Tính từ là gì trong tiếng Việt?
Để biết cách sử dụng loại từ này, trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ khái niệm tính từ là gì? Tính từ là những từ dùng để miêu tả màu sắc, trạng thái, hình dáng của người, sự vật hay hiện tượng thiên nhiên. Tính từ còn là những từ dùng để miêu tả tâm trạng, cảm xúc của sự vật và con người. Khi kết hợp tính từ với các từ ngữ khác sẽ tạo nên cụm tính từ.
Ví dụ: xanh, đỏ, tím, vàng, buồn, vui, to, nhỏ,...
Vị trí và chức năng của tính từ trong tiếng Việt
Khi đã nắm rõ khái niệm tính từ là gì, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra được vị trí của tính từ trong câu và có vai trò, chức năng như thế nào.
Vị trí của tính từ
Tính từ trong tiếng Việt có vị trí không cố định, thay đổi theo ngữ cảnh. Chúng ta thường thấy tính từ đứng sau danh từ và động từ. Cũng có khi tính từ lại đóng vai trò làm chủ ngữ và đứng ở đầu câu. Đối với trường hợp này, sau tính từ sẽ là vị ngữ.
Ví dụ:
Đi nhanh
=> Trong đó, tính từ “nhanh” bổ sung ý nghĩa cho từ đi bộ.
Hoa tươi
=> Trong đó, tính từ "tươi" bổ sung ý nghĩa cho từ Hoa.
Ngoài ra, tính từ sẽ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh như: hãy, đừng,… Nó chỉ có thể kết hợp được với các phó từ như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn…
Ví dụ: đã từng xinh đẹp, vẫn ồn ào, không xấu,
Chức năng của tính từ
Khi tìm hiểu về tính từ là gì trong tiếng Việt, ta sẽ thấy tính từ có vai trò rất quan trọng trong cả văn học hay giao tiếp đời sống hàng ngày. Vậy hiểu một cách đơn giản thì chức năng của tính từ là gì?
Tính từ thường được kết hợp với danh từ và động từ để bổ sung ý nghĩa về tính chất, mức độ và đặc điểm cho danh từ. Đồng thời, khi sử dụng tính từ trong câu còn giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến, góp phần giúp cho cách diễn đạt trở nên linh hoạt hơn.
Ví dụ: “Chiếc áo này rất đẹp” => tính từ “đẹp” bổ sung ý nghĩa cho danh từ “chiếc áo”.
Các loại tính từ trong tiếng Việt
Bên cạnh việc quan tâm đến khái niệm tính từ là gì tiếng Việt, chúng ta cần nắm được các loại khác nhau để biết cách phân biệt. Theo đó, tính từ trong tiếng Việt được phân chia thành 5 loại cụ thể như sau:
Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là loại tính từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Việt. Tính từ chỉ đặc điểm được dùng để mô tả đặc điểm cả bên trong lẫn bên ngoài của con người, sự vật, hiện tượng hay bất kỳ thứ gì có thể so sánh chất lượng được.
Dấu hiệu của tính từ chỉ đặc điểm cụ thể là:
Là đặc điểm ngoại hình của sự vật, hiện tượng mà chúng ta có thể nhận biết thông qua các giác như: thị giác, xúc giác, vị giác,...) về màu sắc, hình dáng, hay âm thanh. Ví dụ: cao, thấp, rộng, hẹp, gầy, nâu, đen, tím,...
Là đặc điểm về tâm lý, tính cách, cảm xúc của con người. Độ bền, giá trị, của một đồ vật nào đó.
Tính từ chỉ tính chất
Trái ngược với tính từ chỉ đặc điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bên ngoài, tính từ chỉ tính chất biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, sự việc, hiện tượng đó. Hay có thể hiểu rằng, những tính từ này được dùng để miêu tả đặc điểm bên trong mà chúng ta không thể dùng các giác quan để cảm nhận mà cần dùng suy luận, suy diễn ra.
Đặc điểm của tính từ chỉ tính chất là: Từ hình dáng bên ngoài và kiến thức mà chúng ta thu thập được để phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận về chất lượng bên trong sự vật, sự việc hay hiện tượng đó.
Ví dụ: hư, ngoan, xấu, nông cạn, sâu sắc,...
Tính từ chỉ trạng thái
Trạng thái là trạng thái tạm thời hay trạng thái tự nhiên của sự vật, con người nào đó. Tính từ chỉ trạng thái là từ chỉ sự thay đổi trạng thái của con người, sự vật, hiện tượng trong một thời gian nào đó mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt.
Ví dụ: vui, buồn, đau, ốm, yên tĩnh, ồn ào, hôn mê, …
Tính từ tự thân
Tính từ tự thân có nghĩa tự bản thân chúng đã là một tính từ. Ngay cả khi đứng 1 mình thì người đọc vẫn hiểu được đó là một tính từ. Loại tính từ này không cần các từ khác bổ nghĩa cho chúng.
Tác dụng của tính từ tự thân là mô tả màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị,...của sự vật, hiện tượng nào đó.
Các loại tính từ tự thân gồm:
Tính từ chỉ mùi vị: ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, mặn, nhạt, chua, tanh, nồng…
Tính từ chỉ màu sắc: đỏ, vàng, cam, lục, chàm, tím, nâu, đen, trắng, xanh lơ, xanh lam, xanh ngắt, đỏ hoa, đỏ thẫm, nâu đen…
Tính từ chỉ âm thanh: ồn ào, lao xao, lác đác, thánh thót, trầm bổng,…
Tính từ chỉ kích thước: mỏng, dày, dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp…
Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, đông đúc, vắng vẻ, quạnh hiu…
Tính từ chỉ hình dáng: tròn, méo, cong, vuông, thẳng…
Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, hèn mọn, nhỏ mọn, kiên cường, nhút nhát, …
Tính từ chỉ mức độ như: nhanh, chậm, xa, gần…
Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân là loại từ mà bản chất của nó vốn không phải là một tính từ. Tuy nhiên, chúng lại được chuyển loại và được xem và sử dụng như một tính từ khi kết hợp với các loại từ khác như: danh từ, động từ. Còn khi nó đứng một mình thì không có nghĩa là một tính từ.
Ví dụ: Rất nghệ sĩ: (Dùng để nói về phong cách nghệ thuật mang tính đặc trưng của một người nghệ sĩ).
Ba mẹ muốn con có một nền tảng tiếng Việt vững chắc: phát âm chuẩn, viết đúng chính tả, vốn từ vựng khổng lồ, giỏi ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt? Lựa chọn ngay app VMonkey cho con học! Tiếng Việt sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Một số sai lầm bé thường gặp khi học tính từ tiếng Việt
Qua các phần chia sẻ về khái niệm tính từ là gì? Vị trí, chức năng và phân loại của tính từ ở trên chúng ta có thể thấy kiến thức bài học này không quá khó. Tuy nhiên vẫn rất khó có thể tránh khỏi sự nhầm lẫn trong quá trình làm bài tập. Dưới đây là một số lỗi thường gặp ở trẻ nhỏ khi mới học về tính từ mà ba mẹ cần lưu ý để hướng dẫn lại giúp con học tốt hơn.
Không nhận diện được đâu là tính từ.
Nhầm lẫn tính từ và các dạng từ khác.
Sử dụng tính từ sai vị trí trong câu.
Không biết cách chia tính từ tùy vào danh từ đi kèm.
Không biết cách sử dụng tính từ so sánh (so sánh hơn, so sánh nhất).
Sử dụng tính từ không chính xác, không phù hợp với ý nghĩa của câu.
Không biết cách đặt tính từ trong câu để tạo ra sự tường thuật, miêu tả, hoặc nhận xét.
