Khi nhắc đến nhân viên thị trường, nhiều người sẽ nghĩ công việc của họ chỉ là đi khảo sát thị trường. Nhưng trên thực tế, vị trí này còn đảm đương nhiều vai trò quan trọng khác. Hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu nhân viên thị trường là gì, cũng như mô tả chức năng nhiệm vụ của nhân viên thị trường qua bài viết sau. MỤC LỤC 1- Nhân viên thị trường là ai? 2- Mô tả của nhân viên thị trường 2.1- Nghiên cứu và phân tích 2.2- Xây dựng định hướng và chính sách phát triển thị trường 2.3- Lập kế hoạch và triển khai chương trình phát triển thị trường 2.4- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác 2.5- Theo dõi và đánh giá hiệu quả 3- Nhiệm vụ của nhân viên thị trường 4- Mức lương của nhân viên thị trường 5- Cơ hội việc làm nhân viên thị trường
1- Nhân viên thị trường là ai?
Nhân viên thị trường là người chịu trách nhiệm thu thập thông tin về thị trường cũng như khách hàng của doanh nghiệp qua các hoạt động khảo sát. Vị trí này còn được biết đến với những tên gọi khác như nhân viên kinh doanh thị trường hoặc chuyên viên phát triển thị trường.
Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên thị trường tại từng thời điểm mà nhân viên thị trường sẽ tiến hành thu thập thông tin, sau đó sẽ phối hợp cùng bộ phận marketing để đưa ra các chiến lược truyền thông, quảng bá phù hợp nhất.
Nhờ có dữ liệu do nhân viên thị trường cung cấp, việc thực hiện marketing của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả tốt hơn vì nhắm đúng vào nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, năng suất làm việc cũng được cải thiện đáng kể do nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả.
Hơn nữa, việc khảo sát thông tin khách hàng còn giúp các chiến lược marketing có tính thực tế cao hơn. Trong khi đó, nhân viên thị trường chính là người có khả năng thực hiện nhiệm vụ này tốt nhất.
Hiện nay, nhân viên thị trường là vị trí rất quan trọng tại nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cần tuyển dụng vị trí này để giúp họ tìm kiếm thị trường, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao doanh số. Do đó, nhân viên thị trường trở thành vị trí công việc rất tiềm năng dành cho các bạn trẻ. >>>> Xem thêm: Chuyên viên phát triển thị trường là gì?
2- Mô tả công việc của nhân viên thị trường
Mục đích công việc của nhân viên thị trường là đưa ra các giải pháp marketing từ những thông tin, dữ liệu thu thập trực tiếp khách hàng. Đồng thời, họ cũng hướng tới việc phát triển thị trường, khai thác thông tin từ khách hàng, tìm kiếm những người có khả năng mua hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác.
Cụ thể, nhân viên thị trường sẽ có các chức năng chính sau:
2.1- Nghiên cứu và phân tích
Công việc chính của nhân viên thị trường là nghiên cứu, xử lý các dữ liệu về thị trường và cung cấp kết quả cho bộ phận marketing.
Để có các dữ liệu cần thiết, nhân viên thị trường sẽ tiến hành thu thập thông tin bằng nhiều phương pháp khác nhau như phỏng vấn, bảng câu hỏi khảo sát, thăm dò dư luận và đánh giá các tài liệu. Sau đó, họ sẽ sử dụng các phần mềm và kỹ năng thống kê để phân tích các dữ liệu, thông tin thu thập được. Kế tiếp họ sẽ đưa ra các dự báo về xu hướng trong tương lai.
2.2- Xây dựng định hướng và chính sách phát triển thị trường
Nhân viên thị trường sẽ dựa trên các kết quả đánh giá, phân tích tiềm năng của thị trường để thiết lập định hướng và chính sách phát triển thị trường phù hợp cho hiện tại và tương lai. Đồng thời họ cũng lên kế hoạch phát triển phù hợp với chiến lược kinh doanh và mục tiêu doanh số công ty đã đặt ra.
2.3- Lập kế hoạch và triển khai chương trình phát triển thị trường
Nhân viên thị trường có trách nhiệm lên kế hoạch và thiết lập các chương trình hành động cụ thể để phát triển thị trường. Đồng thời họ cũng là người phụ trách việc tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình đã được ban giám đốc phê duyệt.
Bên cạnh đó, nhân viên thị trường cũng phối hợp cùng bộ phận marketing tổ chức các chương trình phát triển thị trường như: khuyến mãi, trưng bày, dùng thử sản phẩm,… nhằm thu hút và lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Sau mỗi chương trình, hoạt động được thực hiện, nhân viên thị trường cần tiến hành thu thập thông tin, đánh giá kết quả đạt được và lập báo cáo tổng kết cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho những kế hoạch, chương trình sẽ thực hiện sau này.
2.4- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác
Nhân viên phát triển thị trường có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu khách hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp với các tiêu chí như tập quán, thói quen, người có quyền quyết định mua hàng, các mối quan hệ tiềm năng,…
Họ cũng nghiên cứu các nhu cầu của khu vực khách hàng sỉ và lẻ, bao gồm các nhà phân phối, đại lý, khách lẻ. Đồng thời phải đảm bảo gửi đầy đủ brochure, catalogue, báo giá và các tài liệu cần thiết khác cho những đối tượng này.
