Chơi game là một thú vui mà hầu như đứa trẻ nào cũng bị “cuốn hút”, điều này cũng khiến đa số phụ huynh lo ngại về hiện tượng nghiện game có thể xảy ra và không ít bố mẹ đã cấm con cái chơi game. Vậy lợi ích của việc chơi game đối với trẻ là gì? Chơi game liệu có hoàn toàn chỉ mang đến sự tiêu cực?
Công cụ giải trí hấp dẫn
Trò chơi điện tử được sản xuất với đa dạng chủng loại, hình thức cùng với đó là đồ hoạ bắt mắt và ngày càng chân thực, đây vẫn luôn là công cụ giải trí cực kỳ hữu ích không chỉ cho trẻ em. Thay vì ra ngoài tham gia những trò chơi yêu cầu vận động nhiều và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thì chơi game điện tử vừa mang lại sự hứng thú vừa an toàn.
Sở dĩ khi trẻ chơi game thường cảm thấy giảm stress và hưng phấn, bởi khi chơi game cơ thể sẽ kích hoạt giải phóng ra một chất hoá học trong não được gọi là Dopamine. Loại chất dẫn truyền thần kinh này có tác dụng giúp tạo nên sự vui vẻ, động lực và hứng thú.
Rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề
Các nghiên cứu cho thấy những người chơi game có xu hướng hành động có khả năng phản xạ rất nhanh. Những trò chơi này yêu cầu các thao tác phối hợp giữa tay và mắt phải kịp thời để xử lý lại với các tình huống xảy ra, việc giao lưu với những người bạn thông qua trò chơi còn là cơ hội để các đối thủ thử sức và cùng nhau rèn luyện.
Đồng thời, trong game thường có sự xuất hiện của các tình huống bất ngờ theo nhiều cấp độ khác nhau. Việc đối mặt với những thử thách này tạo nên cơ hội để bé rèn luyện kỹ năng sống xử lý tình huống tốt hơn, giúp con có thêm nhiều kinh nghiệm. Vì trò chơi chỉ mang lại những kết quả ảo, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày nên nếu bé có lựa chọn sai hay giải quyết vấn đề chưa tốt cũng không sao cả. Ngược lại bé còn có thể rút ra được kinh nghiệm và thử sức với nhiều tình huống khác nhau để áp dụng được cách tốt nhất. Ví dụ khi con tham gia trò chơi nhập vai và đòi hỏi phải đưa ra những sự lựa chọn hợp lý để quyết định số phận của nhân vật, nếu lần đầu tiên bé đưa ra sự lựa chọn chưa được tốt dẫn đến thua trong trò chơi, bé có thể thử lại với sự lựa chọn khác để thắng.
Giao lưu - kết bạn
Ngoài mang lại niềm vui dựa vào nội dung, trò chơi điện tử còn là một thế giới thu nhỏ, là môi trường để bé làm quen với những người bạn mới. Hiện nay các trò chơi online có chức năng tạo cơ hội để giao lưu và trò chuyện rất phát triển. Phổ biến nhất hiện nay là các trò chơi MOBA như Liên minh huyền thoại.
Thông qua kết nối mạng internet, bé sẽ có cơ hội trò chuyện với những người chơi khác, vừa giúp bé có cơ hội quen biết thêm nhiều người bạn ở khắp mọi miền đất nước, thậm chí là ở nước ngoài. Ngoài ra bé còn có cơ hội rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt ngôn ngữ, học cách truyền đạt mong muốn của bản thân cũng như rèn tính tự tin cho trẻ khi gặp người lạ.
Tuy nhiên có một điều ba mẹ cần lưu ý chính là phải quan tâm và kiểm soát những đối tượng mà bé làm quen trên mạng. Không tránh khỏi trường hợp có một số kẻ có ý đồ xấu, tìm cách lợi dụng hoặc hãm hại bé như đánh cắp thông tin, lợi dụng hình ảnh, lừa đảo, đe doạ,…
Xem thêm: Tác hại của nghiện game - Những nguy cơ không thể bỏ lơ
Gắn kết gia đình
Như chúng ta đã biết, yếu tố để gắn kết mọi người nói chung và gia đình nói riêng chính là tham gia các hoạt động chung. Nếu không có nhiều điểm giống nhau thì hãy tạo ra những hoạt động để cả gia đình cùng tham gia, chơi game là một trong số đó.
Thông thường chúng ta thấy những gia đình có tần suất vui chơi cùng nhau nhiều sẽ có mối quan hệ rất tốt đẹp. Đây là cơ hội để các thành viên có cơ hội tiếp xúc với nhau nhiều hơn, được cùng nhau làm việc và trò chuyện để thấu hiểu và tạo nên sự thân thiết.
