
Từ vựng
Loại từ
Phát âm
Ý nghĩa
Account
(n)
/əˈkaʊnt/
Tài khoản
Balance sheet
(n)
/ˈbæl.əns/ /ʃiːt/
Bảng cân đối kế toán
Cash transaction
(n)
/kæʃ/ /trænˈzæk.ʃən/
Bán thanh toán luôn
Control account
(n)
/kənˈtroʊl əˈkaʊnts/
Tài khoản kiểm tra
Credit
(v)
/ˈkred.ɪt/
ghi tăng
Current account
(n)
/ˈkɝː.ənt əˈkaʊnts/
Tài khoản vãng lai
Debit
(v)
/ˈdeb.ɪt/
ghi giảm
Discount
(n/v)
/ˈdɪs.kaʊnt/
Chiết khấu
Disposal
(n)
/dɪˈspəʊ.zəl/
Thanh lí
Assess
(v)
/əˈses/
Định giá
Từ vựng về các nguyên tắc và phương pháp trong ngành kế toán
Để thực hiện tốt các nghiệp vụ của kế toán, một kế toán viên cần phải nắm chắc 7 nguyên tắc cơ bản trong kế toán.
Nguyên tắc 1: History cost principle - Nguyên tắc giá gốc
Phát âm: /ˈhɪs.tər.i/ /kɒst/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc (là số tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả hoặc phải trả) hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi.
Nguyên tắc 2: Matching principle - Nguyên tắc phù hợp
Phát âm: /ˈmætʃ.ɪŋ/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Doanh thu và chi phí phải được ghi nhận phù hợp và tương xứng. Bất kể khi nào có một khoản doanh thu được ghi nhận thì sẽ có một khoản chi phí tương ứng liên quan đến khoản doanh thu kể trên.
Nguyên tắc 3: Consistency principle - Nguyên tắc nhất quán
Phát âm: /kənˈsɪs.tən.si/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Nguyên tắc nhất quán cho rằng các công ty nên sử dụng đồng nhất cách hạch toán cho các sự kiện và giao dịch. Nói cách khác, các công ty không nên sử dụng nhiều chính sách và phương pháp kế toán cho những kì kế toán.
Nguyên tắc 4: Prudence principle - Nguyên tắc thận trọng
Phát âm: /ˈpruː.dəns/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Đây là một nguyên tắc cho rằng một doanh nghiệp nên thực hiện kế toán, hạch toán một cách thận trọng. Nó bao gồm cả những hành động phán đoán và ước tính kế toán trong các tình huống khác nhau.
Nguyên tắc 5: Materiality principle - Nguyên tắc trọng yếu
Phát âm: /məˌtɪəriˈæləti/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Một thông tin có thể được bỏ qua nếu tác động của việc làm này là nhỏ đến báo cáo tài chính hay quyết định của người sử dụng báo cáo.
Nguyên tắc 6: Accrual principle - Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Phát âm: /əˈkruː.əl/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Các giao dịch tài chính của doanh nghiệp phải được ghi lại trong cùng một khoảng thời gian mà chúng xảy ra. Mặc dù, dòng tiền thực tế (sự chi, trả tiền) có thể chưa xảy ra.
Nguyên tắc 7: Going concern principle - Nguyên tắc hoạt động liên tục
Phát âm: /ˈɡəʊ.ɪŋ/ /kənˈsɜːn/ /ˈprɪn.sə.pəl/
Ý nghĩa: Nguyên tắc này giả định rằng một doanh nghiệp sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai gần, nói cách khác, rằng nó sẽ không bị buộc phải ngừng kinh doanh. Trong kế toán, nguyên tắc hoạt động liên tục giả định rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động đủ lâu để thực hiện các nghĩa vụ, mục tiêu và cam kết hiện tại của mình.
Ngoài các nguyên tắc, dưới đây là những công thức cơ bản được sử dụng vô cùng phổ biến trong kế toán.
Balance Sheet (Bản cân đối kế toán)
Total Asset
=
Liabilities
+
Owner’s Equity
Fixed Asset (Property, Land and Equipment, Building, Computers, etc.)
