Thông thường, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để SEO các nội dung trên đa nền tảng gần với từ khóa tìm kiếm của người dùng. Một cách khác để tạo hiệu quả tiếp thị được biết đến với tên gọi Paid Search, nhằm tiêu tốn ít thời gian hơn, tuy nhiên bạn cần trả phí để thương hiệu của mình nằm trong khoảng chú ý đầu tiên của người dùng. Trong bài viết này, EQVN sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát và chi tiết về Paid Search, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Paid Search trong chiến lược Digital Marketing.
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!
Paid Search hay còn gọi là Tìm kiếm có trả phí, là một loại chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cho phép các công ty trả phí cho các công cụ tìm kiếm để trang web (landing page) của họ có thứ hạng cao hơn trên kết quả hiển thị của các nền tảng tìm kiếm, với mục tiêu thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website.
Paid Search bao gồm các hình thức thanh toán khác nhau, bao gồm CPC (viết tắt của Cost Per Click: chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột), CPM (viết tắt của Cost Per Mille: chi phí trên mỗi nghìn lượt hiển thị), và CPA (viết tắt của Cost Per Action: chi phí cho mỗi lần hành động).
Ngoài ra, vì PPC (Pay Per Click) là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường, gắn liền với CPC nên thường được nhiều nhà marketer sử dụng thuật ngữ này thay thế khi nhắc đến Paid Search.
Các doanh nghiệp sẽ đặt giá thầu cho các cụm từ hoặc từ khóa có liên quan đến công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Những người trả giá cao nhất có thể có thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm.
Các công ty có thể đính kèm số điện thoại hoặc liên kết những trang web khác đến website hoặc trang landing page của họ. Vị trí quảng cáo của bạn trên các kết quả tìm kiếm có thể được xác định bởi tác động của các tiện ích mở rộng quảng cáo này.
Google sẽ đánh giá và chỉ định Điểm chất lượng (Quality Score) cho quảng cáo, đồng thời đánh giá mức độ hữu ích và phù hợp của các trang đích (landing page) mà doanh nghiệp bạn có.
Việc lựa chọn và sử dụng từ khóa trong quảng cáo cũng như tần suất sử dụng có thể xác định thứ hạng trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Với Organic Search, bạn có thể cải thiện vị trí thứ hạng website trên bảng kết quả tìm kiếm bằng cách cải thiện những thông tin trên website cho phù hợp với những chuẩn mực của Google. Tuy nhiên, đối với Paid Search, trang web của bạn sẽ luôn được hiển thị ở những vị trí đầu tiên và cao nhất, tùy thuộc vào giá đấu thầu mà bạn sẵn sàng chi trả để có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Với lợi thế về vị trí hiển thị, Paid Search mang lại những vai trò quan trọng như sau:
Với lợi thế hiển thị ở đầu bảng kết quả hiển thị của các công cụ tìm kiếm, khả năng người truy vấn nhìn thấy trang web của bạn và nhấn vào truy cập là rất cao. Vì vậy, Paid Search đặc biệt phù hợp với những website mới thành lập, những website có khả năng cạnh tranh thấp so với các website khác sở hữu độ uy tín của tên miền cao. Với Paid Search, website của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với người truy vấn và thôi thúc họ truy cập và tìm hiểu trang web một cách nhanh chóng.
Thông thường, người dùng sẽ không thích xem quảng cáo, hay bị hối thúc mua hàng. Tuy nhiên, với Paid Search, khi khách hàng nhấp chuột vào những kết quả được quảng cáo thì đa số là họ đã có ý định sẽ mua hàng. Đây là những đối tượng cực kỳ tiềm năng mà có tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng thật sự rất lớn. Vì vậy, với những kết quả được sử dụng hình thức Paid Search, bạn có thể hoàn toàn tin rằng, người dùng không chỉ truy cập vào trang web tìm hiểu mà ý định mua hàng cũng rất lớn.