Trong đời sống hiện nay, người lớn dễ bị cuốn vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, ít có thời gian chăm lo cho con cái, gia đình, đôi khi khiến trẻ rất tủi thân và tự ti. Ba mẹ hãy cố gắng một tuần chơi game cũng con từ 2-3 lần tuỳ vào điều kiện công việc mỗi người. Thời gian có thể từ 15- 60 phút và nên chọn những trò có đông thành viên có thể chơi chung như Nông trại, Mario, Minecraft,… Khi chơi game, ba mẹ cũng có cơ hội trò chuyện, tìm hiểu về các sở thích và chia sẻ nhiều điều với con cái hơn.
Đánh thức khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm
Chơi game cùng bạn bè sẽ vui hơn và đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ đồng đội để dễ dàng giành được chiến thắng. Đây cũng là cách giúp trẻ có cơ hội làm quen với khả năng lãnh đạo và biết cách làm việc cùng đội nhóm hiệu quả.
Trong một tổ chức, để thống nhất được ý kiến và làm cho các thành viên đồng lòng là một điều khá khó khăn dành cho nhóm trưởng. Nếu có thể lãnh đạo tốt trong một tổ chức nhỏ sẽ làm tiền để cho bé phát triển khi ở lớp học và khi đi làm. Ví dụ như khi chơi game Liên minh huyền thoại, một người đội trưởng sẽ thống nhất cách chiến đấu, phân chia tuyến đường, thời gian tấn công của các thành viên hợp lý, mang lại chiến thắng cho toàn đội.
Lãnh đạo và làm việc nhóm là 2 kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Ở trên lớp học, việc chia nhóm học tập, thuyết trình xảy ra rất thường xuyên, nếu bé cứ nhút nhát thì sẽ không nhận được kết quả tốt mà thậm chí càng ngày càng tự ti. Chính vì thế ba mẹ nên cho bé làm quen với môi trường làm việc chung rèn sự tự tin, hòa hợp khi làm việc nhóm và góp phần trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi.
Xem thêm: Phát huy tiềm năng với kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non
Truyền cảm hứng học tập và khám phá
Ngoài mục đích giải trí, chơi game còn mang đến sự hỗ trợ tốt cho việc khám phá và học tập của con. Một số trò chơi có phần phụ đề tiếng Anh hoặc thậm chí hoàn toàn bằng tiếng Anh, đòi hỏi bé phải tìm hiểu các từ vựng cơ bản để có thể tiếp xúc được với game đó. Chơi game thường xuyên giúp cho vốn từ vựng của con được mở rộng hơn, thêm vào đó khả năng ghi nhớ cũng được cải thiện. Đôi khi cùng một từ mới nhưng khi học trên lớp nhiều lần bé vẫn không nhớ, nhưng khi gặp trong game 2-3 lần là bé có thể tiếp thu ngay.
Trong một số trò chơi, các nhà sản xuất còn lồng ghép thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực khác như hội hoạ, âm nhạc, khoa học, lịch sử, thời trang, toán học,… Những thể loại game này giúp bé tiếp thu thêm kiến thức, trau dồi kỹ năng đọc và phát triển tư duy. Một số trò chơi có liên quan đến các lĩnh vực khác mà phụ huynh có thể tham khảo như Trò chơi thời trang, Battlefield, 7554,…
Ngoài ra, game về các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, tennis,… cũng đặc biệt được ưa thích bởi những đứa trẻ đam mê thể thao và vận động.
Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh
Các trò chơi đa phần đều có những yếu tố ganh đua để tăng tính hấp dẫn và thúc đẩy sự cố gắng của mỗi người chơi. Nhờ có sự cạnh tranh này, các bé sẽ có động lực cố gắng hơn, thực hiện mong muốn thi đấu để xem xét khả năng của bản thân và giành chiến thắng. Sự cạnh tranh lành mạnh trong game thể hiện rõ nhất ở các bảng xếp hạng thành tích. Thông qua kết quả của các vòng chơi, những điểm số bé đạt được sẽ được công bố thành một danh sách để mọi người cùng tham khảo và cố gắng dành được vị trí cao hơn.
Điều này còn giúp bé tạo thành một thói quen, sự mạnh dạn và ý chí quyết tâm để giành được những thứ tốt hơn trong cuộc sống. Nếu bé không có cơ hội cạnh tranh lành mạnh sẽ khiến con quá rụt rè, chỉ biết chấp nhận số phận bỏ lỡ đi nhiều cơ hội.