+
Current Asset (Inventory, Prepaid Expense, Account Receivables, others)
Long-term Debt
+
Current liabilities (Account Payable, Accrued Payable, short-term loans, Unearned Revenue others)
Common Stock
+
Retaining Earnings
Công thức tính lợi nhuận giữ lại (Retained Earnings):
Retained Earnings (t) = Beginning Balance (t-1) + Profit (Loss) - Dividend
Công thức cho vốn lưu động (một nguồn vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp)
Net Working capital = Current assets - Current liabilities
Để tính điểm hòa vốn, các kế toán viên sẽ dùng công thức sau:
Break-even point = (Revenue - Total cost (fixed costs + variable costs) = 0 profit)
Từ vựng tiếng Anh ngành kế toán về tài sản và giấy tờ doanh nghiệp
Bên cạnh đó, việc hiểu các thuật ngữ dành cho tài sản và giấy tờ doanh nghiệp trong tiếng Anh là vô cùng quan trọng.
Từ vựng
Phát âm
Ý nghĩa
Account Receivable
/əˈkaʊnt/ /rɪˈsiːvəbl/
Khoản phải thu
Asset
/ˈæs.et/
Tài sản
Business license
/ˈbɪz.nɪs/ /ˈlaɪ.səns/
Giấy phép kinh doanh
Business plan
/ˈbɪz.nɪs/ /plæn/
Kế hoạch kinh doanh
Current asset
/ˈkʌr.ənt/ /ˈæs.et/
Tài sản lưu động
Debentures
/dɪˈben.tʃɚ/
Trái phiếu, giấy nợ
Debit note
/ˈdeb.ɪt noʊt/
Giấy báo Nợ
Financial report
/faɪˈnæn.ʃəl/ /rɪˈpɔːt/
Báo cáo tài chính
Fixed asset
/fɪkst/ /ˈæs.et/
Tài sản cố định
Inventory
/ˈɪn.vən.tər.i/
Kho
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán được sử dụng khi làm việc với ngân hàng
Khi làm việc với ngân hàng hoặc với vị trí là một kế toán ngân hàng, người đọc có thể phải dùng đến các từ vựng dưới đây:
Từ vựng
Phát âm
Ý nghĩa
Account holder
/əˈkaʊnt ˈhoʊl.dɚ/:
Chủ tài khoản
Accumulated reserve
/əˈkjuː.mjə.leɪtɪd rɪˈzɝːv/
Nguồn tiền tích luỹ
Assess
/əˈses/
Định giá
Collateral
/kəˈlæt.ər.əl/
Tài sản đảm bảo
Credit rating
/ˈkred.ɪt ˈreɪ.tɪŋ/
Xếp hạng tín dụng
Credit status
/ˈkred.ɪt ˈsteɪ.təs/
Tình trạng tín dụng
Credit worthiness
/ˈkred.ɪt ˈwɝː.ði.nəs/
Khả năng trả được nợ
Default
/dɪˈfɑːlt/
Trả nợ không đúng hạn/ không thể trả nợ
Deposit
/dɪˈpɒz.ɪt/
Tiền gửi
Document
/ˈdɒk.jə.mənt/
Chứng từ
Exchange rate
/ɪksˈtʃeɪndʒ/ /reɪt/
Tỷ giá
Mortgage
/ˈmɔː.ɡɪdʒ/
Thế chấp
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kế toán quản trị
Trong các chuyên ngành của Kế toán, Kế toán quản trị là một chuyên ngành nhỏ hơn và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nhà kế toán quản trị cần nắm bắt các vấn đề về thực trạng tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị.
Từ vựng
Phát âm
Ý nghĩa
✅ Cash flow
⭐ /kæʃ/ /fləʊ/
? Dòng tiền
✅ Cash flow statement
⭐ /kæʃ/ /fləʊ/ /ˈsteɪt.mənt/
? Báo cáo dòng tiền
✅ Financial performance
⭐ /faɪˈnæn.ʃəl/ /pəˈfɔː.məns/
? Hiệu suất tài chính
✅ Financial statement
⭐ /faɪˈnæn.ʃəl/ /ˈsteɪt.mənt/
? Báo cáo tài chính
✅ Income statement
⭐ /ˈɪŋ.kʌm/ /ˈsteɪt.mənt/
? Báo cáo thu nhập
✅ Profitability
⭐ /ˌprɒf.ɪ.təˈbɪl.ə.ti/
? Khả năng sinh lời, lợi nhuận
✅ Retained Earnings Statement
⭐ /rɪˈteɪnd/ /ˈɜː.nɪŋz/ /ˈsteɪt.mənt/
? Báo cáo lợi nhuận giữ lại
✅ Variance report
⭐ /ˈveə.ri.əns/ /rɪˈpɔːt/
? Báo cáo phân tích chênh lệch
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kế toán khác
Bảng dưới đây đề cập tới các từ vựng của chuyên ngành kế toán khác.
Từ vựng
Phát âm
Ý nghĩa
To declare
/dɪˈkler/
Khai báo thuế
Registration tax
/ˌredʒ.əˈstreɪ.ʃən/ /tæks/
Thuế trước bạ
Export/Import tax
/ˈek.spɔːrt/ /ˈɪm.pɔːrt/ /tæks/
Thuế xuất, nhập khẩu
Tax fraud
/ tæks frɑːd/
Gian lận thuế
Tax avoidance
/ tæks əˈvɔɪ.dəns/
Trốn thuế
Finished goods
/ˈfɪnɪʃtgʊdz/
Thành phẩm
Goods stolen
/gʊdz ˈstoʊlən/
Hàng bị đánh cắp
Các thuật ngữ và viết tắt tiếng Anh chuyên ngành kế toán
Trong quá trình làm việc và nghiên cứu, người đọc sẽ bắt gặp nhiều từ vựng viết tắt và các thuật ngữ của chuyên ngành kế toán. Dưới đây là những từ vựng phổ biến.
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
ACCA
The Association of Chartered Certified Accountants
Hiệp hội kế toán công chứng
BEP
Break-even point
Điểm hòa vốn
CGM
Cost of Goods Manufactured
Chi phí sản xuất chưa tính các chi phí khác
CGP
Cost of Good Production
Chi phí sản xuất cuối cùng, tính cho 1 sản phẩm
COGS
Cost of goods sold
Giá vốn hàng bán
EBIT
Earning before interest and tax
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
EBITDA
Earnings before interest, tax, depreciation and amortization
Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao
FIFO
First In First Out
Phương pháp nhập trước xuất trước
GAAP
Generally Accepted Accounting Principles
Các nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung
IAS
International Accounting Standards
Tiêu chuẩn Kế toán quốc tế
IASC
International Accounting Standards Committee
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế
IFRS
International Financial Reporting Standards
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
L/C
Letter of Credit
Thư tín dụng
LIFO
Last In First Out
Phương pháp nhập sau xuất trước
Sách tiếng Anh chuyên ngành kế toán
Một số đầu sách tiếng Anh hữu hiệu dùng trong ngành Kế toán là:
English for Accounting - Oxford Business English: Cuốn sách cung cấp những từ vựng cần thiết trong chuyên ngành Kế toán. Cuốn sách bao gồm nhiều bài tập, bài văn và cuộc hội thoại để người học luyện tập.
Accounting Principles (Những nguyên lí kế toán): Một cuốn sách cung cấp các kiến thức cơ bản của chuyên ngành kế toán từ những nguyên tắc chung đến cách xây dựng các báo cáo kế toán trong quá trình làm việc.
International Financial Statement Analysis Workbook: Cuốn sách mở rộng với những kiến thức chuyên sâu về phân tích những báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo tình trạng dòng tiền, v.v.). Những bài học và hướng dẫn trong cuốn sách mang tính ứng dụng cao trên quy mô toàn cầu.