Với Paid Search, người dùng có thể thấy được bạn đang trả phí để có được vị trí tốt trên thanh công cụ tìm kiếm, thế nhưng việc này không hề gây ra ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Thông thường, các công cụ tìm kiếm thường có nhiều yêu cầu đối với việc xếp hạng các quảng cáo trả phí. Việc này nhằm đảm bảo kết quả hiển thị với người dùng là những trang web uy tín và đáng tin cậy. Không những vậy, đối với những thương hiệu đang cần tăng cường tầm ảnh hưởng thì Paid Search là chiến lược cần phải triển khai để nhanh chóng chiếm được vị trí tốt nhất.
Hơn 90% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu với công cụ tìm kiếm, dẫn đến khoảng 3,5 tỷ lượt tìm kiếm hàng ngày - và đó là khi chỉ tính trên nền tảng Google. Vì vậy, Paid Search có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chiến lược tiếp cận người dùng, giúp bạn tăng lưu lượng truy cập một cách đáng kể trong giai đoạn đầu của chiến lược Digital Marketing.
Nghiên cứu từ khóa có thể giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng và những người tìm kiếm trên thị trường dịch vụ hoặc sản phẩm của họ. Ví dụ: nếu một công ty thực phẩm tốt cho sức khỏe nhắm mục tiêu cụm từ khóa như “đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe” và sử dụng Paid Search (quảng cáo tìm kiếm có trả phí) cho từ khóa đó, thì họ có nhiều khả năng tiếp cận những khách hàng đang tìm kiếm đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe hơn là những người truy vấn chỉ muốn tìm hiểu về chế độ ăn lành mạnh.
Từ lập luận trên, có thể nhận thấy rằng Paid Search giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu với chính xác nhu cầu mà họ cần. Điều bạn cần làm là đặt giá thầu phù hợp với ngân sách và mục tiêu của bạn để có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh với đối thủ khác.
Với tìm kiếm có trả phí, bạn có quyền kiểm soát cách chi tiêu ngân sách quảng cáo của mình. Bạn có thể chi một khoản tiền cho một mẫu quảng cáo ngoài trời, nhưng bạn không có bất kỳ quyền kiểm soát nào đối với những người chỉ lướt qua mẫu quảng cáo đó hoặc nếu họ có bất kỳ nhu cầu nào đối với dịch vụ của bạn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng ngân sách đó để quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu của bạn bằng hình thức Paid Search, tiếp cận những người đang tích cực tìm kiếm các dịch vụ và sản phẩm tương tự với lĩnh vực của bạn một cách trực tuyến.
Hầu hết các công cụ tìm kiếm hiện nay triển khai Paid Search bằng cách sử dụng định dạng đặt giá thầu, nên thị trường sẽ quyết định giá của quảng cáo. Nếu bạn đặt giá thầu tối đa cho một từ khóa là 4 đô la và giá thầu cao nhất tiếp theo chỉ là 2 đô la, bạn sẽ chỉ phải trả 2,01 đô la để có được thứ hạng website cao hơn. Các doanh nghiệp thường sẽ trả ít hơn giá chào mua tối đa của họ và có thể tùy chọn thay đổi giá thầu của họ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, Paid Search là một lựa chọn tuyệt vời cho mọi công ty từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn trên toàn thế giới.
Có thể mất một lượng thời gian đáng kể để xem kết quả từ chiến lược SEO, nhưng với Paid Search, các doanh nghiệp có thể thấy kết quả đo lường tức thì, từ kết quả lúc vừa triển khai quảng cáo cho đến kết quả sau khi kết thúc chiến dịch.
Các chiến lược nhắm mục tiêu của Paid Search lọc ra những người tiêu dùng cần được kích thích để hành động mua hàng và chủ yếu tiếp cận những người đang tìm kiếm các nhu cầu cụ thể. Điều này dẫn đến hành trình của khách hàng ngắn hơn và nhắm đến nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm của bạn hơn.