Có thể nói, xảy ra lỗi khi làm bài tập về tính từ là điều khó tránh khỏi. Cách khắc phục hiệu quả nhất chính là cần nắm chắc kiến thức, rèn luyện thực hành nhiều để củng cố lại kiến thức và kỹ năng làm bài của mình.
Phương pháp giúp bé học tốt tính từ trong tiếng Việt
Để tránh các sai lầm khi làm bài tập về tính từ, ba mẹ có thể giúp con học tốt hơn nhờ các phương pháp sau đây:
Cho bé học và luyện tập tiếng Việt với ứng dụng VMonkey
VMonkey được biết đến là một ứng dụng học tiếng Việt online dành cho trẻ có độ tuổi từ mầm non đến tiểu học. Nội dung các bài học được bám sát chương trình GDPT mới, với đầy đủ cấp độ từ dễ đến khó, phù hợp với lứa tuổi và trình độ của trẻ nhỏ.
Để giúp trẻ củng cố kiến thức về từ loại, đặc biệt là tính từ, VMonkey cung cấp tới 112 bài học vần. Trong đó gồm các hoạt động như: Nghe truyện, Nhận diện, Phân biệt, Tập tô, Tìm từ/tiếng, Tạo từ/tiếng, Đánh vần, Tạo câu. Thông qua đó, trẻ không chỉ ghi nhớ mặt chữ, biết cách đánh vần, phát âm chuẩn mà còn được hướng dẫn đặt câu theo đúng ngữ pháp.
Bên cạnh đó còn có cả một kho tàng truyện tranh tương tác được chọn lọc kỹ càng, mang tính giáo dục nhân văn cao. Những bài học này sẽ giúp trẻ tích lũy thêm vốn từ vựng phong phú hơn, bao gồm cả các tính từ. Đồng thời giúp cho trẻ phát triển tốt kỹ năng đọc hiểu và trí tuệ cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn.
Một điều đáng nói khác là app VMonkey ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua hình ảnh, video minh họa sinh động, sắc nét, âm thanh sống động, giống với thực tế và kết hợp cùng các trò chơi trí tuệ vô cùng thú vị. Điều này giúp kích thích trẻ hứng thú với việc học và có khả năng ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
Bởi vậy, các chuyên gia đầu ngành giáo dục luôn khuyến khích ba mẹ nên kết hợp cho trẻ học ứng dụng VMonkey song song với việc học trên lớp để xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc hơn. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin khi học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời hơn trong tương lai.
Hãy nhanh tay tải app VMonkey và đăng ký gói học ngay TẠI ĐÂY ba mẹ nhé! Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay qua số hotline 1900 63 60 52 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ Fanpage Monkey Việt Nam.
Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.
Nắm chắc kiến thức về tính từ là gì
Với bất kỳ môn học nào cũng vậy, để làm được bài tập thì điều quan trọng đầu tiên chúng ta cần làm là nắm vững kiến thức lý thuyết. Trước khi đi vào giải các bài tập thì ba mẹ nên kiểm tra xem con đã hiểu và ghi nhớ khái niệm tính từ là gì hay chưa? Tính từ gồm những loại nào, có vị trí và chức năng gì,... Bởi nếu không nắm rõ những kiến thức này thì bé sẽ không thể nào nhận biết, phân loại được tính từ, dẫn đến giải sai bài tập.
Thường xuyên rèn luyện giải các bài tập về tính từ
Sau khi bé đã ghi nhớ và nắm chắc được kiến thức về tính từ là gì, ba mẹ nên kết hợp cho con thực hành giải các bài tập nhiều hơn. Đó có thể là các bài tập trong SGK, sách bài tập, sách nâng cao hay kể cả là một số đề thi sưu tầm trên mạng,...
Đây chính là cách giúp trẻ củng cố lại kiến thức chắc chắn hơn và rèn luyện kỹ năng làm bài thật tốt. Từ đó sẽ hỗ trợ cho quá trình học tập môn tiếng Việt trên lớp hiệu quả và khả năng giao tiếp của trẻ cũng ngày càng tốt lên.
Một số bài tập, đề thi liên quan đến tính từ cho bé luyện tập
Ngoài các bài tập có sẵn trong SGK, ba mẹ có thể cho trẻ luyện tập với một số bài dưới đây để củng cố lại kiến thức về tính từ được tốt hơn. Cụ thể:
Bài 1: Tìm tính từ trong các đoạn văn đã cho dưới đây:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Theo Võ Nguyên Giáp
b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
Theo Bùi Hiển
Hướng dẫn trả lời:
Các đoạn văn trên có những tính từ sau:
a) Gầy gò cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) Quang, sạch, bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
Bài 2: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:
Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Hướng dẫn trả lời:
Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Bài 3: Hãy viết một câu có dùng tính từ
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...).
Hướng dẫn trả lời:
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
Bà nội em đã hơn bảy mươi tuổi mà làn da vẫn còn hồng hào lắm.
Bạn Mai lớp em có làn da trắng hồng.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.
Chị gái của em xinh xắn dễ thương.
Dòng sông quê em xanh biếc.
Bài 4: Cho các tính từ sau: đỏ, xanh, sáng, tối, lạnh. Trả lời các câu hỏi dưới đây:
a) Đó là các tính từ thuộc nhóm tính từ gì?
b) Hãy kết hợp thêm tiếng ở trước hoặc sau các tính từ đó để tạo thành các tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ.
Hướng dẫn trả lời:
a) Đó là các tính từ thuộc nhóm chỉ tính chất
b) đỏ thắm, xanh rì, sáng chói, tối om, lạnh ngắt
Bài 5: Em hãy tìm các tính từ trong đoạn văn dưới đây:
Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
Hướng dẫn trả lời:
Các tính từ trong đoạn văn trên gồm: lợi hại, phanh phách, gãy rạp, ngắn, hủn hoẳn, dài, kín, phành phạch, giòn giã, rung rinh, màu nâu, bóng mỡ, ưa nhìn.
Bài 6. Em hãy tìm các tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn … vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.
b. Bác Hai là người thợ xây … nhất vùng này.
c. Mùa xuân về, cây cối trở nên … hơn hắn, ai cũng mừng vui.
d. Dòng sông mùa lũ về trở nên …, khiến ai cũng phải dè chừng.
Hướng dẫn trả lời:
a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn kiên cường vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.
b. Bác Hai là người thợ xây giỏi nhất vùng này.
c. Mùa xuân về, cây cối trở nên xanh tươi hơn hắn, ai cũng mừng vui.
d. Dòng sông mùa lũ về trở nên hung dữ, khiến ai cũng phải dè chừng.
Bài 7. Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(trích Cô giáo lớp em)
a. Em hãy tìm các tính từ có trong đoạn thơ trên.
b. Đặt câu ghép với các tính từ vừa tìm được.
Hướng dẫn trả lời:
a. Tính từ: ấm; thơm tho
b. Đặt câu: Chiếc áo mẹ vừa giặt cho em thật là thơm tho.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về khái niệm tính từ là gì, vị trí, chức năng và phân loại của tính từ. Qua đây Monkey hy vọng đã cung cấp những kiến thức bổ ích đến cho các bé và những ai đang học tiếng Việt. Đừng quên theo dõi website monkey.edu.vn để tìm hiểu thêm nhiều bài học khác nhé!
Xem thêm:
- Cách phát âm chữ ư trong bảng chữ cái tiếng Việt đúng chuẩn
- Cách phát âm chữ tr trong bảng chữ cái tiếng Việt đúng chuẩn
- Cách phát âm chữ p trong bảng chữ cái tiếng Việt tránh nhầm lẫn