Xem thêm: Trẻ nhút nhát thiếu tự tin - Cùng bố mẹ khám phá TẤT TẦN TẬT
Rèn luyện tư duy logic
Việc chơi game không chỉ mang lại niềm vui mà còn tạo tiền đề để bé học được nhiều kỹ năng mới, rèn luyện được tư duy logic. Những trò chơi điện tử còn mang đến cơ hội rèn luyện tư duy logic cho trẻ. Nhiều trò chơi yêu cầu sự suy luận, tính toán và tư duy như Brain test, Gorogoa (giải đố), Ma sói, Cờ vua,…
Các nhiệm vụ tìm cách giải câu đố, đưa ra đáp án chính xác yêu cầu trẻ phải vận dụng tư duy để suy nghĩ khá nhiều, phân tích và phán đoán nhanh chóng lý do, hướng đi của đối thủ để có thể đưa ra ý kiến chính xác nhất. Việc dành thời gian nhiều để chơi các trò tư duy mang lại lợi ích rất lớn cho trẻ, vì thế những loại game này cần được ba mẹ khuyến khích cho con chơi.
Phát huy khả năng quan sát
Một tác dụng của việc chơi game đặc biệt đến từ các dòng game trinh thám, chiến đấu, so sánh sự khác biệt chính là tăng cường khả năng quan sát. Khi tham gia những trò này đòi hỏi người chơi phải có sự quan sát, tập trung cao độ để phát hiện ra những thứ cần tìm, khả năng tập trung và khả năng phân tích vấn đề. Ví dụ khi chơi Bubg, bé phải chơi theo team và cần có sự quan sát cẩn thận để phát hiện tình hình địch và kịp thời hỗ trợ đồng đội.
Điều này còn có tác dụng trong cuộc sống hằng ngày như giúp bé có sự quan sát tình hình tốt hơn, nắm bắt vấn đề nhanh chóng, trở nên tỉ mỉ để tránh được những sự cố bất ngờ.
Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ - Không đơn giản là NHÌN
Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo
Một nghiên cứu đã chứng minh việc chơi game phù hợp với độ tuổi sẽ giúp bé phát triển tư duy và khơi nguồn sáng tạo. Để phát huy khả năng này, các bé nên chơi những trò chơi tư duy, yêu cầu sự nhanh nhẹn và óc quan sát tinh tế để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức của bé, mang đến sự phát triển cần thiết cho não bộ. Một số trò chơi giúp phát triển tư duy, tăng cường sự sáng tạo mà trẻ em thích thú nhất thường là Brain out, Sudoku, Vẽ tranh, Tập tô màu,… Ba mẹ nên cho bé chơi những trò chơi có lợi cho sự phát triển của con thay vì những trò chơi chỉ mang đến sự vui nhộn, giải trí thông thường.
Rèn luyện sự kiên trì
Để giành chiến thắng trong một trò chơi điện tử không phải là một điều đơn giản. Các nhà sản xuất game sáng tạo ra những thử thách, những câu đố để làm tăng độ khó và sự hấp dẫn cho game. Người chơi cần kiên trì, bình tĩnh, tính toán một cách tỉ mỉ để có thể đạt thành tích cao nhất. Thực hiện hết các thử thách mà trò chơi đưa ra sẽ rèn cho trẻ tính kiên trì để giải quyết các khó khăn trong trò chơi.
Việc chơi game sẽ chỉ có hại khi người chơi không thể kiểm soát bản thân và thiếu nhận thức về giá trị của việc chơi game. Ba mẹ không nên cấm hoàn toàn việc chơi điện tử với con mà nên hỗ trợ, quản lý thời gian chơi hợp lý và cần có sự kiểm soát để tránh bé lâm vào tệ nạn nghiện game. Và chính bố mẹ cũng cần có sự nhìn nhận đúng đắn về lợi ích của việc chơi game để có phương pháp giáo dục con phù hợp.
Nếu bé đang rơi vào tình trạng nghiện game, hay bố mẹ đang bối rối khi quản lý việc chơi game của con thì khoá học KidUP từ UPO sẽ là “điểm đến” tuyệt vời cho bé!
KidUP hướng đến phương pháp giáo dục khai phóng cho các bé trong độ tuổi từ 6 - 9, không chỉ đào tạo các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử ở môi trường trường học, gia đình,… khoá học còn hướng đến xây dựng tư duy tự thức - giúp trẻ tự nhận thức và tự khám phá tiềm năng của bản thân. Nghiện game sẽ không còn là mối lo nữa khi chính trẻ là người nhận thức được lợi - hại của việc chơi game và xây dựng tính tự giác trong học tập, làm việc, giải trí.
Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY