Hiểu rõ hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào và chức năng của từng bộ phận không chỉ là kiến thức cơ bản về cơ thể, mà còn là nền tảng quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Bằng cách phòng tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, chúng ta có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và tối ưu hóa quá trình hấp thu các dưỡng chất thiết yếu.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Đồng Xuân Hà - Phó trưởng khoa Khám bệnh và Nội khoa - Khoa Nội Soi Tiêu Hoá - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
1. Định nghĩa về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều cơ quan, có nhiệm vụ chính là phá vỡ cấu trúc thực phẩm và hấp thụ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể con người. Quá trình này yêu cầu sự kết hợp hài hòa từ việc nhai thức ăn, nghiền cơ học đến hoạt động của các enzyme giúp phân hủy thức ăn.
2. Hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào?
Bên cạnh chức năng chung, nhiều người cũng quan tâm đến việc hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào và nhiệm vụ riêng của từng cơ quan là gì. Hệ tiêu hóa bên trong cơ thể của chúng ta thường được phân chia thành hai phần chính: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Bất kỳ vấn đề nào xuất hiện ở một trong những cơ quan của hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy, phân có máu, hoặc các dấu hiệu nghi ngờ khác như sự thay đổi màu da, ngứa, mất cân nhanh chóng, bạn nên thăm khám và được chẩn đoán, điều trị sớm tại các cơ sở y tế.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.