Ngoài ra, nhân viên phát triển thị trường còn phải phân tích các số liệu cũng như những phản hồi của khách hàng sỉ và lẻ. Từ đó lập bảng thống kê và đưa ra các kết quả, đánh giá gửi cho bộ phận kinh doanh. >>>> Có thể bạn quan tâm: Làm cách nào để trở thành chuyên viên phát triển thị trường?
2.5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả
Sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, nhân viên thị trường cần phải theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động này để đưa ra các điều chỉnh và cải tiến để tăng cường hiệu quả kinh doanh cho các giai đoạn tiếp theo.
3- Nhiệm vụ của nhân viên thị trường
Thực tế cho thấy, phụ thuộc và đặc điểm của từng doanh nghiệp và tính chất công việc mà nhân viên thị trường sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau. Nhưng về cơ bản vị trí này sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu các động thái, xu hướng phát triển của thị trường cũng như khách hàng mục tiêu và các dự án tiềm năng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Lập báo cáo tình hình thị trường, khách hàng dựa trên những thông tin đã thu thập và phân tích.
- Nghiên cứu lịch sử giao dịch cùng những thông tin liên quan khác của đối tác, khách hàng và phải đảm bảo hiểu rõ những thông tin này.
- Thiết lập định hướng và xây dựng chính sách phát triển thị trường cho hiện tại và trong tương lai dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích tiềm năng thị trường đã thực hiện trước đó.
- Lên kế hoạch phát triển thị trường cho tất cả các sản phẩm công ty đang kinh doanh. Đồng thời phải đảm bảo các kế hoạch này phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu và mục tiêu doanh số của công ty.
- Phối hợp cùng các đội nhóm kinh doanh trong việc triển khai và điều phối các các chương trình khuyến mãi, trưng bày cũng như các chương trình phát triển thị trường khác.
- Phân bổ các suất khuyến mãi, trưng bày sao cho phù hợp, đồng thời còn phải chỉ rõ cách thức triển khai và theo dõi các chứng từ theo quy định của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm và khai thác nguồn khách hàng tiềm năng mới. Cụ thể, nhân viên thị trường sẽ phải gặp gỡ, trao đổi, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng. Họ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
- Quản lý và kiểm soát các công cụ, dụng cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Đảm bảo sử dụng công cụ đúng mục đích và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ.
- Lập kế hoạch huấn luyện định kỳ cho nhân viên bán hàng tại các đại lý và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch này.
- Hướng dẫn cho nhân viên bán hàng để họ hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình. Đồng thời còn giúp họ nắm vững các kiến thức về sản phẩm và thành thạo các bước trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp.
Có thể thấy, nhân viên thị trường phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ rất phức tạp chứ không hề nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến công việc của họ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. Sau khi đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, cộng với kỹ năng thành thạo bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn và nhận được mức thu nhập rất tốt nếu theo nghề này. >>>> Bạn xem thêm: 9 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên phát triển thị trường tâm đắc nhất
4- Mức lương của Nhân viên Thị Trường
Mức lương hay mức thu nhập của nhân viên phát triển thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, năng lực, cấp bậc công việc, ngành nghề và vị trí địa lý. Theo dữ liệu thống kê của các trang tuyển dụng, mức lương trung bình của nhân viên phát triển thị trường tại Việt Nam dao động từ khoảng 7 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở các công ty lớn, vị trí cao hơn và kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể nhận được mức lương cao hơn, từ 20 triệu đến 40 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản, nhân viên phát triển thị trường thường còn được hưởng các khoản phụ cấp và thưởng nếu đạt được các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra (KPI). Các khoản phụ cấp và thưởng này có thể bao gồm phụ cấp xăng xe, điện thoại, chế độ bảo hiểm và các khoản thưởng kinh doanh khác. Tóm lại, mức lương của nhân viên phát triển thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng có thể tham khảo khoảng từ 7 triệu đồng đến 40 triệu đồng/tháng tại Việt Nam.
5- Cơ hội việc làm nhân viên thị trường
Nhân viên thị trường được xem như cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhờ có sự hiện diện của họ mà doanh nghiệp có thể thực hiện thành công nhiều chiến dịch marketing ý nghĩa. Do đó, các doanh nghiệp luôn rất quan tâm đến việc tuyển dụng nhân viên thị trường giỏi.
Tại Việt Nam, ngành dịch vụ đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên thị trường rất lớn. Không những thế, các ngành khác cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí này.
Mặt khác, con đường thăng tiến của vị trí nhân viên thị trường cũng rất rộng mở. Bạn có thể đạt được mức thu nhập rất cao nếu có kinh nghiệm dày dạn và có năng lực chuyên môn tốt.
Trên thị trường có rất nhiều cơ hội việc làm nhân viên thị trường. Bạn có thể làm việc tại các công ty tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ cho bên thứ ba, hoặc làm việc trong bộ phận marketing của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại.
Với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều doanh nghiệp đã dần số hoá việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Tuy nhiên, vai trò của nhân viên thị trường vẫn không bị thay thế. Các doanh nghiệp vẫn cần tuyển dụng vị trí này để nghiên cứu, giao tiếp và tương tác với khách hàng.
Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về cơ hội việc làm nhân viên thị trường. Nhưng để không bị đào thải hay tụt lại phía sau, bạn cần liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.
Tóm lại, nhân viên thị trường là vị trí rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường. Đồng thời đây cũng là lựa chọn việc làm lý tưởng bạn có thể cân nhắc khi định hướng nghề nghiệp. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp và thành công với nghề mình đã chọn!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: [email protected] / [email protected] Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet