>>> Có thể bạn quan tâm: Người dùng hãy cảnh giác với các hình thức lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản
Token là gì?
Mã Token là một dạng chữ ký điện tử hay chữ ký số được mã hóa thành những con số trên các thiết bị chuyên biệt. Số Token thường được tạo ra là dạng mã OTP - là loại mã sử dụng một lần và được tạo ngẫu nhiên trong mỗi lần giao dịch.
Các doanh nghiệp thường sử dụng mã Token trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch online. Bạn có thể xem đây là một loại mật khẩu bắt buộc và cần phải nhập để xác nhận giao dịch và bảo mật thông tin. Khi đã cung cấp mã Token đồng nghĩa với việc khách hàng đã xác nhận ký kết hợp đồng giao dịch mà không cần thêm giấy tờ chứng minh nào. Số Token có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký của bạn.
Mã Token được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực liên quan đến giao dịch tài chính online, chẳng hạn như ngân hàng, cơ quan thuế, Facebook, Zalo, các ứng dụng giao đồ ăn,...
>>> Tham khảo thêm:
- Nên làm thẻ ngân hàng nào? Miễn phí làm thẻ ATM, giao dịch tốt
- Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng? Quy định luật 2024
- Cách rút tiền bằng mã QR không cần thẻ nhanh chóng, tiện lợi
Có bao nhiêu loại mã Token?
Phân loại mã Token theo hình thức
Soft token
Là một phần mềm bảo mật được cài đặt sẵn trên thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng,… của bạn và phần mềm này sẽ cung cấp mã Token cho bạn mỗi khi giao dịch. Loại mã này giúp bảo vệ tài khoản và các thông tin cá nhân quan trọng bằng cách yêu cầu người dùng nhập mã xác thực để truy cập tài khoản hoặc tiến hành các giao dịch cần tính bảo mật cao. Để tăng cường an toàn, soft token thường được dùng kết hợp với các phương thức bảo mật khác, chẳng hạn như mật khẩu, nhằm đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của quá trình xác thực thông tin.
Hard token
Là một thiết bị vật lý được thiết kế nhỏ gọn giống như một chiếc USB. Người dùng có thể dễ dàng mang theo bất cứ đâu mỗi khi cần thực hiện giao dịch. Bằng cách chỉ cần chạm vào nút trên thiết bị, mã Token sẽ hiện ra, hỗ trợ người dùng truy cập vào hệ thống hoặc thực hiện các giao dịch nhạy cảm. Các loại hard token phổ biến bao gồm thẻ thông minh, USB token và thiết bị tạo mật khẩu một lần (OTP). So với mật khẩu truyền thống, hard token được đánh giá là phương pháp bảo mật cao hơn, giúp bảo vệ an toàn thông tin cho người dùng.
Phân loại theo tính năng sử dụng của mã Token
Utility Token - Token tiện ích
Utility Token là một loại mã token phát hành trên nền tảng blockchain, được tạo ra nhằm phục vụ cho một dự án với các mục tiêu và tính năng cụ thể như thanh toán, bình chọn, hoặc cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho người dùng trong nền tảng. Ví dụ như Token cho dự án Dock.io có chức năng thanh toán, bình chọn hoặc BNB Token của Binance có chức năng giảm giá chi phí giao dịch,... Utility Token không chỉ đơn thuần là phương tiện giao dịch, mà còn hỗ trợ bảo mật và xác thực trong hệ thống số của các dự án blockchain.
Security Token
Security Token hay còn được gọi với cái tên Token chứng khoán - là một dạng cổ phiếu điện tử được phát hành dưới dạng Token trong thị trường tài chính. Nhà đầu tư sở hữu Security Token sẽ được hưởng cổ tức dựa trên số cổ phần mà họ sở hữu trong dự án đó. Security Token còn cho phép người dùng được quyền bầu chọn và tham gia quyết định một số công việc chung của dự án. Đây là loại token đặc biệt dành riêng cho lĩnh vực chứng khoán, với vai trò quan trọng trong việc xác nhận quyền sở hữu và phân chia lợi ích.
