Bạn đã từng nghe đến khái niệm “đáo hạn không quay vòng” chưa? Nếu chưa, bạn có tò mò liệu nó có ảnh hưởng gì đến khoản vay và hoạt động tiết kiệm của mình hay không? Đừng lo, bài viết dưới đây của DNSE sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Đáo hạn không quay vòng là gì?
Phương thức đáo hạn không quay vòng là khi hết kỳ hạn, khách hàng cần tới ngân hàng làm thủ tục tất toán, rút cả gốc lẫn lãi và không tiếp tục gửi nữa.
Với phương thức này, khách hàng cần nhớ rõ ngày kết thúc kỳ hạn để làm thủ tục.
Điều kiện đáo hạn không quay vòng
Dưới đây là những điều kiện chính cần thỏa mãn để bạn có thể thực hiện việc gửi tiết kiệm theo phương thức đáo hạn không quay vòng tại các ngân hàng:
- Khách hàng có sẵn tài khoản gửi tiết kiệm hoặc đang có khoản vay tại ngân hàng và đến hạn thanh toán.
- Khách hàng nằm trong độ tuổi từ 20 - 65 và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật quy định.
- Khách hàng không có lịch sử nợ xấu, nguồn thu nhập ổn định (đáo hạn vay vốn).
- Khách hàng có hộ khẩu/KT3 tại những khu vực có chi nhánh của ngân hàng.
- Nếu đáo hạn khoản vay, bạn cần có tài sản cầm cố để ngân hàng đánh giá giá trị tài sản và đưa ra quyết định hỗ trợ số vốn đáo hạn.
Thủ tục hồ sơ đáo hạn không quay vòng
Đối với phương thức đáo hạn không quay vòng gốc gửi tiết kiệm, thủ tục vô cùng đơn giản. Khi đến hạn, bạn chỉ cần mang sổ đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn.
Các yêu cầu về hồ sơ có thể khác nhau tùy theo từng ngân hàng. Nhưng nhìn chung, nếu đáo hạn, bạn sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản như:
- Hợp đồng khoản vay cũ (đối với trường hợp bạn muốn đáo hạn khoản vay).
- Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu/sổ hộ khẩu, vẫn còn hạn sử dụng và phải là giấy tờ chính chủ.
- Hồ sơ chứng minh tài chính, chẳng hạn như hợp đồng lao động, bản sao kê lương. Đối với doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị thêm giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính,…
- Hồ sơ thế chấp: nếu áp dụng, có thể là sổ đỏ, giấy đăng ký xe, hoặc các tài sản thế chấp khác.
Việc chuẩn bị đầy đủ tài liệu và tuân thủ các thủ tục giúp quá trình đáo hạn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Cách tính lãi suất phương thức đáo hạn không quay vòng
Đáo hạn tiết kiệm
Có hai trường hợp sẽ xảy ra khi khách hàng đáo hạn không quay vòng:
- Trường hợp 1: Nếu rút toàn bộ vào ngày đáo hạn của kỳ hạn gửi, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cố định theo kỳ hạn đã thỏa thuận trước đó.
- Trường hợp 2: Trong trường hợp tiền gửi tiết kiệm đã quá ngày đáo hạn, tiền lãi của kỳ trước sẽ được tự động cộng dồn vào tiền gốc và tiếp tục chuyển sang kỳ hạn mới.
Khi đó, số tiền lãi được tính như sau:
Số tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày gửi thực tế/365
Ví dụ: Anh A gửi 500 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, với mức lãi suất 6.5%/năm. Đến ngày đáo hạn, lãi suất được hưởng là: 500.000.000 đồng x 6.5% x 365/365 = 32.500.000 đồng.
Khi đến kỳ hạn mà khách hàng chưa tất toán, số tiền lãi này sẽ được cộng vào số vốn 500 triệu, sau đó khoản tiền này sẽ được coi là tiền gốc mới và bắt đầu quay vòng sang kỳ hạn mới (kỳ hạn 12 tháng).Trường hợp khách hàng muốn tất toán sổ tiết kiệm sớm hơn thời gian đáo hạn trong sổ, thì lãi suất ngân hàng sẽ tính theo mức gửi không kỳ hạn. Theo đó, số ngày hưởng lãi sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hạn đến ngày bạn tất toán.
Đáo hạn vay vốn
Rất nhiều khách hàng không có đủ tiền để thanh toán toàn bộ số tiền đã vay cho ngân hàng. Trong trường hợp này, một lựa chọn thông thường là sử dụng phương thức đáo hạn để có thời gian bổ sung cho việc trả nợ. Lãi suất cho khoản vay đáo hạn sẽ được quy định tùy thuộc vào ngân hàng cụ thể mà bạn đang giao dịch.
Công thức tính: Khoản phí = Số dư nợ x lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365
Ví dụ: Anh B vay ngân hàng 200 triệu/năm, đáo hạn với lãi suất 7%/năm thì hàng tháng phải trả là:
Lãi vay = (200 triệu * 7%/năm * số ngày vay thực tế 31 ngày): 365 Ngày= 1.189.000 đồng/tháng
Những lưu ý khi đáo hạn ngân hàng
Để đảm bảo lợi ích tối đa, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau khi thực hiện đáo hạn ngân hàng không quay vòng vốn.
- Chú ý thời gian đáo hạn: Nếu bạn muốn tiếp tục gửi tiết kiệm sau khi đáo hạn, bạn cần thực hiện tất toán số tiền tiết kiệm hiện tại trước. Sau đó, mới có thể bắt đầu thủ tục gửi tiết kiệm mới.
- Chọn hình thức gửi hợp lý: Nếu bạn muốn tích lũy, hãy chọn kỳ hạn dài (thường khoảng 1 năm), để đạt được lãi suất tốt nhất. Còn nếu cần sự linh hoạt, nên chọn thời gian ngắn hơn, để quản lý tài chính một cách hiệu quả.
- Lựa chọn địa chỉ gửi tiết kiệm an toàn: Hãy ưu tiên gửi tiết kiệm tại các ngân hàng lớn thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước, để đảm bảo an toàn và minh bạch trong quá trình giao dịch.
- Bảo quản sổ tiết kiệm: Tránh mất mát, rách hay hư hỏng. Sổ tiết kiệm giúp xác nhận số tiền bạn đã gửi. Khi đến thời điểm đáo hạn, nếu không có sổ tiết kiệm, thủ tục sẽ không thể được tiến hành.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến phương thức đáo hạn không quay vòng. Hy vọng rằng bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Đừng quên tiếp tục theo dõi DNSE để cập nhật thêm kiến thức mới nhé!