Accounting All-in-One For Dummies: Một cuốn sách kế toán cho “dummies” - cung cấp các kiến thức căn bản của chuyên ngành kế toán. Quyển sách này phù hợp cho những người muốn tự học kế toán hoặc muốn tự làm quen dần với chuyên ngành này.
Mẫu câu giao tiếp sử dụng từ vựng chuyên ngành kế toán
Michael: Hi Alex, what’s wrong? You look so tired.
(Michael: Chào Alex, có chuyện gì vậy? Bạn trông mệt mỏi)
Alex: Hey Michael, I need to find a new job but I don’t know where to start!
(Alex: Chào Michael, tôi cần tìm một công việc mới nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu!)
Michael: What did you learn in university?
(Michael: Bạn đã học gì ở trường đại học?)
Alex: Well, I got a bachelor's degree in finance and accounting. I’ve tried to work as a broker but it didn’t seem to work out.
(Alex: Tôi đã có bằng cử nhân về tài chính và kế toán. Tôi đã cố gắng làm việc như là một nhà môi giới (chứng khoán) nhưng có vẻ không ổn lắm.)
Michael: Maybe you should be an accountant. I have some experience in this field so I may help you.
(Michael: Có lẽ bạn nên làm kế toán. Tôi có một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, vì vậy tôi có thể giúp bạn.)
Alex: That’s great. Actually, I’ve been thinking about this but you know, there are so many different positions in an accounting department. That really confuses me!
(Alex: Điều đó thật tuyệt. Thực ra, tôi cũng đã nghĩ đến nó nhưng bạn biết đấy, có rất nhiều vị trí khác nhau trong một bộ phận kế toán. Điều đó thực sự khiến tôi bối rối!)
Michael: My advice is that you can start with the position of a general accountant.
(Michael: Lời khuyên của tôi là bạn có thể bắt đầu với vị trí của một kế toán tổng hợp.)
Alex: Hmm, what are the duties of this position?
(Alex: Hmm, nhiệm vụ của vị trí này là gì?)
Michael: Generally speaking, an accountant is responsible for analyzing and communicating a company's financial information. The deeper you go, the more specialized it will be.
(Michael: Nói chung, một kế toán viên chịu trách nhiệm phân tích và truyền đạt thông tin tài chính của công ty. Càng làm vào sâu, công việc sẽ càng chuyên sâu hơn.)
Alex: Wow, interesting! Can you be more specific? How can I analyze financial data?
(Alex: Wow, thú vị! Bạn có thể cụ thể hơn không? Tôi có thể phân tích dữ liệu tài chính bằng cách nào?)
Michael: Firstly, you must ensure the accuracy of financial information by balancing the books for any activities taking place. That’s called accounting entries, you probably know that, right?
(Michael: Đầu tiên, bạn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính bằng cách cân đối sổ sách cho bất kỳ hoạt động nào diễn ra. Đó được gọi là bút toán kế toán, bạn biết điều này rồi, phải không?)
Alex: Yeah, I’m familiar with them. I also know accountants must prepare many financial reports such as the balance sheet, income statements and retained earnings statements. But I wonder what they are made for?
(Alex: Vâng, tôi quen thuộc với cái này rồi. Tôi cũng biết kế toán phải chuẩn bị nhiều báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lợi nhuận giữ lại. Nhưng tôi tự hỏi chúng được tạo ra để làm gì?)
Michael: Great question! These reports can offer guidance on cost reduction, revenue enhancement, and profit maximization. Therefore, the management accountants can come up with an appropriate business plan.
(Michael: Câu hỏi hay đấy! Các báo cáo này có thể đưa ra hướng dẫn về giảm chi phí, nâng cao doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, kế toán quản trị có thể đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.)
Alex: Thank you, I know better now. Are there any requirements for that kind of position?
(Alex: Cảm ơn bạn, tôi biết rõ hơn rồi. Có bất kỳ yêu cầu nào cho vị trí đó không?)
Michael: Certainly, you can start by doing an internship or sign up for the ACCA test, you know The Association of Chartered Certified Accountants.
(Michael: Chắc chắn rồi, bạn có thể bắt đầu bằng cách thực tập hoặc đăng ký làm bài kiểm tra ACCA, Hiệp hội Kế toán Công chứng.)
Alex: Oh, I have already heard of that. What about the GAAP? I mean the Generally Accepted Accounting Principles. Do I have to remember all of that while working?
(Alex: Ồ, tôi đã nghe nói về nó rồi. Còn GAAP thì sao? Ý tôi là Các Nguyên tắc Kế toán được Chấp nhận. Tôi có phải nhớ tất cả những điều đó trong khi làm việc không?)
Michael: Ofcourse you do. For example, you must follow the history cost principle when conducting the balance sheet statement. Otherwise, you will make it wrong.
(Michael: Tất nhiên là bạn có. Ví dụ, bạn phải tuân theo nguyên tắc giá gốc khi tiến hành báo cáo bảng cân đối kế toán. Nếu không, bạn sẽ làm sai.)
Alex: You're right. I probably should review these principles one more time. And talking about the balance sheet, how can you distinguish the fixed and current assets?
(Alex: Bạn nói đúng. Tôi có lẽ nên xem lại những nguyên tắc này một lần nữa. Và nói về bảng cân đối kế toán, làm sao bạn có thể phân biệt được tài sản cố định và tài sản lưu động?)
Michael: Oh, just remember, fixed assets are things like land, buildings, and equipment which can not be converted into money quickly. Things are with low liquidity. And current assets are the opposite.
(Michael: Ồ, chỉ cần nhớ, tài sản cố định là những thứ như đất đai, tòa nhà và thiết bị không thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng. Những thứ có tính thanh khoản thấp. Còn tài sản lưu động thì ngược lại.)
Alex: That makes sense now, you can not sell buildings in just one or hai days. On the other hand, companies can use cash and sell inventory or securities on a regular basis.
(Alex: Điều đó có ý nghĩa đấy, bạn không thể bán các tòa nhà chỉ trong một hoặc hai ngày. Mặt khác, các công ty có thể sử dụng tiền mặt và bán hàng tồn kho hoặc chứng khoán một cách thường xuyên.)
Michael: Yes, now you get it. Are you ready for a new job?
(Michael: Bây giờ bạn đã hiểu hơn rồi. Bạn đã sẵn sàng cho một công việc mới chưa?)
Alex: Thank you, Michael. That really helps.
(Alex: Cảm ơn, Michael. Lời khuyên của bạn thực sự hữu ích.)
Michael: No problem!
(Michael: Không có gì!)
Tham khảo thêm:
Tiếng Anh chuyên ngành Marketing
Bài tập
Bài 1. Nối các từ sau với nghĩa tương ứng.
1. Cash flow
a. Chi phí không cố định
2. Balance sheet
b. Dòng tiền
3. Common stock
c. Giá vốn hàng bán
4. Variable cost
d. Cổ phiếu thường
5. Cost of goods sold
e. Bản cân đối kế toán
Bài 2. Chọn chức vụ phù hợp cho từng người.
A: This person is responsible for a company’s financial management plans. Developing financial strategies and making investment decisions are parts of his/her duties. A is a …
B: B is in charge of the following: preparing tax provisions schedules, and reports and maintaining a company’s tax database, finding tax solutions to complicated tax issues, etc. B is a …
C: C has to handle the checks and balances of revenues generated in a company. C is a …
D: After businesses' financial statements and records have been made, D will review and verify this information to conduct an audit report. D is an …
Đáp án:
Bài 1:
1.b
2.e
3.d
4.a
5.c
Bài 2:
A: a chief accountant
B: a tax accountant
C: a revenue accountant
D: an auditor
Tổng kết
Bài viết trên nêu chi tiết các từ vựng tiếng anh chuyên ngành kế toán theo chức vụ, chuyên ngành, nghiệp vụ, v.v. Đây là nxhững từ và cụm từ phổ biến mỗi kế toán viên cần biết. Vì vậy, người đọc hay nắm thật chắc nghĩa nhằm sử dụng linh hoạt trong học tập, nghiên cứu và làm việc.