>>> Xem thêm:
- Khung giờ giao dịch chứng khoán Việt Nam mới nhất, cập nhật 2024
- Đầu tư cổ phiếu là gì? 5 bước đầu tư an toàn cho người mới bắt đầu
- Sàn chứng khoán là gì? Top 4 sàn giao dịch chứng khoán uy tín nhất Việt Nam
Ưu và nhược của số Token bạn cần biết
Ưu điểm khi sử dụng mã Token trong bảo mật giao dịch
Những lợi ích nổi trội khi sử dụng mã Token:
- Bảo mật tuyệt đối: Mỗi mã số Token được cấp ngẫu nhiên, chỉ sử dụng một lần và bị giới hạn về thời gian hữu dụng. Vậy nên dù bạn có bị nhìn trộm thông tin, mật khẩu thì người khác cũng không thể thực hiện các giao dịch bằng tài khoản của bạn.
- Cách sử dụng mã Token đơn giản, nhanh chóng và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
- Thiết bị Token nhỏ gọn, thuận tiện để mang theo bên người.
- Mã Token được sử dụng gần như miễn phí, nếu có tốn phí thì cũng rất thấp, không đáng kể.
- Mã Token giúp rút ngắn thời gian giao dịch trực tuyến
Nhược điểm khi dùng mã Token trong giao dịch tài chính
Tuy nhiên, Token cũng có một số điểm chưa hoàn hảo, đôi khi dẫn đến những phiền phức cho người dùng, chẳng hạn như:
- Một số giao dịch bắt buộc phải có máy Token thì mới thực hiện được, gây bất tiện cho người dùng, đặc biệt khi sử dụng hard token với chi phí mua thiết bị từ 200.000 đến 400.000 đồng tùy nhà cung cấp.
- Mỗi mã Token thường có hiệu lực trong thời gian khá ngắn (trung bình khoảng 60s) gây chướng ngại cho người dùng khi nhập mã.
- Khi dùng thiết bị Token, người sử dụng không nên làm mất hay để quên ở bất cứ nơi nào để tránh ảnh hưởng khi thực hiện giao dịch.
Cách hoạt động của mã Token trong quá trình giao dịch ngân hàng và trong thực tế
Trong lĩnh vực ngân hàng, máy Token và mã Token là vô cùng cần thiết và quan trọng. Khi khách hàng thực hiện giao dịch online, mã OTP chính là phương thức để đảm bảo rằng thông tin khách hàng được bảo mật hoặc dù có bị lộ thì người khác cũng không thể giao dịch thành công. Mã OTP thường được các ngân hàng số cung cấp qua tin nhắn SMS hoặc thiết bị Token của ngân hàng.
Về cách thức hoạt động của máy Token ngân hàng là mỗi thiết bị sẽ được kết nối với một tài khoản ngân hàng. Người dùng sẽ đặt mã PIN cho máy để Token cũng có một lớp mã bảo vệ. Khi người dùng thực hiện mua sắm online, giao dịch chuyển tiền, chuyển khoản hay thanh toán hóa đơn online,.. máy Token sẽ tạo ra một mã xác nhận ngẫu nhiên, ấn vào để lấy mã và cuối cùng bấm xác nhận thì giao dịch mới thực hiện thành công. Hiện nay, máy hard token đang dần bị thay thế bởi soft token và ngày càng ít được sử dụng hơn.
Hầu hết các ngân hàng có E-Banking sẽ có mã OTP gửi qua SMS miễn phí để bảo mật giao dịch cho khách hàng. Đối với máy Token thì chỉ có một vài ngân hàng cung cấp, điển hình như Techcombank, Sacombank, VP Bank, HSBC,...
Ngoài ngành ngân hàng, token còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn, token đóng vai trò như chữ ký số trong các doanh nghiệp, giúp xác thực an toàn trong giao dịch điện tử hoặc ký kết hợp đồng. Trong các hệ thống bảo mật, đặc biệt là nền tảng ngân hàng điện tử, token được sử dụng để bảo vệ và xác thực người dùng một cách hiệu quả.
Ở phạm vi cá nhân, token cũng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thuế, ngân hàng, chứng khoán và nhiều hoạt động tài chính khác, đảm bảo an toàn và tính bảo mật cho người dùng trong các giao dịch trực tuyến.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chuyển tiền qua điện thoại di động không cần thẻ ATM
- 7 Nguyên tắc bảo mật cần ghi nhớ khi dùng ứng dụng chuyển tiền trên điện thoại
- Top 6 app chuyển tiền online miễn phí qua điện thoại
Phân biệt Token và Coin
Tính năng nổi bật: Token và Coin có gì khác?
Coin có thể được xem là một loại tiền tệ. Nó có chức năng giao dịch và lưu trữ giá trị. Bên cạnh đó, coin còn được dùng để hỗ trợ các ứng dụng, hợp đồng thông minh, đặt cược hoặc xác thực giao dịch.
Trong khi đó, Token lại được xem là một dạng tài sản kỹ thuật số, vì vậy có mục đích sử dụng rộng rãi hơn. Ngoài tính năng thanh toán, Token còn có thể dùng để tích điểm, thực hiện nhiều hoạt động trao đổi hay giao dịch khác.
So sánh về thuật toán của Token và Coin
Thuật toán là điểm khác biệt rất rõ giữa Token và coin.
- Coin là đồng tiền điện tử có thể hoạt động một cách đơn lẻ và dựa trên blockchain riêng biệt của nó. Một số coin nổi bật bao gồm Bitcoin và Ethereum, với mỗi đồng coin này sử dụng blockchain riêng để xác thực và ghi lại giao dịch.
- Token để hoạt động được phải dựa trên blockchain của một loại tiền điện tử khác có sẵn. Ví dụ như Token, VEN, TRX,...được tạo ra từ nền tảng Ethereum (chuẩn ERC-20) hoặc Binance Smart Chain (chuẩn BEP-20). Ví dụ, các token như TRX và LINK được xây dựng dựa trên nền tảng Ethereum.
Phí giao dịch của Token và Coin
- Giao dịch với Token phải trả phí cho nền tảng xây dựng của nó, chẳng hạn như phí gas trên mạng Ethereum.
- Giao dịch với coin không tốn phí, vì chúng hoạt động trực tiếp trên blockchain riêng của chúng và không cần trả phí cho một bên thứ ba.
Sự khác biệt trong ví lưu trữ cho Token và Coin
- Một ví chỉ lưu trữ được một loại coin.
- Một ví có thể lưu trữ nhiều Token nếu chúng được xây dựng trên cùng một nền tảng blockchain.
Nguy cơ đối mặt với tấn công 51%
- Token thường ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công do được xây dựng trên nền tảng blockchain có sẵn, vốn đã có lớp bảo mật riêng.
- Trong khi đó, coin có thể dễ dàng gặp phải loại tấn công này nếu blockchain nền tảng chưa đủ mạnh, khiến toàn hệ thống dễ bị kiểm soát.
Những câu hỏi khác về Token
Để lộ mã Token thì có bị gì không?
Mã Token có thể nói là lớp bảo mật cuối cùng trong các cuộc giao dịch của bạn. Chỉ cần có thông tin tài khoản và mã Token là đối tượng xấu đã có thể dễ dàng truy cập và thực hiện các thao tác trên tài khoản của bạn. Vì thế, mã Token phải được bảo mật tuyệt đối.
Mua mã Token ở đâu an toàn và uy tín?
Khách hàng có thể mua mã Token từ các đại lý Token của FPT, VIETTEL, BKAV, VINA, CK, SAFE-CA,...Đây đều là những nhà cung cấp được phép cung cấp mã Token cho người dùng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bài viết trên đây của Zalopay đã giúp bạn trả lời câu hỏi mã Token là gì, những ưu nhược điểm khi sử dụng và cách hoạt động của mã Token. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!