CPC là viết tắt của Cost Per Click, nghĩa là giá mỗi lần nhấp chuột. Hình thức này áp dụng cho cả quảng cáo Paid Search và quảng cáo hiển thị hình ảnh (gồm GDN, Google Shopping,…).
CPC thường dễ bị nhầm lẫn với PPC (Pay Per Click). Trong khi CPC là chi phí phải trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo, PPC lại nói về hình thức trả phí mỗi khi nhấp chuột.
CPM là viết tắt của Cost Per Mille, nghĩa là giá mỗi một nghìn lần hiển thị. Không giống như CPC, đây là mô hình quảng cáo dựa trên số lượng người xem quảng cáo (được gọi là “số lần hiển thị”) bất kể có bao nhiêu người thực sự nhấp vào quảng cáo đó. Mô hình này hoạt động tốt nhất cho các công ty nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu hơn là tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp.
PPC là viết tắt của Pay Per Click, là mô hình tìm kiếm có trả phí phổ biến nhất và thường được sử dụng để chỉ tìm kiếm có trả phí nói chung. Như đã đề cập ở trên, PPC liên quan mật thiết đến CPC, do đó, hai hình thức này rất dễ bị lẫn lộn.
Nếu người dùng tìm kiếm “bếp điện” trên Google, trang kết quả của công cụ tìm kiếm sẽ trả về như sau:
Như bạn có thể thấy, kết quả tìm kiếm có trả phí nằm trong băng chuyền (carousel) ở trên cùng, được đánh dấu bằng cụm từ “Quảng cáo”. Đây là Quảng cáo danh sách sản phẩm (Product Listing Ads, viết tắt là PLA), thường được gọi là Quảng cáo Mua sắm của Google (Google Shopping) - là một dạng quảng cáo PPC được hiển thị khi người dùng tìm kiếm sản phẩm trên Google.
SEM là viết tắt của Search Engine Marketing, là thuật ngữ bao gồm SEO và PPC, là hình thức Marketing và tối ưu trên các công cụ tìm kiếm. SEM đúng cách sẽ thúc đẩy khả năng hiển thị trong các công cụ tìm kiếm bằng cách đạt được thứ hạng cao hơn trong SERPS (các trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc vị trí hàng đầu cho các vị trí đặt quảng cáo.
Nhiều cuộc khảo sát cũng đã phát hiện ra rằng chỉ 49% người có thể phân biệt một cách rõ ràng những hiệu quả tối ưu khi sử dụng Paid Search. Vì vậy, nếu bạn có đủ vốn đầu tư, đây là cách nhanh nhất để đưa thương hiệu lên vị trí đầu tiên. Nếu bạn biết cách đưa ra mức giá tốt nhất so với đối thủ, bạn có thể thiết lập chiến dịch Paid Search trong vòng chưa đầy một giờ và xuất hiện ngay lập tức trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, có ngân sách tiếp thị eo hẹp hoặc đơn giản là chưa muốn nhảy vào cuộc chiến với các đối thủ cạnh tranh lớn, bạn vẫn có thể đạt được những bước tiến đáng kể với Organic Search. Để hiểu rõ hơn về hai loại chiến lược tiếp thị này, hãy tìm hiểu thông qua khóa học Google SEO và khóa học Google Ads của EQVN.
Hoặc bạn sẽ tối ưu thời gian hơn, tăng cường quy mô hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, thông qua khóa học Chuyên viên Digital Marketing. Là một trong những chương trình đào tạo chuyên nghiệp và bài bản nhất về Digital Marketing tại Việt Nam. Khóa học bao gồm hàng loạt các công cụ Digital Marketing tại thị trường Việt Nam với nội dung dễ hiểu giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả vào thực tế sau 3 tháng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Những điều cần biết về quảng cáo từ khóa (Google Search Ads)
Google Merchant Center Là Gì? Tất Tần Tật Về Google Merchant Center
Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Google Merchant Trong Google Shopping
:
Link nội dung: https://brightschool.edu.vn/paid-search-la-gi-a11091.html