Trong câu nói quen thuộc “I would like to drink a cup of tea” (Tôi muốn uống một tách trà), bạn có thể thấy động từ “uống” sau “would like to” được viết ở dạng nguyên mẫu “drink”. Vậy, cũng là động từ “uống” này, nhưng nếu được chia ở quá khứ sẽ có dạng như thế nào? Liệu bạn có thể áp dụng quy tắc thêm đuôi “-ed” để cấu tạo nên quá khứ của “drink” không? Hãy cùng FLYER giải đáp hết những thắc mắc trên thông qua bài viết này nhé!
1. “Drink” nghĩa là gì?
Động từ “drink” trong tiếng Anh có thể đóng vai trò là nội động từ hoặc ngoại động từ trong câu, dùng để mô tả hành động “nuốt/tiêu thụ một loại chất lỏng nào đó”, gọi chung là “uống”.
Ví dụ:
Đặc biệt, nếu “drink” đứng một mình và không kèm theo danh từ chỉ cụ thể tên đồ uống, bạn có thể hiểu nghĩa của “drink” lúc này là “uống đồ uống có cồn (rượu, bia,…)”.
Ví dụ:
- My father doesn’t drink.
= My father doesn’t drink alcohol.
Bố của tôi không uống rượu.
- Don’t drink and drive.
= Don’t drive after drinking alcohol.
Không lái xe sau khi uống rượu.
“Drink” phát âm là /drɪŋk/. Dưới đây là audio cách phát âm cho bạn tham khảo:
2. Quá khứ của “drink” là gì?
“Drink” là một động từ bất quy tắc. Do đó, bạn không thể thêm đuôi “-ed” vào sau “drink” để cấu tạo nên động từ dạng quá khứ, mà cần thay đổi cấu trúc của động từ này dựa theo bảng động từ bất quy tắc.
Dựa vào cột 2 và cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc, bạn có thể thấy quá khứ của “drink” được viết là:
- “drank” ở dạng quá khứ đơn
- “drunk” ở dạng quá khứ phân từ
Quá khứ của “drink”
Phát âm
Ví dụ
Drank
https://flyer.vn/wp-content/uploads/2023/04/drank.mp3He drank a lot at the party last night.
Anh ấy đã uống rất nhiều trong bữa tiệc tối qua.
Drunk
https://flyer.vn/wp-content/uploads/2023/04/drunk.mp3Have you ever drunk this soft drink?
Bạn đã bao giờ uống loại nước ngọt này chưa?
Quá khứ của “drink” là gì?
2.1. Cách dùng dạng quá khứ đơn của “drink”
Áp dụng theo đúng các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, dạng quá khứ đơn của động từ “drink” sẽ được dùng trong một số cấu trúc quen thuộc như:
- Trong thì quá khứ đơn (câu khẳng định)
- Trong câu điều kiện loại 2 (mệnh đề “If”)
- Trong một số cấu trúc câu giả định cho hiện tại
2.1.1. Trong thì quá khứ đơn
Để nói chung về một “hành động uống đã từng diễn ra”, bạn có thể sử dụng mẫu câu ở thì quá khứ đơn với “drink” được biến đổi thành “drank”.
S + drank + …
Ví dụ:
- He has a stomach ache because he drank too much soda.
Anh ấy bị đau bụng vì anh ấy đã uống quá nhiều nước soda.
- Tom drank some wine at the party last night. So he couldn’t drive by himself.
Tom đã uống một ít rượu trong bữa tiệc tối qua. Vì vậy, anh ấy không thể tự lái xe.
2.1.2. Trong câu điều kiện loại 2
Trong mệnh đề “If” của câu điều kiện loại 2, động từ “drink” sẽ luôn được chia ở dạng quá khứ đơn “drank”, diễn tả “hành động uống trái với thực tế ở hiện tại”.
If + S1 + drank …, S2 + would (not) + V-inf …
Trong đó:
- V-inf là động từ dạng nguyên thể
Ví dụ:
- If you drank fewer soft drinks, you wouldn’t have to go to the doctor.
Nếu bạn uống ít nước ngọt hơn, bạn đã không phải đến gặp bác sĩ.
Xem thêm: Câu điều kiện: 5 phút nắm trọn cấu trúc, cách dùng, kèm ví dụ
2.1.3. Trong các câu giả định cho hiện tại
Bạn cũng có thể dùng “drank” trong các cấu trúc câu giả định để bày tỏ một mong ước, mong muốn nào đó cho hiện tại.
Xem thêm: Câu giả định: Tưởng khó mà cực dễ với cẩm nang chi tiết này!
2.2. Cách dùng dạng quá khứ phân từ của “drink”
So với dạng quá khứ đơn “drank”, dạng quá khứ phân từ “drunk” được sử dụng trong nhiều trường hợp hơn, cơ bản nhất có thể kể đến như:
- Trong các thì hoàn thành đơn
- Trong câu điều kiện loại 3 (cả mệnh đề chính và mệnh đề “If”)
- Trong câu giả định cho quá khứ
- Trong câu bị động
- Trong câu rút gọn mệnh đề quan hệ
2.2.1. Trong các thì hoàn thành
Dạng quá khứ phân từ “drunk” trong các thì hoàn thành cũng được dùng để nói về một “hành động uống nào đó đã từng diễn ra” hoặc “đã kết thúc trước một hành động khác ở hiện tại/quá khứ/tương lai”.
2.2.2. Trong câu điều kiện loại 3
Vì trong câu điều kiện loại 3, động từ của cả mệnh đề chính và mệnh đề “If” đều được chia ở dạng quá khứ phân từ. Do đó, bạn cần chú ý đổi “drink” thành “drunk” nếu sử dụng động từ này ở một trong hai vế của cấu trúc câu điều kiện loại 3.
If + S1 + had + drunk…, S2 + would (not) + have + Ved/3
If + S2 + had + Ved/3…, S2 + would (not) + have + drunk…
Trong đó:
- Ved/3 là động từ dạng quá khứ phân từ.
Ví dụ:
- If you had drunk that cup of coffee, you would not have slept well.
Nếu bạn uống tách cà phê đó, bạn đã không ngủ ngon rồi.
- If you had remembered what the doctor told you, you would not have drunk that glass of milk.
Nếu bạn nhớ những lời bác sĩ dặn, bạn đã không uống cốc sữa đó.
2.2.3. Trong câu giả định cho quá khứ
Dạng quá khứ phân từ của “drink” cũng có thể được dùng trong câu biểu đạt một mong ước/mong muốn nào đó cho quá khứ.
2.2.4. Trong câu bị động
“Drunk” trong câu bị động được dùng để nhấn mạnh “món đồ uống đã được tiêu thụ/bị uống mất bởi một đối tượng nào đó”.
S + be + drunk + (by O) …
Trong đó:
- “Be” là động từ “tobe” được chia ở các thì thích hợp
- “O” là tân ngữ, “by O” có thể có hoặc không
Ví dụ:
- My glass of orange juice on the kitchen counter was drunk by Tim.
Ly nước cam của tôi trên quầy bếp đã bị Tim uống mất rồi.
2.2.5. Trong câu rút gọn của mệnh đề quan hệ
Mệnh đề bắt đầu bằng các đại từ quan hệ như “who, whom, which, that, whose”, mang thông tin bổ sung và làm rõ hơn đối tượng được nhắc đến trước đó trong mệnh đề chính, là một mệnh đề quan hệ.
Trong một số trường hợp, các mệnh đề quan hệ này sẽ được rút gọn để giúp câu trở nên gọn gàng hơn. Một trong các cách rút gọn mệnh đề quan hệ phổ biến, áp dụng cho mệnh đề quan hệ ở dạng bị động, đó là: lược bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ, chỉ giữ lại động từ Ved/3.
Hãy cùng FLYER phân tích câu có chứa mệnh đề quan hệ dạng bị động với động từ phân từ “drunk” sau để hiểu rõ hơn về cách áp dụng này bạn nhé:
Ví dụ:
- The bottle of milk, which was drunk by Tim, had expired.
= The bottle of milk drunk by Tim had expired.
Chai sữa mà Tim uống đã hết hạn sử dụng.
=> Trong câu đầy đủ, “which was drunk by Tim” là mệnh đề quan hệ dùng để nhấn mạnh chai sữa được nhắc đến là “chai sữa Tim đã uống”. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ “which was”, chỉ giữ lại “drunk by Tim” là đã đủ để người nghe hiểu được ý bạn muốn diễn đạt.
3. Một số cách dùng khác của “drunk”
Ngoài được dùng như dạng quá khứ phân từ của “drink”, “drunk” còn đóng vai trò là một tính từ. Ngoài ra, “drunk” cũng xuất hiện trong một số câu thành ngữ dùng để miêu tả tình trạng say xỉn của ai đó. Cụ thể ra sao, hãy cùng đọc tiếp bài viết bạn nhé!
3.1. “Drunk” là tính từ
Khi là tính từ, “drunk” được dùng để miêu tả “trạng thái mơ hồ, không tỉnh táo của ai đó vì đã uống quá say”.
Ví dụ:
- You are clearly too drunk to drive.
Bạn rõ ràng là đã quá say để có thể lái xe.
- I met a drunk man on my way here.
Tôi đã gặp một người đàn ông say rượu trên đường đến đây.
- He got drunk on three glasses of beer.
Anh ấy đã say sau khi uống 3 cốc bia.
3.2. Các thành ngữ với “drunk”
Bên cạnh dạng tính từ nêu trên, bạn cũng có thể sử dụng một số thành ngữ với “drunk” sau đây để nhấn mạnh các trạng thái say xỉn như rất say, say mèm, say khướt…
4. Bài tập “quá khứ của drink”
5. Tổng kết
Tóm lại, “drink” không được thêm đuôi “-ed” khi ở dạng quá khứ, mà sẽ được chuyển đổi thành hai từ sau đây theo bảng động từ bất quy tắc:
- “Drank” ở dạng quá khứ đơn
- “Drunk” ở dạng quá khứ phân từ
Để không mắc phải nhầm lẫn khi sử dụng 2 dạng quá khứ của “drink”, bạn đừng quên ghé qua Phòng luyện thi ảo FLYER mỗi ngày để ôn tập lý thuyết và hoàn thiện các bài tập minh họa đi kèm nhé. Chúc bạn học tốt!
Xem thêm:
- Quá khứ của “lose”: Cách dùng ở hai dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ (+ ví dụ)
- Gợi ý chi tiết cách dùng các dạng quá khứ của “buy” (kèm ví dụ minh họa)
- Quá khứ của “break” là gì? Cụ thể các cách chia động từ “break” ở dạng quá khứ